Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

ĐỀ - ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HK1 LỚP 12 , NH 2020-2021

 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021

              TỔ NGỮ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 12

 

 

 

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

 

 

 

 

 

(Đề gồm 01 trang)

 

 

 

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1 (0,5 điểm).

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm).

Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì? Hãy chỉ ra một “vết đen” trong mỗi con người của anh/chị để từ đó tìm cách khắc phục ?

Câu 3 (0,75 điểm).

Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào ?

Câu 4 (1,0 điểm).

Anh/Chị có đồng ý với lời khuyên của thầy giáo: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”. Vì sao ?

 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

        Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ sau:

 

                             Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

                             Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

                             Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mường Lát hoa về trong đêm hơi

                             Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngửi trời                            

                             Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

                             Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009 , tr.88)

                                         _______________Hết______________

 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021

              TỔ NGỮ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 12

 

 

 

ĐÁP ÁN – THANG ĐỂM

 

 

 

 

 

Đáp án có 2 trang

 

 

 

 

 

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự.   

* Chấm điểm:

-Như đáp án: 0,5 điểm.

-Đáp án khác: 0 điểm.

0,50

2

-Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. (0,5đ)

-Một “vết đen” của bản thân: HS tự chỉ ra 1 sai lầm, hạn chế,…của mình mà không cần giải thích. (0,25đ)

* Chấm điểm: Như đáp án: 0,75 điểm.

0,75

 

3

Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung,…; khi nhìn nhận, đánh giá người khác cần nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, đa chiều.

* Chấm điểm:

-Như đáp án: 0,75 điểm.

-Đáp án khác: trả lời 1 ý: 0,5 điểm

0,75

4

-HS có thể trả lời đồng ý/không đồng ý/hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý (0,25 điểm)

-HS có thể lý giải theo 1 trong 3 hướng như sau: (0,75 điểm)

+ Đồng ý: Vì khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, con người cần thông cảm bỏ qua những thiếu sót, sai lầm nhỏ (vết đen) để nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương.

+ Không đồng ý: Vì những thiếu sót, sai lầm dù nhỏ cũng phải được “chú trọng“, lưu ý; nếu không sẽ dẫn đến thiếu sót, sai lầm lớn.

+ Đồng ý một phần: Kết hợp 2 ý trên.

* Lưu ý: HS lập luận chặt chẽ, thuyết phục mới đạt điểm tối đa phần lý giải. Lập luận chưa rõ ràng, chưa thuyết phục thì chấm 0,5 điểm. Lập luận sợ sài, thiếu thuyết phục thì chấm 0,25 điểm.

1,0

 

II

LÀM VĂN

7,0

 

* Yêu cầu chung:

-Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học.

-Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 

*Giới thiệu khái quát về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

0,5

*Nội dung: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây.

Học sinh cần khai thác những nét đặc sắc về nghệ thuật: cách gieo vần, ngắt nhịp, dùng từ, sử dụng hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, bút pháp, nét riêng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa của Quang Dũng để làm sáng tỏ luận đề.

-Thiên nhiên thơ mộng: (2,0 điểm)

+Hình ảnh sông Mã trong tâm tưởng của thi nhân.

+Cảnh mờ nhòe như tranh lụa Mường Lát hoa về… hoa rừng tỏa hương vương vấn trong đêm sương.

+Cảnh hư ảo như thủy mặc Nhà ai Pha Luông… thung lũng mờ ảo, bản làng nhạt nhòa trong mưa.

-Thiên nhiên hùng vĩ: (2,0 điểm)

+Màn sương Sài Khao mênh mông che kín đoàn quân, trùm phủ núi rừng Sài Khao sương lấp…

+Đèo cao, dốc đứng quanh co, trùng điệp; mây nổi thành cồn; núi cao ngút trời, vực thẳm đổ xuống…Cảnh gân guốc của điêu khắc Dốc lên khúc khuỷu… ngàn thước xuống.

*Đánh giá khái quát nghệ thuật của đoạn thơ: Ngôn ngữ giàu chất họa và nhạc, hình ảnh mĩ lệ hóa, biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp, giọng điệu; Cảm hứng và bút pháp lãng mạn;…(0,5 điểm)

4,5

*Đánh giá chung:

-Bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua nỗi nhớ của Quang Dũng, là cái nền để người lính Tây Tiến xuất hiện.

-Vẻ đẹp thiên nhiên làm nên sức hấp dẫn của thi phẩm Tây Tiến và thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng.

-Bài học hành động: Tình yêu thiên nhiên; bảo vệ cảnh quang, môi trường,…

0,5

d. Sáng tạo:  Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Chuẩn mực.

0,25

 

 

 

ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm

10,0

                    

 

 

-----------------------HẾT-----------------------