Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Phân tích “Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi… nước biển khơi”-GDTX

Phân tích đoạn thơ Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi… con cá ngư ông móng nước biển khơi” của Nguyễn Khoa Điềm.

1. Đất Nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca hiện đại. Trường ca“Mặt đường khát vọng” đă thể hiện suy nghĩ và cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Trường ca được viết ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích sau thể hiện niềm tự hào về lịch sử lâu đời và bờ cõi mênh mông của ĐN ta:
“Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi …
…Nứơc là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi
2. Cũng như tòan chương Đất Nước, đọan trích được viết rất giản dị: lời thơ g̀n với lời nói dân dã trong cuộc sống; câu thơ tự do, có nhịp điệu nhưng không có vần, không giống 1 thể thơ nào thường gặp. Chất liệu thơ lấy từ cuộc sống quen thuộc hoặc từ nguồn văn học dân gian, nhưng ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa về ĐN mình.
ĐN qua những hình ảnh tḥt cụ thể, thân thuộc:
“Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi…
…..ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Câu thơ mở đầu rất đơn giản mà bất kì ai cũng có thể nói được. Nhưng người đọc có thể nghe xôn xao trong câu thơ là niềm tự hào mãnh liệt và lòng biết ơn mênh mông của nhà thơ. ĐN đã có từ hàng ngàn năm trước, là kết quả của bít bao thế hệ với bao nhiêu hi sinh xương máu, nứơc mắt và mồ hôi. Nhà thơ khẳng định ĐN có từ “ngày xửa ngày xưa”-từ thuở đất trời còn hồng hoang- trong những câu chuyện mẹ thường hay kể. Không biết ai là người đầu tiên ăn trầu để rồi họ đẵ tạo ra một tập tục. Nhà thơ thật sâu sắc khi nói đến việc dân mình trồng tre mà đánh giặc trong câu chuyện Thánh Gióng nhổ tre bn đường quật tan giặc Ân. Đúng là nhân dân đã lớn lên trong ý thức chủ quyền ĐN, lớn lên với sức mạnh để bảo vệ sự vẹn tòan của cõi bờ.
Bắt đầu tạo dưng, rồi lớn lên trong khỏang thời gian đằng đẵng mấy nghìn năm, ĐN đã tạo nên biết bao giá trị:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”
Hình ảnh bới tóc sau đầu là nét đẹp tự nhiên của người phụ nữ VN. Nét đẹp ấy góp phần làm nên bản sắc văn hóa dn tợc. Cùng với nét đẹp bn ngoài là vẻ đẹp bên trong:“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Cu thơ gợi nhớ tới câu hát dân gian:Tay bưng đĩa muối chấm gừng- Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Nhắc đến chuyện gừng cay muối mặn là nhắc đến sự vững bền thủy chung trong tình yêu và tình vợ chồng.
Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp:
“Cái kèo cái cột thành tên…………Đất Nước có từ ngày đó”
Cái kèo cái cột là tên gọi những bộ phận trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống VN và ơng cha ta dùng để đặt tên cho con cái mình. Đó là những tên gọi không thể viết bằng tiếng Hán mà hòan tòan VN. Nghĩa là từ xưa, ơng cha ta đã có những tên gọi riêng, mà by giờ chúng ta gọi là tiếng Việt thân yêu. Từ xưa, tở tiên ta đã biết làm nên hạt gạo để có miếng ăn hàng ngày, tạo dựng nên nền văn minh luá nước, nền văn minh sông Hồng.
Không chỉ tự hào về thời gian lâu dài, nhà thơ còn tự hào về không gian mênh mông của ĐN:
“Đất là nơi anh đến trường- Nứơc là nơi em tắm”
Một điều rất thú vị trong tiếng Việt, từ Đất và từ Nước đứng riêng thì chỉ có nghĩa là đất và nước, nhưng khi kết hợp lại thì thành tổ quốc thiêng liêng. Từ kinh nghiệm sống của mình, những người trồng luá nước đã nhận ra đất và nước là 2 yếu tố hàng đầu. Muốn làm nên ĐN, phải có Đất và Nước. Từ thuở ấu thơ, ta đến trường, chân giẫm lên mặt đất thì Đất ấy là đất của ĐN; mỗi dòng nước cho ta tắm mát thì nước ấy là Nứơc của ĐN.
ĐN hiện ra cả trong những điều tưởng chừng như hòan tòan riêng tư, như lời hẹn hò:
“ĐN là nơi ta hò hẹn - ĐN là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Nơi hò hẹn là nơi của riêng ta, nhưng nếu không có đất, thì cuộc hẹn hò biết hò hẹn ở đâu? Chiếc khăn vắt trên vai, vì nỗi nhớ thương mà rơi xuống đất, nhưng nếu không có đất, thì chiếc khăn có chỗ nào để rơi.
ĐN c̣n là giang sơn yêu quư qua làn điệu dân ca trữ tùnh:
“ Đất là nơi “con chim phượng hòang bay về hòn núi bạc” - Nứơc là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Hòn núi bạc là nơi cuối cùng của đất. “Nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi” là nơi tận cùng của biển. Đứng trên mặt đất này, nhìn khắp xung quanh, nơi nào cũng là đất và nước của ta. Hai câu thơ như được nhà thơ lấy nguyên từ câu hát ru em xứ Huế, những cảm nhận cụ thể trong những câu hát kia cũng không kém tầm cao vời vợi.
3. Đọan thơ viết rất giản dị, nhưng thật ra bên trong lớp vỏ ngôn ngữ giản dị là nội dung sâu xa, mỗi câu thơ là 1 phát hiện của nhà thơ về đất nước, có hiểu thấu đáo nội dung ấy thì mới thấy được giá trị của đọan thơ. Nhà thơ vận dụng các chất liệu văn hóa dân gian, từ ca dao, dân ca đến các truyền thuyết, từ phong tục tập quán của dân tộc qua những h́nh ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.


Phân tích "Trong anh và em hôm nay...làm nên ĐN muôn đời"-GDTX

PT: “Trong anh và em hôm nay…….Làm nên Đất Nước muôn đời...” (Nguyễn Khoa Điềm)
1. NKĐ là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ, cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú. Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy. Đoạn trích:
Trong anh và em hôm nay…….Làm nên Đất Nước muôn đời...”
thể hiện suy nghĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Những suy nghĩ ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả. Do đó, có sức lay động tâm tư người đọc.
2. Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
Trong anh và em hôm nay-Đều có một phần Đất Nước
Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đôi mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Đó là nơi ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày...Song, cái mới ở khổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con người, Đất Nước ở trong ta : Trong anh và em ... Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Đất Nước là máu xương của mình. Đó là nhận thức mới về đất nước. Nhận thức ấy được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở cuối khổ này (từng cá nhân phải làm gì cho đất nước)
Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:
Khi hai đứa cầm tay……..Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hoà, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ hai, tác giả không trực tiếp nói ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước.
Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở tương lai:
Mai này con ta lớn lên……Đến những tháng ngày mơ mộng…
Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân.Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên còn là một khát vọng: Đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa.
Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình…..Làm nên Đất Nước muôn đời...
Câu thơ giàu chất duy lý, trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Những từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hoá thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là máu xương của mình. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có ý nghĩa biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời! Những câu thơ in đậm chất duy lý cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục lòng người.

3. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc. Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ.

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến - GDTX

Phân tích đoạn thơ “Tây Tiến”: “Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi !.... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
1. Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính. Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, nỗi nhớ da diết về núi rừng Tây Bắc được lắng đọng trong 14 câu đầu của bài thơ:
“Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi ! .... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
2. Đơn vị Tây Tiến được thành lập1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên Hà Nội, trong đó có QD. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Đến1948 thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Tây Tiến được sáng tác năm 1948 dựa trên nỗi nhớ của QD về đơn vị cũ nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, da diết.
Hai câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ, nhớ miền Tây, nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã thương yêu:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! - Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ không thể nào nguôi được, nhớ da diết đến quặn lòng, đó là nỗi nhớ “chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ cảm “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Hai chữ “xa rồi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến đối với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài niệm về một thời gian khổ hiện về trong tâm tưởng.
Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoàn binh Tây Tiến từng nếm trải. Các tên bản: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã. Đoàn binh hành quân trong sương mù giữa núi rừng trùng điệp:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, -Mường Lát hoa về trong đêm hơi
               Bao núi cao, dốc thẳng dựng thành phía trước mà các chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua. Các từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đặc tả gian khổ của nẻo đường hành quân chiến đấu: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời!”. Đỉnh núi mù sương cao vút. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó khẳng định quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới. Thiên nhiên xuất hiện như để thử thách lòng người: “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”, hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ -chiến sĩ. Đoàn quân còn đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ.
Thiên nhiên hoang dã qua tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét -Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
               “Chiều chiều” rồi “đêm đêm”, những âm thanh “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, luôn khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng. Quang Dũng lấy ngoại cảnh núi rừng hiểm nguy để tô đậm và khắc họa chí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới. Quang Dũng cũng nói đến sự hy sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”
Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương.
Hai câu cuối đoạn thơ như lời nhắn gửi của một khúc tâm tình, như tiếng hát của một bài ca hoài niệm:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Nhớ ôi!”, đó là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến. Câu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản mường với “cơm lên khói”, với “mùa em thơm nếp xôi” có bao giờ quên? Hai tiếng “mùa em” là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, nó hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ, điệu thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp. Nhớ mùi hương “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, nhớ tình nghĩa, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào Tây Bắc thân yêu.

3. Qua 14 câu thơ, bức tranh thiên nhiên thật hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.Nửa thế hệ đã trôi qua, bài thơ “Tây Tiến của Quang Dũng ngày một thêm sáng giá.

Phân tích đoan 3 Tây Tiến - GDTX

Phân tích: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

1. Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến :
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…..Sông Mã gầm lên khúc độc hành
2. Bài thơ Tây Tiến in trong tập thơ “Mây đầu ô”, sáng tác năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.
Nhớ Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ nhớ núi rừng mà còn nhớ những người đồng đội cùng trèo đèo lội suối, vượt qua muôn ngàn thử thách, vào sinh ra tử. Nhà thơ đã hồi tưởng và vẽ lại bức chân dung của họ với vẻ đẹp đậm chất bi tráng. Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể, khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân.
Người lính ấy phải sống trong điều kiện sinh hoạt, chiến đấu thiếu thốn nên :
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc-Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Hai câu thơ đã đề cập đến một hiện thực, đó là căn bệnh sốt rét hiểm nghèo mà người lính thường mắc phải . Nhà thơ Chính Hữu trong bài Đồng chí cũng đề cập đến căn bệnh này: “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh-Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Quang Dũng trong bài thơ cũng không che giấu những gian khổ, khó khăn, căn bệnh quái ác đó và sự hi sinh lớn lao của người lính Tây Ttiến, nhưng hiện thực nghiệt ngã ấy lại được nhìn qua một tâm hồn lãng mạn. Những cái đầu cạo trọc để thuận lợi cho việc đánh giáp lá cà, nhữnh cái đầu bị rụng tóc, vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua cái nhìn của Quang Dũng lại trở nên oai phong, dữ dằn, lẫm liệt như những con hổ chốn rừng thiêng.
Những người lính ấy một mặt đầy oai hùng, một mặt lại rạo rực tình yêu thương:
“ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới-Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Các chàng trai Tây Tiến với đôi mắt thao thức “trừng” lên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nhưng trái tim vẫn để dành chỗ cho những dáng kiều thơm chốn Hà thành, những người em, những người bạn gái thân thương quê nhà. Quang Dũng với cái nhìn nhiều chiều, đã khắc hoạ chân dung người lính không chỉ ở dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được thế giới nội tâm, tâm hồn mộng mơ lãng mạn, phong phú của họ.
Chiến tranh, mất mát hi sinh là không tránh khỏi.Quang Dũng đã nêu lên hiện thực này không che giấu theo cách riêng của ông :
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ-Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “ biên cương” , “ mồ” , “viễn xứ” , “ chiến trường” kết hợp với từ láy “ rải rác” đã làm giảm nhẹ yếu tố bi thương, làm những đau thương vì mất mát lắng xuống. Điều nổi bật lên là vẻ đẹp lãng mạn của lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến. Cách nói “ chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái khẳng định vẻ đẹp hào hùng của các chàng trai Tây Tiến.
Hai câu thơ:
                        “ Áo bào thay chiếu anh về đát-Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Nhắc đến một sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường hành quân chiến đấu không có đến cả manh chiếu bó thân, qua cái nhìn của Quang Dũng lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng mang dáng dấp của những tráng sĩ oai hùng thuở xưa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Cách nói giảm “ anh về đất” làm vợi đi cái bi thương, rồi cái bi ấy bị lấn át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của sông Mã . Quang Dũng đã mượn âm thanh của dòng sông, của thiên nhiên, của hồn thiêng Tây Bắc để nói lời từ biệt, lời biết ơn ngợi ca đồng đội. Câu thơ mang âm hưởng vừa dữ dội , vừa hào hùng khiến cho sự hi sinh của người lính không hề bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

3. Đoạn thơ có giọng điệu chủ đạo là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội.Với cảm hứng lãng mạn, ngòi bút sắc sảo trên nền hiện thực nghiệt ngã đoạn thơ đã chạm khắc chân dung tập thể những người lính Tây Tiến đậm chất bi tráng. Qua khổ thơ này, QD đã bộc lộ sâu sắc sự gắn bó, ám ảnh, ghi nhớ hình ảnh về đồng đội những ngày gian khổ nơi núi rừng miền tây.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Phân tích: ‘Tây Tiến đòan binh không mọc tóc(đoạn 3)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
‘Tây Tiến đòan binh không mọc tóc
………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

       Tây Tiến là bài thơ độc đáo của ngườI nghệ sĩ tài hoa Quang Dũng được sáng tác năm 1948, sau khi chuyển đến công tác ở đơn vị khác. Bài thơ đựơc viết theo thể hành rắn rỏi, chi có 34 câu nhưng câu nào cũng hay, chẳng có chữ nào thừa. Bài thơ là sự hồi tưởng những kỉ niệm trong kháng chiến của những người lính trẻ hầu hết xuất thân từ Hà Nội, tái hiện khung cảnh núi rừng hoang dã đến những tình cảm thắm thiết của hậu phương lúc dừng quân. Đặc biệt khổ thơ thứ ba trong bài thơ  đă khắc họa sinh động hình ảnh người lính Tây Tiến:
                                       Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                                                             ………….
                                         Sông mã gầm lên khúc độc hành.
       Thật vậy, mở đầu đọan thơ là hình ảnh người lính Tây Tiến hiện ra với dáng vẻ khác thường :
                                          Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                                           Quân xanh màu lá dữ oai hùm
       Đó là người lính “không mọc tóc” và” xanh màu lá”.Chỉ hai chi tiết thôi nhưng tác giả đã tái hiện hình ảnh người lính với hiện thực khốc liêt của bệnh tật. Rừng sâu, nước độc đã tàn phá ngoại hình những chàng trai trẻ đất Hà Thành. Bệnh sốt rét rừng đã khiến cho tóc rụng trọc, da xanh. Nhưng với sức sống của tuổi thanh niên, ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã nắm bắt hiện thực cuôc chiến, tô đậm và phóng đại, hiện lên dáng vẻ người lính đẹp lạ thường. Cũng là bệnh sốt rét rừng ấy nhưng với ngòi bút hiện thực, người lính cùng thời của Chính Hữu có vẻ tiều tụy quá “ anh vớI tôi biết từng cơn ớn lanh, sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” .Còn người lính Tây Tiến thì phủ nhận hiện thực đó. Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da “xanh màu lá” không phải vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núi rừng đó thôi ! Người lính không hề ở trong tư thế  bị động mà trái lại chủ động hiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm”.
   Bên trong ngoại hình ấy là tâm hồn rất mộng mơ:
                               Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                               Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
   Ôm giấc mộng giết giặc cứu nưóc, những chàng trai ấy bỏ lại sau lưng quê hương với biết bao kỉ niệm êm đềm, có người ngoảnh mặc ngăn dòng nứơc mắt, bỏ mặc gia đình với những bóng dáng yêu thương.Họ dấn thân ra biên ải với giấc mộng giết giặc bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc, khát vọng lập chiến công: “ Gửi mộng qua biên giới” với ánh mắt hờn căm, nảy lửa nhìn xuyên không gian như muốn thiêu đốt quân thù: “mắt trừng”. Nhưng đôi mắt ấy chợt dịu lại khi mơ về người con gái thanh lịch Hà thành đã một lần đi qua trong nỗi nhớ của anh :
                                       “ Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm”.
   Cách nhớ không giống Hồng Nguyên  với“ Những người vợ trẻ, mòn chân bên gối gạo canh khuya”( Nhớ). Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến không cụ thể “dáng kiều thơm”.Đó không hẳn là người vợ, người yêu, cũng không hẳn là cô láng giềng ; có thể chỉ là một bóng hồng bất chợt đi qua trong những ngày còn ở  Hà Nội mà thôi.
       Nỗi nhớ của Quang Dũng rất đáng trân trọng vì trong những người lính trẻ thời ấy, mộng và mơ như hòa quyện trong nhau, trong tình yêu đất nước “gửi mộng qua biên giới”có tình cảm riêng tư của mỗi cá  nhân “mơ hà nội dáng kiều thơm”. Câu thơ gợi nhớ đến người lính đánh Pháp năm nào của Nguyễn Đình Thi cũng có cùng cảm xúc “ Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”( Đất nước). Chính tình cảm riêng tư ấy đã chắp cánh cho tình yêu nước của anh. Chính sự hài hòa của mộng và  mơ đã tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ lập nên chiến công hiển hách.
      Hai câu thơ tiếp theo, Quang Dũng đã bộc lộ được ý chí hào hùng của người lính Tây Tiến:
                                                   Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                                 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
   rải rác là thưa thớt, viễn xứ là nơi xa. Quang Dũng không tránh né hiện thực.Nhà thơ tái hiện một không gian lạnh giá, heo hút với hình ảnh trọng tâm òa những nấm mồ hoang của những người con xa xứ ngoài biên ải.
Những hình ảnh nghiệt ngã như thử thách những chàng trai đang phải đối mặt hằng ngày; cái chết không nhiều: “rải rác” nhưng trên vạn nẻo đường hành quân, người lính đi đâu cũng thấy vài ba nấm mồ thấp lè tè qua mưa gió, thời gian của những người lính trẻ xa nhà đã vĩnh viễn nằm lại ngoài biên cương. Các anh cũng chỉ là con người, còn quá trẻ, lòng ham sống sao không khỏi chạnh lòng khi không khỏi nghĩ đến một ngày nào đó mình cũng không về, ...mẹ già, chị yếu, em thơ....còn bao nhiêu hệ lụy của cuôc đời ràng buộc. Có lẽ các anh đã không nén đựơc tiếng thở dài ! Nhưng trót làm trai thời loạn làm sao có thể đặt tình nhà lên trên nợ nước? “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Anh rũ bỏ tất cả, chân lại tiếp tục cùng đồng đội ra chiến trường nhắm thẳng đầu thù để tiêu diệt không hề tiếc nuối “đời xanh”
         Có thể nói, cuộc chiến khốc liêt cùng lam sơn chướng khí đã bào mòn sức khỏe của người trai trẻ đồng bằng, cái gì đến cuối cùng cũng đã đến! Anh vĩnh viễn nằm xuống giữa núi rừng heo hút. Cái chết đã đến, có thể do súng đạn cũng có tểh do bệnh tật thiếu thuốc men “ áo bào thay chiếu anh về đất”. “anh về đất” là biện pháp nói giảm, nói tránh để chỉ cái chết của người lính, không có cách hiểu thứ hai.Nhưng “áo bào thay chiếu anh về đất” là vấn đề có ý kiến không đồng nhất, ( lời thuật chuyện của Trần Lê Văn  kể rằng : ngày ấy mỗi lần người lính ra trận thường đựơc đồng bào địa phương tặng cho chiếc chiếu, sống để đắp , chết bó thây. Và thực tế  đã được nhiều người vận dụng cho rằng : khi nằm xuống người lính chiến không có được cái hòm, chí có chiếc chiếu liệm thân anh mà thôi! Nhưng căn cứ trên câu thơ “áo bào thay chiếu’ thì khi chết người lính không có cả chiếc chiếu để chôn thân, chiếc áo mặc lúc sống là chiếc quan tài che kín thân anh ! hãy nghe Quang Dũng nói “ ngay cả khi nằm xuống, người tử sĩ không có cả manh chiếu liệm. Nói áo bào thay chiếu là cách nói của người lính chúng tôi, kiểu nói ước lệ.Câu thơ trên đây để an ủi những đồng chí của mình ngã xuống giữa rừng.” Như thế đã rõ những người lính chúng ta đã dâng hiến đời mình cho dân tộc đẹp đến chừng nào. Khi vĩnh viễn giã từ cụôc sống, không có một tiếng khóc của người thân.Đồng đội cố nén dòng lệ phân li để giữ vững tinh thần, chỉ có dòng sông Mã thay lời nước non đang gầm lên tiễn đưa người con ưu tú của dân tộc về với đất mẹ. Khúc điều văn bi tráng của sông Mã đã nâng hình ảnh người lính lên tầm vóc núi sông, ngang tầm với trời đất.

      Tóm lại, trong số những bài thơ viết về người lính năm 1948 như Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu.....thì Tây Tiến của Quang Dũng nói nhiều đến sự hi sinh.Tác gỉa không ngần ngại nói đến cái chết của người lính ở chiến trường, ở rừng sâu nước độc, ở biên giới Tây Bắc, cái chết vì súng đạn, cái chết vì bệnh tật, thiếu thốn....nhưng đoạn thơ và cả bài thơ vẫn không hề gây cảm giac bi lụy. Chỉ có 8 câu nhưng Quang Dũng đã dựng lên đươc một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến hào hoa, dũng cảm. Nhà thơ đã tái hiện được hiện thực bi hùng trong niềm cảm hứng lãng mạn dạt dào.

Phân tích: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! (doan 1)

Anh /chị hãy phân tích đọan thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
………………
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Bài làm tham khảo
       Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng : làm thơ, viết văn, vẽ tranh và sọan nhạc.Dù ở thể lọai nào, ông đều có những đóng góp đáng kể.Tây Tiến là một trong những bài thơ tài hoa của ông.Bài thơ được ra đời vào cuối năm 1948 khi nhà thơ chia tay với đơn vị cũ là đòan quân Tây Tiến .Có thể nói, Tây Tiến là một nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một miền quê Tây Bắc và về người chiến sĩ Tây Tiến một thời “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Đặc biệt là đọan thơ sau đây :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
………………
   Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
là sự thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về con đường hành quân gian khổ của những người chiến sĩ Tây Tiến.
      Tòan đọan có mười bốn câu, được viết theo thể thơ tự do. Mở đầu đọan thơ là hai câu thơ thể hiện một nỗi nhớ của Quang Dũng như bao trùm lên không gian tạo vật và con người  Tây Tiến, Tây Bắc.Đó một nỗi nhớ da diết khôn nguôi về núi rừng, về dòng sông Mã anh hùng :
                                       “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
                                         Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”
   Cách dùng cặp từ láy “chơi vơi” để diễn tả nỗi nhớ của Quang Dũng thật mới lạ,giàu sáng tạo.Bởi lẽ , thông thường ít ai lại nói như vậy.Nhưng đặt trong văn bản thơ tái hiện cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội, gợi lại những kỷ niệm ấm áp “một đi không trở lại” , nỗi nhớ thương như không bám riết vào đâu.Từ đó khái niệm “nhớ chơi vơi” tự nhiên có cơ sở và có sức sống của nó. Một nỗi nhớ không hình, không ảnh , không thể cân đong , đo đếm…nhưng lại da diết và sâu nặng đến vô cùng.Kết cấu câu cảm thán và điệp từ “nhớ có tác dụng cộng hưởng, nhấn mạnh nỗi nhớ.Lời thơ như lời mời gọi và khơi gợi biết bao hoài niệm của một thời đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại hào hùng. Để rồi từ đó, nhà thơ để cho tình cảm của mình trở về với từng kỷ niệm cụ thể.
    Trước hết là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc gắn với các địa danh xa lạ : Sai Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu …làm cho người đọc thêm cái ấn tượng xa ngái, hoang sơ .Thêm vào đó, cách phối hợp thanh bằng, thanh trắc tạo âm hưởng lạ tai, mông lung, vừa tạo cảm giác âu u, kích thích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm cho người đọc :
                                     “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                                       Heo hút cồn mây súng ngửi trời
                                       Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…”
Có thể nói : với tần số thanh trắc xuất hiện dày đặc trong các câu thơ trê, nhà thơ đã giúp cho người đọc cảm nhận một cách cụ thể về những con đường hành quân gian nan , hiểm trở, nhiều đèo nhiều dốc, gập gềnh, khúc khuỷu mà người lính Tây Tiến đã phải đi qua. Đặc biệt nghệ thuật đối ngữ, tương phản “ngàn thức lên cao >< ngàn thước xuống” càng gợi lên cảm giác hiểm trở rợn ngợp cả người về địc thế hiểm trở của một vùng đất Tây Bắc nổi tiếng là rừng thiêng , nước độc .Để rồi đi hết con đường ấy là một viễn cảnh hết sức lãng mạn với “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ như một nét vẽ về hình ảnh của những ngôi nhà sàn ở Pha Luông như đang hiện lên mờ mờ trong sương , trong những làn mưa bụi thật đẹp . Đối lập với những câu thơ tòan thanh trắc ở trên, câu thơ này tòan là thanh bằng như trải ra , như chạy dài trong trí tưởng tượng về một khung cảnh thanh bình và thơ mộng . Đó chính là sự khám phá nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của Quang Dũng.
    Trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hũng vĩ và dữ dội ấy, là hình của những người chiến sĩ Tây Tiến .Họ hiện lên thật oai phong lẫm liệt với hình ảnh “súng ngửi trời”.Một hình ảnh vừa gợi vẻ đẹp oai hùng vừa gợi  chút tinh nghịch, nên thơ. Đặc biệt, trên con đường hành quân gia khổ ấy, đã không ít những người chiến sĩ trẻ đã nằm lại :
                                          “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
                                          Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
 Ở đây, Quang Dũng không hề nói đến từ “chết”, mà chỉ nói “không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”.Cách nói này làm cho sự hy sinh của người lính bi mà không lụy ; bi mà tráng, bi mà hùng.Từ đó, sự hy sinh của người lính mang vẻ mỹ học sâu sắc.
     Đặc biệt ở cuối đọan thơ, nhà thơ bộc bạch nỗi nhớ Tây Tiến bằng hai câu :
                                        “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
                                         Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
 Hai câu thơ ngân lên như tiếng hát của một bài ca hoài niệm vừa ngọt ngào, vừa bâng khuâng, tha thiết.Hai tiếng “nhờ ôi” không những thể hiện tình cảm thủy chung mà còn là niỗi nhớ cồn cào , nhớ mênh mang như một tiếng vang bật lên từ cõi nhớ.
      Tóm lại, đây là một trong những đọan trích hay nhất của bài thơ Tây Tiến.Đọan thơ có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng -mạn. Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện các kỹ thuật tạo hình , hội họa, điện ảnh, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.Phải là một cây bút tài hoa mới có được những vần thơ nghệ thuật đến như vậy.Qua đọan thơ, Quang Dũng đã giúp ta có dịp cảm nhận được vẻ độc đáo của nùi rừng Tây Bắc, cảm nhận sâu sắc về sự gian khổ và vẻ đẹp hào hùng của đòan quân Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp .Từ đó để lại trong ta những tình cảm yêu kính và ngưỡng mộ với thế hệ cha anh đi trước.                                                

Bình giảng: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy... (đoạn 2)

Anh /chị hãy bình giảng đọan thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.
   “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                            Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
------------------------
           Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng : làm thơ, viết văn, vẽ tranh và sọan nhạc.Dù ở thể lọai nào, ông đều có những đóng góp đáng kể.Tây Tiến là một trong những bài thơ tài hoa của ông.Bài thơ được ra đời vào cuối năm 1948 khi nhà thơ chia tay với đơn vị cũ là đòan quân Tây Tiến .Có thể nói, Tây Tiến là một nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một miền quê Tây Bắc và về người chiến sĩ Tây Tiến một thời “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Đọan thơ sau đây :
    “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                                               Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
 Có nhớ dáng người trên độc mộc
  Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
   Là một trong những đọan thơ trong Tây Tiến thể hiện cung bậc về nỗi nhớ của nhà thơ về Tây Bắc gắn với kỷ niệm khó quên về một vùng quê Châu Mộc đầy thơ mộng và sương khói.
        Thật vậy, sau cảm hứng bi tráng về cuộc hành trình đầy gian nan , vất vả nhưng cũng rất đỗi tự hào của các chiến binh Tây Tiến, bài thơ khơi gợi những kỷ niệm tha thiết yêu thương , tươi đẹp của một thời nhà thơ từng gắn bó với đòan quân Tây Tiến.Bên cạnh nét đẹp của núi rừng biên giới với vẻ e ấp của các cô gái trong xiêm áo rực rỡ của những đêm hội đuốc hoa tưng bừng là cảnh sông núi miền Tây Bắc mênh mang, mờ ảo và thơ mộng.Không gian dòng sông trong buổi chiều sương ở Châu Mộc thật lặng lẽ , hoang dại, đậm màu sắc cổ tích và huyền thoại:  
  “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                           Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
  Ở đây, hình ảnh những hoa lau phất phơ dọc theo triền núi, dọc bờ Châu Mộc như có hồn phảng phất trong gió, như quyến luyến, tiễn đưa. Câu thơ mang đậm tâm hồn của một người nghệ sĩ tài hoa Quan Dũng.
  Đặc biệt, nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ là cách thi nhân không tả mà chỉ gợi. Cái “dáng người trên độc mộc” cũng là gợi nhưng vẫn làm rõ cái dịu dàng , uyển chuyển, xinh xắn của những cô gái trên chiếc thuyền độc mộc lao nhanh trên dòng nước lũ đang chảy xiết :
                                    “Có nhớ dáng người trên độc mộc”
  Như hòa hợp vời con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nức lũ.Hoa “đong đưa” chứ không phải là “đung đưa”. “Đong đưa” la đưa qua đảo lại.Còn “đung đưa” là chao đi chao lại một cách nhẹ nhàng trong khỏang không.Đây là bút pháp vửa tả thực vừa tả tình lãng mạn : nước lũ chảy xiết làm cho những bông hoa bên mép suối đung đưa, nhưng thi nhân nhìn thành “đong đưa” như những điệu múa mềm mại của những cô gái đẹp, tài hoa, tình tứ.
     Tóm lại, bốn câu thơ thật đẹp, thật đặc sắc.Nó như một bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá tinh tế , mềm mại, sâu lắng.Từ đó nhà thơ như truyền cía sắc hồn của con người vào cảnh vật. Phải là một nhà thơ  của “Tây Tiến” mới sáng tạo được những vần thơ tài hoa đến như thế! 


“Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến của Quang Dũng”

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bậc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”.Hãy chứng minh nhận định trên.

          Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lĩnh vực nhưng ông đạt được sự thành công nhất ở thơ ca. Thơ ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, nghệ thuật diễn tả hồn nhiên, bình dị, chân thật.Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng.Nỗi bật trong bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
      Trước hết, là cảm hứng lãng mạn của bài thơ thể hịên ở cái tôi tràn đầy tình cảm, xúc cảm. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, thủ pháp cường điệu và phóng đại, đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và tuyệt mĩ.Thiên nhiên miền tây Bắc bộ vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người miền Tây  tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng.Chất lãng mạn được thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sãn sàng xả thân hi sinh tất cả cho lý tưởng dân tộc.
     Bức chân dung người lính Tây Tiến được dệt nên bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tay Bắc với tư thế đẹp, hùng dũng, với nỗi nhớ chơi vơi, heo hút cồn mây súng ngửi trời.Không những vậy,bút pháp lãng mạn còn thể hịên qua âm thanh ghê rợn của thác gầm thét, cop trêu người nhàăm tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng dữ dội, rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp : 
                             “Nhớ ôi Tây Tiến…thơm nếp xôi”.
      Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan : bừng lên hội đuốc hoa với cái nhìn ngơ ngác lẫn cái e ấp tình tứ. Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế( người đi châu mộc…hoa đong đưa). Cảnh như được phủ lên màn sương huyền thọai, da diết hồn của ngàn lau…giống như một bức họa cổ.Hùng vĩ với thơ mộng là cái nhìn riêng của chất thơ lãng mạn Quang Dũng.
        Cùng với cảm hứng lãng mạn là tinh thần bi tráng của bài thơ. Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu,âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng .Người chiến sĩ Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất dù  mất mát, đau buồn .Trên cái nền thiên nhiên tráng lệ, người lính xuất hiện với tâm vóc bi tráng khác thường : không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng qua biên giới…  Các câu tiếp theo nói về sự hi sinh phi thường (rải rác...về đất).
     Hai khổ thơ tạo hình dữ dội, nói lên cái gian khổ tột cùng lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng.Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hòanh tráng. Từ Hán việt  được sử dụng, tạo âm hưởng bi hùng. Câu thơ “Sộng Mã gầm lên khúc độc hành” giống khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ thật dữ dội, bi tráng giữa không gian bát ngát. Tinh thần bi trang do đâu mà có? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân…Đó là cái bi, là hiện thực khốc liêt của cụôc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Đó là nhờ cái “tráng” rất khỏe của thi sĩ đã át đựơc, thắng được cái bi. “Cái tráng” này là của Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng, “môt ra đi là không trở về” như hình mẫu những anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp, lại được luồng gió yêu nước thời đại anh hùng rực lửa lúc bấy giờ thổi vào, nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là ‘bài thơ này đã đựơc khí phách của một thời đại ùa vào, chắp cánh” để cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của bài thơ.
     Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên chất sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, tráng lệ đựơc tác giả hướng hồn thơ ngưỡng vọng vào cả một thế hệ anh hùng - những người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
      Tóm lại, Tây Tiến là bài thơ hay về người lính. Bài thơ góp tiếng nói độc đáo cùng những bài thơ kháng chiến viết về người lính cuả Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi….làm thành mảng đặc sắc trong thơ ca thờ kì kháng chiến chống Pháp.

Nhận xét hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ “Tây Tiến”

Nhận xét về nét đặc sắc của  nghệ thụât, ngôn ngữ, giọng điệu
trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
1. Hình ảnh thơ:
     - Hình ảnh trong bài thơ được sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau, tạo nên những sắc thái thẩm mỹ phong phú. Trong bài thơ có hai hình ảnh chính: thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến, đồng thời cũng còn có hình ảnh về cụôc sống của đồng bào miền Tây gắn với người lính Tây Tiến. Ở mỗi loại hình ảnh có hai dạng chính, tạo nên sắc thái thẩm mỹ phối hợp, bổ sung cho nhau.
     + Thiên nhiên có cái dữ dội, khắc nghiệt, hoang sơ, hùng vĩ:
                    Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
                    Heo hút cồn mây súng ngửi trời
                                         .......
                   Chiều chiều oai linh thác gầm thét
                    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
      
    +Bên cạnh đó, có những hình ảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, ẩn hiện trong sương khói, trong màn mưa, đong đưa bóng hoa: 
                                  Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
                                   Mường Lát hoa về trong đêm hơi...
       Tác giả đã sử dụng nhiều bút pháp để miêu tả, dựng hình ảnh, có khi tả cận cảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao quát khung cảnh rộng, mở ra bức tranh phóng khoáng và hùng vĩ của miền Tây.– hình ảnh con người cũng hiện ra với nhiều sắc thái, chủ yếu là hào hùng và hào hoa.Hào hùng ở ý chí, tư thế hiên ngang, coi thường gian khổ:
                                   Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                                                         ..........
                                   Áo bào thay chiếu anh về đất
       Hào hoa ở tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, đằm thắm tình người và cả những khát khao, mơ mộng:
                                           Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
                                                                      ......
                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
2. Ngôn ngữ thơ : Đặc sắc ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hòa trộn của nhiều sắc thái phong cách với ngôn ngữ những lớp từ vựng đặc trưng.
      + Có thứ ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc cổ kính, chủ yếu miêu tả hình ảnh Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.
      + Có lớp từ ngữ sinh động của tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách người lính.
+ Một nét sáng tạo trong ngôn ngữ là có những kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới : nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng gửi trời, mưa sa khơi...
    - Sử dụng địa danh : tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người; gợi được cẻ hấp dẫn của xứ lạ phương xa.
3.Giọng điệu thơ : Cả bài thơ được bao trùm trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy gợi về những kỉ niệm, những hình ảnh với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, được diễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm xúc.
    - Đọan 1 chủ đạo là gịong tha thiết, bồi hồi, được cất lên thành những tiếng gọi những từ cảm thán.
    - Đọan 2 tái hiện kỉ niện về những đêm liên hoan thắm tình quân dân, giọng điệu chuyển sang hồn nhiên , tươi vui; sau đó bâng khuâng, man mác khi gợi lại một cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ Châu mộc.
    -  Đọan 3 giọng thơ trang trọng bi tráng, tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh cao cả của họ.

    -  Đọan 4 tha thiết bồi hồi….

Cấu trúc nghệ thuật của bài thơ “Tây Tiến”

Cấu trúc nghệ thuật của  bài thơ “Tây Tiến
              - Bài thơ được cấu trúc thành bốn đoạn:
      a. Đoạn 1: ( câu 1- câu 14): qua nỗi nhớ da diết của  tác giả, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong cuôc hành quân gian khổ trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội.
      b. Đoạn 2: ( câu 15- câu 22): những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.
      c. Đoạn 3 ( câu 23- câu 30): khắc họa chân dung người lính Tây Tiến, cảnh chiến đấu và hi sinh bi tráng của họ.
      d. Đoạn 4 ( câu 31- câu 34): gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây Bắc.
          -Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người động đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả trong đoàn quân TâyTiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động.
       - Những hình ảnh trong kí ức được gợi ra không theo một trật tự rõ ràng, có thể xáo trộn thứ tự thời gian, không gian nhưng vẫn theo một trình tự khác- đó là mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. ở đây, cảm xúc hồi tưởng đã lần lượt  tái hiện những hình ảnh như sau:
       + Khởi đầu là hình ảnh những cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa khung cảnh miền Tây hoang sơ, hùng vĩ, bí ẩn.
      + Tiếp đó, nỗi nhớ gợi về những hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ và thơ mộng. Nổi bật trong đó là những hình ảnh thiếu nữ miền Tây trong đêm lửa trại và vẻ đẹp huyền ảo trong sương chiều trên dòng nước lũ mộc châu.
     + Tiếp theo, nỗi nhớ được kết tinh lại trong sự khắc họa tập trung, cận cảnh bức chân dung người lính Tây tiến và sự hi sinh của họ. nỗi nhớ đã đi trọn mạch hồi tưởng của nhà thơ.
    + Kết thúc, tác giả gửi trọn hồn mình lên với Tây Tiến và mảnh đất miền Tây Bắc bộ.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”: 
      Tây tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ ViêT Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa. chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức, chiến đấu trong những hòan cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dự dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu vô cùng dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hoa Bình thành lập Trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đon vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Năm 1975, khi in lại bài thơ, tác giả đặt tên lại là Tây Tiến.

   Tây tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ.Bài thơ đươc in trong tập Mây đầu ô.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)

Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)

I. Mở bài:
- Là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước …
- Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện đậm nét phong cách Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
-  “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.
     - Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
- Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vô cùng phong phú, với những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về quê hương. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết. Khám phá về sông Đà – dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông. Chỉ có N.T mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước N.T có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Cũng không có ai như Nguyễn, để có thể hạ bút viết đúng 3 câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy. Dòng sông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình.
2. Phân tích:
a. Sông Đà hung bạo:
- Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:
+ “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”
+ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ can nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách…
+ “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” -> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như N.T luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng nay ăm ắp để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.
- Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …”  bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.
- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên …” những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác”  Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.
- Âm thanh thác nước sông Đà:
+ Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá
+ Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…”  Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông,  N.T quả là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật
- Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: “Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”  Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận
+ Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”…
+ Trùng vi thạch trận thứ II: Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn…
+ Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.
 Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút VN.
b. Sông Đà – trữ tình:
- Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế manh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …”
- Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:
+ “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”
+ Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …”  Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.
- Đến với sông Đà, hăm hở, say mê đến nỗi tác giả như thấy mình như đang “sắp đổ ra sông Đà”. Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” …
- Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… lặng tờ “như từ Lí, đời Trần, đời Lê”.
 Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có – Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.
III. Kết bài:
Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú. Ở tùy bút “Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy phong cách giá trị của ông thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, lối văn rất mực tài hoa. Dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy mãi trong dòng văn học nước nhà như niềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)

Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)

I. Mở bài:
- Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, con người với tình cảm gắn với quê hương, đất nước.
- “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút thể hiện rõ nét phong cách đó.
- Thông qua việc miêu tả người lái đò trên sông Đà, tác giả ngợi ca những người lao động bình thường nhưng là một nghệ sĩ điêu luyện trong nghề nghiệp. Họ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng miền Tây Bắc Tổ quốc nói riêng, xây dựng đất nước nói chung.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
-  “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.
     - Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
 2. Phân tích:
  Bằng sự quan sát và khả năng miêu tả chuẩn xác, Nguyễn Tuân đã dựng lên hình tượng người lái đò hết sức độc đáo:
a. Tuổi tác và công việc: Người lái đò là ông già 70 tuổi, giành phần lớn đời mình cho nghề lái đò.
b. Ngoại hình:
- “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vời vợi như mong một cái bến xa xăm nào đó trong sương mù ->. Những từ láy gợi hình, gợi cảm, những hình ảnh so sánh ví von độc đáo, gắn với những hình ảnh của nghề sông nước, gợi ông lái đò gân guốc, khỏe mạnh, lanh lẹ.
- Thân thể ông mang đậm dấu ấn của nghề nghiệp, chứng tỏ ông là một con người yêu nghề, gắn bó với nghề.
c. Một người lao động trí dũng, một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác:
- Hoàn cảnh sống của người lái đò, chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Hàng ngày, người lái đò phải đối đầu với các kẻ thù trên sông nước như: vách đá, những cái hút nước, thác nước, đá sông … chúng bày thạch trận như một la bàn khổng lồ, một trận đồ thiên la địa võng để thách đố và khủng bố tinh thần những người chiến sĩ làm nghề sông nước.
- Đây là một con người từng trải, hiểu biết thành thạo nghề lái đò và đã đạt đến trình độ “lấy mắt và nhớ tỉ mỉ những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở”.
- Trí nhớ tuyệt vời của ông lái đò về con sông Đà thật đáng khâm phục, ông thuộc lòng con sông Đà như thuộc một thiên trường ca, thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng.
- Người lái đò hiểu biết sâu sắc đối tượng, nắm vững qua luật biến đổi “tính tình phức tạp” của sông Đà.
+ Ông biết bọn đá mai phục và bày thạch trận trên sông: nào là đá, đá tảng chia ba hàng tiền vệ, có hai hòn canh cửa như là để dụ đối phương. Nào là những boong ke chìm ở tuyến hai, pháo đài nổi ở tuyến ba. Nào là chiến thuật đánh “khuýp quặt vu hồi”, nào là quyết tâm chiến lược “phải tiêu diệt thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác”.
 Ông lái đồ hiểu đối phương đông đặc, ranh ma, một con thuyền đơn độc thì quá mỏng manh, nhỏ bé, thật mạo hiểm, ở vào cái thế thập tử nhất sinh, ngàn cân treo sợi tóc.
+ Với lòng quả cảm, niềm tin vào bản thân, người lái đò như một viên tướng xung trận, oai phong, tỉnh táo ứng phó linh hoạt ở ba vòng thạch trận để giành phần thắng.
* Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”… Ông lái đò đã bị thương nhưng cố ném, “hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”, “mặt méo bệch” nhưng “tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn, tỉnh táo”  Đây là cuộc tỉ thí giữa hai đô vật quá chênh lệch về sức lực và thế võ, người lái đò chiến thắng ở sự bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm quyết tâm cao.
* Trùng vi thạch trận thứ II: Vì nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá và thuộc quy luật phục kích của lũ đá (sông Đà tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn) nên người lái đò thay đổi chiến thuật: “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ”, chỗ “rảo bơi”, chỗ “đè sấn”, chỗ “chặt đôi ra” để mở đường tiến  Hàng loạt những động từ cho ta thấy người lái đò thông minh, chủ động, đầy kinh nghiệm, lấn lướt con sông Đà.
* Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa. Người lái đò phóng thẳng thuyền chọc thẳng cửa giữa, vút, vút thuyền như mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước  Biện pháp nghệ thuật so sánh nhằm thể hiện trình độ lái đò đạt đến sự tài hoa nghệ thuật, người lái đò táo bạo, quyết liệt, lái đò nhanh và chính xác như tên bay khỏi nỏ cắm trúng đích đến.
+ Ung dung, khiêm tốn: vượt qua ba vòng thạch trận đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng sau đó chẳng ai bàn lời nào về những chiến thắng vừa qua mà họ chỉ nói về cá anh vũ, cá dầm xanh, …
 Họ thật khiêm nhường, cái phi thường đã trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ hòa vào phong thái tài hoa, nghệ sĩ.
III. Kết bài:
- Tác phẩm mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân, ngôn ngữ phong phú, kiến thức uyên bác, cảm hướng trước những cảnh tượng gây cảm giác mãnh liệt, yêu những con người lao động bình thường nhưng mang đậm chất tài hoa, tài tử …
- Hình ảnh người lái đò trong thiên tùy bút này không chỉ mang dáng dấp của một cá nhân cụ thể mà còn là hình ảnh nhân dân trong thời kỳ mới - thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Với “Người lái đò sông Đà” nhà nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc “chất vàng mười” trong nhân cách con người.