Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

NGỮ VĂN 11-KT HK1 2015

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 11
    NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài:  90 phút

I/ ĐỌC HIỂU ( 3 điểm )  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Thương vợ _ Tú Xương)
1/ Thành ngữ là gì?
2/ Tìm thành ngữ trong đọan thơ ?
3/ Phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa

II/ LÀM VĂN ( 7 điểm ): Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ”- của nhà văn Thạch Lam.
@@@@@@@@@@@@@
ĐÁP ÁN  KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 11(3)
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - NĂM HỌC 2015-2016
I/ ĐỌC HIỂU ( 3 điểm ) 
1/ Thành ngữ là gì ? ( 1 điểm )
Thành ngữ là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói sắc thái thú vị.
2/ Thành ngữ trong đọan thơ là 2 thành ngữ: ? ( 0,5 điểm )
- Một duyên hay nợ:  ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con
- Năm nắng mười mưa: Ý chỉ sự vất vả, cực nhọc chịu đựng giãi dầu mưa nắng
3/ Phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa (1,5 điểm)
- Nếu so sánh với các từ ngữ thông thường như: một mình phải nuôi cả chồng và con và làm lụng vất vả dưới mưa nắng, thì ta thấy các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm cao hơn.
- Nhờ việc sử dụng hai thành ngữ, kết hợp với các cụm từ cũng có dáng dấp thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình

II/ LÀM VĂN ( 7 điểm ): Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ”- của nhà văn Thạch Lam.
a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách cảm nhận về 1 nhân vật văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Thạch Lam và truyện ngắn Hai Đứa Trẻ ngữ văn 11 tập 1) thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau

*Giới thiệu tác giả tác phẩm nhân vật Liên (tự nhiên hay hấp dẫn) (0,5 điểm)
        * Giới thiệu lai lịch hoàn cảnh sống (0,5 điểm)
        * Phân tích có dẫn chứng vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của Liên
-         Có tâm hồn nhạy cảm trước cái buồn của buổi chiều quê (1 điểm )
-         Biết chia sẻ thương yêu với các tầng lớp nghèo khổ trong phố huyện, thương em. (1 điểm )
-         Là người con gái đảm đang tháo vát. (1 điểm )
-         Là người biết ước mơ…(1 điểm )
* Nêu được nghệ thuật (tác giả thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, sự kết hợp giữa lãng mạn và hiện thực, sự hòa nguyện giữa ngoại cảnh và nội tâm, bút pháp đối lập…) (1 điểm)
         * Kết bài (0,5 điểm):
Khái quát được vẻ đẹp của tính cách Liên là nguồn ánh sáng chiếu rọi cả câu chuyện đầy bóng tối, đó là tâm hồn biết yêu thương biết ước mơ.

NGỮ VĂN 10_KT HK1 2015

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
    NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài : 90 phút

I/ CÂU HỎI  ( 3 điểm )  Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi sau :
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
                                                           (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

1/ Nêu ý nghĩa nhan đề “Nhàn”.
2/ Quan niệm nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hai câu thơ 3 và 4 ?
3/ Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết qua bài thơ “Nhàn” ?

II/ LÀM VĂN ( 7 điểm )

Đề bài :  Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích "Tấm Cám". 
&&&&&& 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
    CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - NĂM HỌC 2015-2016
I/ Câu hỏi ( 3 điểm ) Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
1. Nêu ý nghĩa nhan đề « Nhàn ».
Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. (1đ)
2. Quan niệm « nhàn » của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hai câu thơ 3 và 4 :
Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về "nơi vắng vẻ", sống hoà nhập với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần" (1đ)
3. Những đặc điểm của ngôn ngữ viết qua bài thơ Nhàn : (1đ)
- Phương tiện ngôn ngữ : Bài thơ Nhàn trình bày bằng chữ viết.
- Tình huống giao tiếp : các nhân vật giao tiếp (nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm/nhà thơ/người viết, học sinh/người đọc) không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai; người viết và người đọc có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích.
- Phương tiện phụ trợ : dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm câu), kí hiệu văn tự,...
- Từ, câu, văn bản : từ ngữ trong bài thơ được lựa chọn; câu chuẩn theo thể loại thơ và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.

II/ LÀM VĂN ( 7 điểm )
Đề bài : Phân tích nhân vật  Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám     
YÊU CẦU
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một hình tượng nhân vật trong một truyện cổ tích. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh phân tích, đánh giá nhân vật  Tấm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu và PT hoàn cảnh, số phận, tính cách, phẩm chất, nghệ thuật xây dựng nhân vật từ đó đánh giá nhân vật

ĐÁP ÁN
Mở bài ( 0,5 điểm ) Từ đặc điểm nội dung thể loại truyện cổ tích hoặc từ số phận của những người nghèo khổ thời xa xưa….giới thiệu truyện Tấm Cám, giới thiệu nhân vật Tấm.
Thân bài : (6 điểm )
·        Nêu và phân tích hoàn cảnh bất hạnh của nhân vật Tấm: mồ côi, sống trong gia đình mụ dì ghẻ tấm phải lao động làm lụng vất vả và chụi cảnh bất công …(1,5 điểm)
·        Cuộc sống khổ đau khi bị mẹ con Cám cướp đoạt niềm vui tuổi thơ: giỏ cá và yếm đỏ bị cướp đoạt ; cá bống người bạn của Tấm  bị giết; Tấm muốn đi dự hội, bị Dì ghẻ tìm cách ngăn cản   => Tấm hiền lành, ngây thơ, thụ động trước mưu mô của mẹ con Cám. Tấm vượt qua nhờ sự giúp đỡ của Bụt (1,5 điểm)
·        Cuộc sống bị đoạ đầy, bị huỷ diệt sự sống  Tấm từng bước kiên cường đấu tranh, hoá thân thần kì, giành hạnh phúc: Tấm rơi xuống ao , chết => hoá thân thành chim vàng anh .  Vàng anh bị giết  => Tấm thành xoan đào, khung cửi. Xoan đào bị chặt , khung cửi bị đốt => Tấm thành cây thị và náu mình trong quả thị. Từ quả thị Tấm trở lại là cố Tám xinh đẹp như ngày nào. Tấm trả thù mẹ con Cám . Tấm kiên  cường và quyết liệt đấu tranh – Ý nghĩa của sự hoá thân của Tấm (1, 5 điểm)
·        Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Tấm là nhân vật truyện cổ tích . Tính cách phẩm chất nhân vật được tác giả dân gian xây dựng qua sự kiện, qua từng chặng trong cuộc đời. Đặc biệt một số chi tiết tiêu biểu như lời nói, hành động. Số phận nhân vật từ đau khổ, bất hạnh qua thử thách đã đạt hạnh phúc  ( 1,5 điểm )
Kết bài ( 0,5 điểm ) : Nhân Vật Tấm đã để lại nhận thức tình cảm gì cho bản than HS hoặc nêu  ý nghĩa của nhân vật Tấm ..


Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Sưu tầm bài hay: PT NV MỊ - VỢ CHỒNG A PHỦ






TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 18



TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 17


TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 16



TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 15



TÂM _ ĐỀ THI THỬ SỐ 14


TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 13



TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 12



TÂM - ĐỀ THI THỬ SỐ 11