Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

NGỮ VĂN 12_THI HK1 NĂM 2015



 


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12

Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
ĐỌC- HIỂU
(3.0 điểm)
1
(0.5đ)
Thao tác lập luận: thao tác lập luận phân tích, giải thích/thao tác phân tích, giải thích/phân tích, giải thích.
0.5

Trả lời một trong hai thao tác trên.
0.25
2
(0.5đ)
Đoạn trích trên nói về: Nguyên nhân đa số bạn trẻ ngày nay thờ ơ với việc đọc sách.(diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau)
0.5
Nếu chỉ nêu được: Hiện tượng đa số bạn trẻ ngày nay thờ ơ với việc đọc sách.(diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau)
0.25
3
(0.5đ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/ biểu cảm.
0.5
4
(1.5đ)
-Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng: biện pháp tu từ so sánh/ biện pháp so sánh/so sánh.
0.75
- Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi được trở về với nhân dân. (diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau)
0.75
LÀM VĂN
(7.0 điểm)
1
(3.0 đ)
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Thói dựa dẫm là thứ thuốc độc nguy hại đối với bản thân và xã hội.  

*  Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng; phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*  Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
-Thói dựa dẫm là một trong những thói xấu của con người, là mối nguy hại đối với bản thân và xã hội.

0.5
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. 
0.25
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận.
0
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích: dựa dẫm là sống nhờ, sống phụ thuộc vào người khác trên mọi phương diện từ suy nghĩ đến hành động.
0.25
* Nguyên nhân:
            + Khách quan: do môi trường gia đình, xã hội… 
           + Chủ quan: do bản tính lười biếng, thích hưởng thụ, thiếu ý thức độc lập, tự chủ…
0.5
* Hậu quả:
            + Với bản thân: bị người khác khinh rẻ, sai khiến dẫn đến đánh mất mình. Sống dựa dẫm khi mất chỗ dựa thì không thể tồn tại…
            + Với xã hội: Những kẻ dựa dẫm trở thành lực cản sự phát triển xã hội. Dựa dẫm có thể làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực của xã hội…
0.5
* Giải pháp: Mỗi cá nhân phải tự nhận thức lại giá trị, năng lực bản thân. Ý thức tự chủ, độc lập trong suy nghĩ, hành động.
0.5
d. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0.25
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
2
(4.0 đ)
Cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

* Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng để viết bài văn nghị luận văn học; Bài viết phải có bố cục đầy đủ; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát đoạn trích.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 3 phần của bài văn nghị luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề nghị luận; phần Thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần Kết bài khái quát được vấn đề và liên hệ thực tế.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Tác giả khẳng định vai trò lịch sử của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

0.5
- Xác định được vấn đề nhưng còn chung chung. 
0.25
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận.
0
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng

Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng phải đạt được những ý chính sau:
- Nhân dân là người kiến tạo và lưu truyền những giá trị vật chất, văn hoá tinh thần của đất nước.
+ Cách dùng từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân - những con người bé nhỏ, bình thường chứ không phải là các cá nhân anh hùng.
+ Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh mới lạ (giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp, be, hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập, bờ... ) đã thể hiện những khám phá độc đáo của nhà thơ về đất nước, đồng thời khẳng định nhân dân chính là người bảo tồn và lưu truyền mọi giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của đất nước.

1.0
- Nhân dân chính là lực lượng bảo vệ đất nước khi có ngoại xâm, nội thù:
      Khẳng định đầy tự hào về sức mạnh lớn lao của nhân dân trong việc bảo vệ đất nước: ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
0.5
- Để khẳng định Đất Nước là của Nhân dân, tác giả trở về với cội nguồn đời sống nhân dân là kho tàng văn học dân gian, đặc biệt là ca dao:
        Tác giả chọn ba câu ca dao để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:
§  Thật say đắm trong tình yêu.
§  Quý trọng tình nghĩa.
§  Quyết liệt trong căm thù giặc và chiến đấu bảo vệ đất nước.
0.5
- Nghệ thuật: Thể thơ tự do; vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian; sự kết hợp giữạ chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc…
0.5
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25



---Hết---