Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân

Sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân
Từ một cô gái trẻ trung yêu đời, Mị đã bị biến thành công cụ lao động, ý thức tê liệt từ khi  bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Nhưng ở người con gái ấy có một sức sống mạnh mẽ. Ngọn lửa của lòng ham sống, muốn được sống tự do, hạnh phúc; muốn được yêu thương vẫn cứ tiềm tàng và  âm ỉ cháy đâu đó nơi thẳm sâu ở tâm hồn Mị. Như thỏi than hồng bị giấu vùi dưới đống tro tàn, khi có ngoại cảnh tác động, nó sẽ nhen lên, để rồi bùng cháy mạnh mẽ. Khát vọng hạnh phúc ở Mị có thể bị vùi lấp bởi sự đày  đọa  áp bức của  cường quyền, sự ràng buộc của thần quyền nhưng khát vọng ấy không hề tiêu tan mà sẽ hồi sinh khi có cơ hội. Tô Hoài đã phát hiện và miêu tả sự hồi sinh ấy bằng những trang viết thấm đẫm tình người.
Để chuẩn bị cho  việc trỗi dậy sức sống của Mị, Tô Hoài  đã miêu tả những yếu tố ngoại cảnh tác động đếntâmhồn cô. Tác nhân đầu tiên chính là vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân. “Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”. Trai gái, trẻ con ra sân chơi tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy”. Những đêm mùa xuân của vùng cao TB là những đêm tình của trai gái hẹn hò. Không khí  mùa xuân về trên  rẻo cao đã khiến lòng Mị xốn xang những cảm xúc.
Tác nhân tiếp theo là âm thanh tiếng sáo. Tiếng sáo là bài ca về hạnh phúc, là biểu tượng về tình yêu đôi lứa.Tiếng sáo gợi nhắc một thời vàng son của Mị: “Ngày trước Mị thổi sáo giỏi” “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Âm thanh tha thiết của tiếng  sáo đã tác động mạnh mẽ đến tâm  hồn Mị, khơi dậy những kỉ niệm về tuổi thanh xuân bấy lâu bị vùi lấp trong cuộc sống làm dâu gạt nợ đầy cơ cực cay đắng. Tiếng sáo như ngọn gió len lỏi vào sâu thẳm trong tâm hồn Mị, đánh thức khát vọng hạnh phúc lứa đôi, thổi bùng lên đốm lửa sống tưởng chừng đã nguội tắt trong Mị.Sự thức tỉnh về mặt ý thức đã dẫn đến những hành động gần như tất yếu của Mị.
– Diễn biến tâm lí, hành động của Mị:
Khi nghe tiếng sáo đầu núi vọng lại, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Một cô Mị bao ngày câm lặng lầm lũi giờ bỗng cất tiếng hát, dù đó chỉ là những tiếng nhẩm thầm, thì vẫn là một tín hiệu về sự đổi thay.  Rồi Mị uống rượu.  Mị “lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”. Cái cách Mị uống rượu được nhà văn đặc tả đầy ấn tượng. Không phải là uống để thưởng thức  mà là uống như để quên đi phần đời cay đắng vừa qua, uống để nén bao nhiêu tủi cực vào lòng. Chén rượu xuân đã đánh thức sức mạnh trong con người Mị, giúp cô can đảm thoát ra  thực trạng bị trói buộc, cầm tù về thể xác lẫn tinh thần. Lòng cô đang sống lại những ngày trước.Lúc này, tâm hồn Mị nhưthăng hoa trong ngập tràn cảm xúc. Từ trong chết mòn,chai  lì vô cảm, Mị bỗngthấy “phơi phới trở lại”. Cô “đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. Rồi cô nhận ra: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.Lần đầu tiên, sau những tháng ngày mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết ý thức về bản thân, bây giờ Mị đã có ý thức trở lại. Mị nhận ragiá trị và  khát vọng của mình,thấy quyền mình được sống, được đi chơi Tết như bao người phụ nữ có chồng khác. Thế rồi, lòng ham sống trong Mị đã trỗi dậy.Khát vọng hạnh phúc thuở nào trong Mị đã bừng tỉnh.

Sự tự ý thức của Mị chính là biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đang bừng dậy trong tâm hồn cô , là biểu hiện của khát vọng tự do và bình đẳng.. Không những thế, trong giây phút ấy, Mị còn thầm so sánh mình với người đàn bà khác để nhận  ra sự  bất công mà mình phải chịu. Và cũng chính lúc này, Mị cảm nhận rõ sự bất hạnh của mình “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.  Nếu có lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay… Nếu trước đây Mị chai sạn, vô cảm với những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần,Mị không còn tưởng đến việc ăn lá ngón tự tử thì giờ đây Mị lại muốn chết ngay khi nhận ra hoàn cảnh thực tại đầy cay đắng của mình.Đó chính là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn cảnh, của sự xung đột gay gắt giữa một bên là khát vọng sống được thức tỉnh với một bên là thực tại bất hạnh vẫn đang hiện hữu. Khi Mị thấy nước mắt ứa ra, là chứng tỏ ý thức của Mị đang hồi sinh, Mị cảm nhận được hoàn cảnh đau xót tủi nhục của mình.Tô Hoài đã miêu tả thành công công những xung đột gay gắt trong  lòng Mị, đó là xung  đột giữa lòng yêu đời và sự chán đời, giữa lòng ham sống với sự tuyệt vọng vì bị cầm tù, đày  đọa.
Tuy nhiên tiếng sáo vẫn bay lơ lửng ngoài đường.Trong đoạn trích, tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần là một dụng ý nghệ thuật. Cả không gian ngập tràn tiếng sáo. Tiếng sáo rủ bạn đi chơi nơi đầu núi.  .Tiếng sáo ấy như tiếng gọi tha thiết của tình yêu và cuộc sống đã thôi thúc Mị hành động. Mị đến góc nhà “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Câu văn không chỉ miêu tả hành động của Mị thắp lên ngọn đèn vật lýđể thắp sáng căn buồng  mà còn bao hàm ý nghĩa Mị đang thắp sáng cuộc đời quá ngột ngạt, tăm tối của mình.  Mị thắp lên ánh sang  để xua đi bao âm u, lạnh lẽo nơi ngục thất đang giam hãm tuổi thanh xuân và khát vọng hạnh phúc của Mị, cũng làthắp lên ngọn lửa lòng, ngọn lửa sống trong tâm hồn Mị. Trong đầu Mị luôn chập chờn ý nghĩ: Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Ý nghĩ ấy thúc giục Mị tiếp tục hành động nối tiếp hành động: Quấn lại tóc, lấy cái váy hoa để đi chơi xuân.Từ một người đàn bà cam chịu lầm lũi, ý thức tê liệt, cả cái chết để giải thoát cũng không muốn,  bây giờ lại muốn làm đẹp muốn đi chơi, là cả một quá trình thay đổi lớn. Ta thấy Mị  đang dần dần hồi sinh với những cảm xúc  rất chân thực, những mong muốn rất chính đáng của một con người.
Giữa lúc lòng yêu đời, sự ham sống, sức hồi sinh trỗi dậy mãnh liệt nhất thì cũng là lúc nó bị quật xuống phũ phàng nhất. A Sử thản nhiên, lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà.Hành động tàn bạo ấy của hắnđã trói cái khát vọng vừa mới manh nha, của người phụ nữ tội nghiệp. Sợi dây trói là hiện thân hung tợn của một lối hành xử đầy tính dã man thời trung cổ, hiện thân của sự vùi dập quyền sống chính đáng, tự do và hạnh phúc của con người. Việc A Sử tắt đèn,“khép cửa buồng lại” một cách lạnh lùng tàn nhẫn như dập tắt luônsự sống vừa mới bùng lên trong Mị, phong kín cánh cửa tâm hồn mà mị vừa hé mở..

Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình, men rượu nồng nàn đã khơi dậy sức sống mạnh mẽ trong tâm hồn Mị. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ấy đã bùng lên thành ngọn lửa khao khát sống, khao khát tự do, hạnh phúc.Mặc dù ngọn lửa ấy bị AS dập tắt một cách tàn bạo ,sự trỗi dậy của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân chưa thể đổi thay cuộc đời và số phận nhưng đó chính là những  biểu hiện tích cực thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Mị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét