Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 12 _ 2019 (2)










I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Một người trẻ tuổi mới lao vào đời như cây non nghiêng ngả trước những trận gió, bối rối chẳng biết phải hướng về đâu. Nhưng khi hiểu rõ về giá trị mà mình theo đuổi là gì, cây non sẽ biết đứng vững trước mọi luồng dư luận, mọi quan điểm, suy nghĩ khác nhau. Người ấy sẽ tự biết, với chính người ấy, thành công, hạnh phúc là gì. Điều đó sẽ giúp người ấy được làm chủ cuộc sống của mình, không còn phải nỗ lực trở thành một con người khác.
Con đường tìm ra được chính mình không bao giờ thẳng tắp. Có những lúc tưởng như mình đã biết, rồi mình lại lung lay, bị những điều trong hấp dẫn, lung linh khác mời gọi. Nhưng phải đi rồi ta mới biết hóa ra đã nhầm đường, rằng điều đó không dành cho mình, và quay lại nơi con người ta thuộc về. Nhưng lúc này ngọn lửa sẽ nhiệt thành hơn, sẽ bùng cháy hơn. Vì lúc này, người ta đã thực sự biết rằng những con đường kia là lạc lối, và đây mới là lối đi của cuộc đời mình.
Hãy cứ bình tĩnh mà đi, kể cả lạc lối, cũng vẫn là trải nghiệm giá trị. Và rồi cuối cùng, cây non sẽ đứng vững trước gió!
(Trích Lạc đường để tìm được lối đi, Tramdoc.vn)
Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2 (0,75 điểm).
Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu: “Một người trẻ tuổi mới lao vào đời như cây non nghiêng ngả trước những trận gió”.
Câu 3 (0,75 điểm).
Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy nêu kết quả của việc “khi hiểu rõ hệ giá trị mà mình theo đuổi là gì”.
Câu 4 (1,0 điểm).
Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (Viết đoạn văn 5-7 dòng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
-         Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

-           Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009 , tr. 109)
                     
                                 _______________Hết______________


TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
 KIỂM TRA–BÀI VIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2019-2020
              TỔ NGỮ VĂN
MÔN: NGỮ VĂN 12



ĐÁP ÁN – THANG ĐỂM





Đáp án có 2 trang






Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
3.0
1
-Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.   
* Lưu ý: Đáp án khác chấm 0 điểm; đáp án có 1 đúng 1 sai, chấm 0,25 điểm.
0,50
2
-  Biện pháp tu từ: So sánh.
* Lưu ý: Đáp án khác chấm 0 điểm; đáp án có 1 đúng 1 sai, chấm 0,0 điểm.
- Hiệu quả diễn đạt: so sánh “Một người trẻ tuổi mới lao vào đời” như “cây non nghiêng ngả trước những trận gió.”
+ “Cây non”: bản chất mềm yếu dễ đổ gãy trước những trận gió lớn như người trẻ mới bước vào đời, chưa có kinh nghiệm khi va chạm với xã hội dễ chán nản, mất niềm tin.
+ Lối so sánh này làm cho câu văn giàu hình ảnh, cụ thể, dễ hiểu.
* Lưu ý: HS nêu đúng được nội dung theo nhiều cách khác nhau vẫn được điểm tối đa.
0,25



0,25


0,25

3
- Kết quả của việc “Khi hiểu rõ hệ giá trị mà mình theo đuổi…” :
+ Đứng vững trước mọi nguồn dư luận, mọi quan điểm…
+ Hiểu được thành công, hạnh phúc là gì.
+ Làm chủ được cuộc sống của mình; …
* Lưu ý: Thí sinh chỉ cần nêu một trong các ý trên là đạt điểm tối đa
0,75
4
- Kỹ năng: đảm bảo cấu trúc một đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp,…); không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- Nội dung: Có thể theo một trong những hướng sau:
+ Khi hiểu rõ giá trị sống mà mình theo đuổi, bạn sẽ đứng vững trước những thử thách bạn phải đối mặt, bao gồm dư luận.
+ Con đường tìm ra được chính mình quả là đầy khó khăn, thử thách, nhưng nó đem lại những trải nghiệm quý giá.
* Lưu ý: HS chỉ cần rút ra được một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và lí giải thuyết phục, hợp lí thì đạt điểm tối đa.
0,25


0,75
II
LÀM VĂN
7,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đúng nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc.
0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 
-          Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc” và đoạn trích.
0,5
-          Nội dung: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại (Chú ý câu hỏi tu từ, cụm từ mười lăm năm, thiết tha mặn nồng để thấy nghĩa tình, sự gắn bó sâu đậm giữa nhân dân Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến; câu hỏi tu từ tiếp theo gợi nhắc đến thiên nhiên VB (cây, núi, sông, nguồn) gợi không gian nguồn cội, là lời nhắc nhở chân thành của người ở lại và hướng tới mai sau).
+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến (Chú ý đại từ ai; các từ láy: thiết tha, bâng khuâng, bồn chồn để thấy tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của người ra đi với tâm trạng vừa vui vừa buồn không nỡ rời xa VB, nhân dân VB; hình ảnh hoán dụ áo chàm; hình ảnh cầm tay nhau gắn bó; cụm từ biết nói gì; dấu (...) ở cuối câu thơ diễn tả cảm xúc dạt dào)
-          Nghệ thuật: Đoạn thơ đậm tính dân tộc: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào tha thiết; kết cấu đối đáp giao duyên; cặp đại từ mình – ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
-          Đánh giá chung về đoạn thơ.

2,0






2,0




1,0


0,5
d. Sáng tạo:  Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: chuẩn mực, đúng ngữ pháp.
0,25



ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm
10,0

-----------------------HẾT-----------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét