SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
___________________
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
Ngày thi: 3 tháng 6 năm 2017
Môn thi: NGỮ
VĂN (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
---------------------------------------
ĐỀ
CHÍNH THỨC
(Đề
thi có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:
…Tuy nhiên,
nhiều năm gần đây lễ hội không còn yên vui như xưa. Sau nhiều năm bị cấm triệt
để vì bị coi là trò mê tín dị đoan, đến nay lễ hội được khôi phục, mở cửa hết
cỡ, bất chấp lễ hội gì, hành lễ ra sao. Trong các lễ hội ấy những người trẻ
tham gia nhiệt tình nhất, ăn thua nhất, “máu me” nhất.
…Ở hội Xuân
Đỉnh (Hà Nội), họ vác cả kiệu thánh đâm nát kính chiếc xe hơi của một phụ nữ vô
ý chắn đường bất chấp người này quỳ xuống lạy lục van xin. Ở lễ hội đền Trần,
những người trẻ đạp lên đầu lên cổ nhau, giật cả bảo kiếm trên bàn thờ, rồi lấy
tiền chà xát lên kiếm.
Kinh hoàng
nhất là lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Sau khi con lợn bị dây
trói căng ra bốn phía, “đao phủ” chặt một nhát đứt đôi con lợn thì những người
trẻ tranh nhau lấy tiền quết máu lợn.
Không hiểu
khi chà xát tiền lên kiếm báu, lên máu lợn người ta nghĩ đến cái gì? Nghĩ đến
công danh cho bản thân hay lợi lộc cho gia đình? Liệu có ai trong số họ nghĩ
đến tội ác?
(Trích “Những
người trẻ ở lễ hội”, Đoàn Lê Giang, www.tuoitre.vn,
7/3/2015)
Câu 1. Anh/chị hãy nhận
xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của
biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn sau: Không
hiểu khi chà xát tiền lên kiếm báu, lên máu lợn người ta nghĩ đến cái gì? Nghĩ
đến công danh cho bản thân hay lợi lộc cho gia đình? Liệu có ai trong số họ
nghĩ đến tội ác?
II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Hãy
viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Trách nhiệm
là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con
người.
Câu 2 (5 điểm)
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài
“Việt Bắc”, Tố Hữu đã viết:
"Mình
về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?"
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)
Những dòng
thơ trên gợi cho anh/chị liên tưởng đến lời tâm sự của tác giả nào trong một
bài thơ mà anh/chị đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập một? Anh/chị hãy
chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân
tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ anh/chị đã tìm được.
----------Hết---------
Thí sinh không
được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi
không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh………………………………..Số báo
danh…………………………………
Chữ kí của cán bộ coi thi 1:……………………Chữ kí của
cán bộ coi thi 2:………………….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét