Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

BẢN ĐẶC TẢ LỚP 10

 

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng

Mức độ đánh giá

LỚP 10

1. Thần thoại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại.

- Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản.

- Lí giải được tình cảm, thái độ của người kể chuyện với nhân vật trong truyện thần thoại.

- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

- Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thần thoại thuộc những nền văn học khác nhau.

2. Sử thi.

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi.

- Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong sử thi.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích / tác phẩm.

- Phân tích được những đặc điểm của nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong đoạn trích / tác phẩm.

- Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản.

- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Lí giải được tác dụng của việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của sử thi.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, sự kiện trong sử thi.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

- Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm sử thi thuộc những nền văn học khác nhau.

3. Truyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

- Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện.

- Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

- Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

- Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau.

4. Thơ trữ tình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

- Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ.

- Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

- Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ.

- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

5. Kịch bản tuồng, chèo.

Nhận biết:      

- Nhận biết được đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo.

- Nhận biết được lời chỉ dẫn sân khấu, lời thoại và hành động của nhân vật tuồng, chèo.

- Nhận biết được nhân vật, tuyến nhân vật và cốt truyện trong kịch bản tuồng, chèo.

Thông hiểu:

- Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo.

- Phân tích, lí giải được tác dụng của cốt truyện, ngôn ngữ, hành động của nhân vật, diễn biến của câu chuyện trong kịch bản tuồng, chèo.

- Phân tích được đặc điểm của nhân vật tuồng, chèo và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ vở tuồng / chèo.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do vở tuồng / chèo gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân về con người, cuộc sống.

Vận dụng cao:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

6. Văn nghị luận.

Nhận biết:

- Nhận biết được luận đề chính trong văn bản.

- Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

- Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Thông hiểu:

- Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản.

- Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết.

 - Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả.

Vận dụng cao:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.

7. Văn bản thông tin.

Nhận biết:

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Nhận biết được sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin.

- Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin.

Thông hiểu:

- Phân tích được ý nghĩa của đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả.

- Giải thích được mục đích, tác dụng của việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong vào văn bản

- Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản.

- Giải thích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

Vận dụng:

Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân.

Vận dụng cao:

- Đánh giá được mức độ chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản dựa trên những căn cứ xác đáng.

- Đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét