SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022
Ngày thi: 07 tháng 6 năm 2021
Môn thi: NGỮ VĂN (không chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ
với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và
bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
(Trích “Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Phạm Văn
Đồng, SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.55,
NXB GDVN, 2005)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng diễn đạt của phép liệt kê
đó trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy rút ra một bài học có ý
nghĩa cho bản thân.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng
một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về
tính thật thà.
Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em trong đoạn thơ sau đây:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Trích “Nói
với con” - Y Phương, SGK Ngữ văn 9,
tập 2, tr.72, NXB GDVN, 2005)
Từ đó, em hãy
nêu lên suy nghĩ về lòng biết ơn đối
với cha mẹ và quê hương.
---Hết---
Cán
bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ
và tên thí sinh: ............................................................. Số
báo danh:.................................................. …
Chữ kí của CBCT 1: ......................................................... Chữ kí của CBCT 2:........................................
.SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM
HỌC 2021 – 2022
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ
VĂN (không chuyên)
(Bản hướng dẫn này có 03 trang)
A. Hướng dẫn
chung
1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ
bản như trong hướng dẫn chấm thi vẫn cho điểm đúng như hướng dẫn chấm qui định.
2. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo
không sai lệch với hướng dẫn chấm, thống nhất trong toàn tổ và được lãnh đạo
Hội đồng chấm thi phê duyệt.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài được làm tròn đến 0,25 điểm.
B. Đáp án và
thang điểm
Phần |
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
3,0 |
|
1 |
Phương thức
biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ Nghị
luận |
1,0 |
2 |
- Phép liệt kê: + Trong đời
sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong lời nói và bài viết.
(Thí sinh nêu được từ 2 ý trở lên được điểm tối đa: 0,25 điểm) + Hiểu được,
nhớ được, làm được. (Thí sinh nêu được từ 2 ý trở lên được điểm
tối đa: 0,25 điểm) - Tác dụng diễn
đạt của phép liệt kê: + Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những biểu hiện của
tính giản dị của Bác. (0,25 điểm) + Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tác dụng của tính giản
dị của Hồ Chủ tịch. (0,25 điểm) |
1,0 |
|
3 |
Thí
sinh chỉ cần rút ra được một bài
học có ý nghĩa đối với bản thân thì đạt điểm tối đa: - Học tập được tính
giản dị từ Hồ Chủ tịch… - Cuộc đời,
phẩm chất của Bác là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. - … |
1,0 |
|
II |
|
LÀM VĂN |
7,0 |
|
1 |
Em hãy
viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính thật thà. |
3,0 |
* Yêu cầu chung: - Thí sinh biết
kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải
có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu. - Thí sinh có
thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ
riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp
luật. |
|
||
* Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính thật thà. |
0,5 |
||
c.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý: |
|
||
* Giải thích: Tính thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối,
không giả tạo. àĐó là phẩm cách cần có của con người. |
0,5 |
||
* Bàn luận: - Biểu hiện: Người
có tính thật thà: + Luôn sống ngay thẳng, không gian
dối. + Không tham của người khác. + Biết chịu trách nhiệm với những sai
lầm của mình. + … - Ý nghĩa: + Tính
thật thà giúp con người hoàn thiện nhân cách. + Người có tính thật thà thường được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn
trọng. + Làm cho mối
quan hệ giữa người với người trở nên đẹp hơn. + … - Phê phán những người thiếu thật thà, gian dối,… |
1,0 |
||
* Bài học: - Thấy được đức tính thật thà rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi người. -
Phải rèn luyện tính thật thà trong học tập và
trong cuộc sống. |
0,25 |
||
d. Sáng tạo: Thể hiện được suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận. |
0,25 |
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
||
|
2 |
Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Nói với con” của Y Phương. Từ đó, nêu suy nghĩ về lòng biết ơn với cha mẹ và quê hương. |
4,0 |
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ
năng để viết bài văn nghị luận văn học; bài viết phải có bố cục rõ ràng; thể
hiện năng lực cảm thụ tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
||
* Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 3 phần của bài văn nghị luận. Phần
mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu
được vấn đề nghị luận; phần thân bài được
tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề
nghị luận; phần kết bài khái quát
được vấn đề và liên hệ. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ “Nói với con” của Y Phương. Từ đó, nêu suy nghĩ về lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê
hương. |
0,5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp,
các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu
lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có
thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ
bản sau: |
|
||
* Giới thiệu tác giả, bài thơ và vấn đề cần nghị luận. |
0,25 |
||
* Nội dung: - Không khí gia
đình đầm ấm, quấn quýt qua các hình ảnh: Con lớn lên từng ngày trong tình yêu
thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ: từng bước đi, từng tiếng
nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. - Con được
trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa
tình của quê hương: Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng
mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan
lờ cài nan hoa”, “Vách nhà ken câu
hát”. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã
che chở, nuôi dưỡng con người cả tâm hồn và lối sống: “Rừng cho hoa”, “Con đường
cho những tấm lòng”. àQua khổ thơ, người cha muốn nói với con về cội nguồn
của mỗi người và khẳng định đó cũng là cái nôi nuôi dưỡng con khôn lớn. |
1,5 |
||
*
Nghệ thuật: Thể thơ tự do; lời thơ
giản dị; giọng điệu thiết tha, trìu mến; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có tính
khái quát, mộc mạc nhưng rất đẹp và giàu chất thơ; sử dụng các phép tu từ:
nhân hóa, điệp ngữ… |
0,5 |
||
àTừ đó, nêu
lên lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương: - Biết ơn công
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương. - Luôn kính
yêu, vâng lời cha mẹ và yêu quê hương, làng xóm. - Phải có ý
thức đền đáp công ơn cha mẹ và quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết
thực. - … |
0,5 |
||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc,... |
0,25 |
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
---Hết---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét