1. “Trong đau khổ có tư
tưởng” – (Fyodor Dostoevsky)
2. “Viết văn là một quá
trình đấu tranh để nói ra sự thật” – (Tô Hoài)
3. “Không có tiếng nói
riêng, không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ giẫm theo đường
mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết.” (Leonit Leonop)
4. “Có thể vượt qua giới
hạn lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở
rộng bản sắc của chính mình.” ( Tagore)
5. “Nghệ sĩ là người biết
khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng có
giá trị khái quát và làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng.” (
M.Gorki)
6. “Nghệ thuật bao giờ
cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.”
(Lê Ngọc Trà)
7. “Văn học nằm ngoài các
định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Shchedrin)
8. “Tương lai chỉ thuộc
về những ai nắm được phong cách” (Victor Hugo)
9. “Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ
dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có.” (Nam Cao)
10. “Bài thơ hay là bài
thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ
phải thật là gan ruột của mình” (Tố Hữu)
11. “Nhân giả trí nhân”
(Người có lòng nhân luôn thương con người) (Khổng Tử)
12. “Tác phẩm văn học là
sự cưới xin giữa ngoại vật và nội tâm nhà văn” (Xuân Diệu)
13. “Nghệ thuật không tái
tạo những gì ta thấy đúng hơn là nó mở mắt cho ta” (Picasso)
14. “Khi văn xuôi đã đạt
tới mức toàn Thiện Toàn Mỹ thì về bản chất nó đã thực là thơ” (Paustovsky)
15. 28. “Nghệ thuật là sự
vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. (Nguyên Ngọc)
16. “Văn học chỉ phơi bày
thực trạng đời sống con người, nêu lên những vấn đề nhân bản của nó” (Cao Hành
Kiện)
17. “Ngôn ngữ của thi ca
khác với ngôn ngữ của đời sống ở chỗ là nó gợi ra được những liên tưởng phong
phú, khơi dậy ở tâm hồn con người những rung động sâu xa, biến những tầm thường
của đời sống thành những gì lãng mạn, cao cả” (Lâm Ngữ Đường)
18. “Đời sống xanh tươi là
cội nguồn sâu xa của văn học”(Goethe)
19. “Chỉ có cuộc đời rộng
rãi, chỉ có trường đời vô thường định mới dạy cho người ta biết được những câu
đẹp đẽ”( Nguyễn Tuân )
20. “Mỗi bài thơ mà hôm
nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với mầm mống trên cái
cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển sách này sẽ là tàn nhẫn
bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi.” (Lorca)
21. “Ý nghĩa trong thơ tôi
là do bạn đọc cho nó” (P. Valery)
22. “Đọc một câu thơ hay,
ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một
thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn…” (Lê Đạt)
23. “Một câu thơ hay là
một câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư)
24. “Thơ không cần nhiều
từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và
truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh)
25. “Thơ là tiếng nói hồn
nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời” (Tố Hữu)
26. “Cái bóng của độc giả
luôn luôn cúi xuống sau lưng nhà văn, ngay khi mà nhà văn ngồi trước trang giấy
trắng.” (Aimatov)
27. “Bài thơ là sợi dậy
truyền tình cảm cho người đọc” (Nguyễn Đình Thi)
28. “Cuộc sống là cánh
đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)
29. “Câu thơ phải luôn bất
ổn và xôn xao – Không thể nằm yên mà ngủ được nào” (Chế Lan Viên)
30. “Sáng tác thơ là một
việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể” (Xuân Diệu)
31. “Câu thơ hay là câu
thơ có kahr năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người”
(Chu Văn Sơn)
32. “Khi tác phầm kết thúc,
ấy là sự sống của nó mới thực sự bắt đầu” (Aimatov)
33. “Thơ là hiện thực, thơ
là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu)
34. “Đụng chạm với cuộc
sống hằng ngày tâm trạng nảy lên bao nhiêu hình ảnh như lúc búa đập vào sắt
trên đe. Người làm thơ lượm lặt những tia sáng ấy, kết thành một bó sáng. Đó là
hình ảnh thơ” (Nguyễn Đình Thi)
35. “Văn chương sẽ là hình
dung của sự sống muôn hình vạn trạng” (Hoài Thanh)
36. “Nhà văn là người đi
tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn
Minh Châu)
37. “Ý hết mà lời dừng, ấy
là lời rất mừng trong thiên hạ. Nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay
tuyệt” (Lê Quý Đôn)
38. “Khi sáng tạo ra chữ,
những chữ nảy mầm mới là những chữ đích thực” (Berton Brech)
39. “Những tình cảm rất quý
có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời” (Gogon)
40. “Tình huống là cái
sống còn của truyện ngắn” (Nguyễn Minh Châu)
41. “Chủ đề là một ý tưởng
nảy mầm trong vốn kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống mách bảo cho tác giả,
nhưng vẫn còn ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức chưa
hình thành và đòi hỏi phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc đẩy tác
giả tìm cách hình tượng hóa nó” (M. Gorky)
42. “Thơ là một bức họa để
cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo DeVinci)
43. “Nhà thơ gói tâm tình
mình vào trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình” (Lưu Quý
Kỳ)
44. “Tôi thấy văn chương
của mình (và cả bản thân mình) sao giống trái sầu riêng quá trời, có người thích,
khen thơm, có người bưng mũi quay đi vì chê nó nặng mùi. Nhưng khi bắt đầu kết
trái, sầu riêng đâu định trước sẽ dâng tặng cho riêng ai, nên chẳng bẻ mình bẻ
mẩy để lấy lòng người…” (Nguyễn Ngọc Tư)
45. “Người vẫn còn mang
vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và
người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời
để làm dịu vết thương của chính mình” (Nguyễn Ngọc Tư)
46. “Thơ là mở ra được một
cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín” (Nguyễn
Tuân)
47. “Thơ ca, nếu không có
người tôi đã mồ côi” (Rasul Gamzatov)
48. “Mỗi người viết văn
chỉ có khả năng thành công qua những cái mình thông thuộc” (Tô Hoài)
49. “Làm thơ có lúc như
lấy người điếc lác ù tai làm bạn tri âm,
Cứ phải hét vào tai
những tiếng nói thầm.
Làm thơ có lúc là thi
sĩ câm
Ra hiệu bằng tay, bằng
mắt, bằng toàn thân,
Đóng kịch để nói điều
rất thật”
(Tri âm – Chế Lan Viên)
50. “Ôi! chỉ cần một độc giả dù vô tâm đến mấy
Là
cũng đủ cho nhà thơ thoát khỏi vạc dầu
Và
bay lên chín tầng cao”.
(Sợ nhất – Chế Lan Viên)
51. “Những phong thư anh gửi cho hư vô đều bị trả về
Dù
tem vẽ các vĩ nhân, thần thánh.
Chi
bằng anh đưa cho cô hàng xóm ở hàng rào bên cạnh
Viết
cho người độc giả bình thường gần gụi đọc thơ anh”
(Chế Lan Viên)
52. “Nghệ thuật là những câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người,
thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần cho con người, nâng con người lên” (Tố
Hữu)
53. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.”
(Sóng Hồng)
54. “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa
cảm”. (Voltaire)
55. “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)
56. “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn
vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”
(Đặng Thai Mai)
57. “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không
đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở
con người” (Nguyễn Văn Siêu)
58. “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của
nhân dân” (Nam Cao)
59. “Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi,
những ước mong nhức nhối của tôi” (Nguyên Hồng)
60. “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống
nào đấy. Từ một tình huống ấy bộc lộ bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ
tâm trạng” (Nguyễn Đăng Mạnh)
61. “Truyện hay đến một mức nào đó thì thành thơ” (Paustovsky)
62. “Nhà thơ là phu chữ” (Lê Đạt)
63. “Đọc một câu thơ tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”
(Antone France)
64. “Những con chữ ấy phải như những đóa hoa tu từ” (Nguyễn
Tuân)
65. “Điều quan trọng nhất của một nhà văn không phải cái anh ta
viết được nhiều mà là sáng tạo ra cái mới” (Trần Đình Sử)
66. “Nhà thơ phải nếm trải chua cay mặn ngọt của đời thì thơ mới
có dư vị” (Goethe)
67. “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ
đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm
hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng
hay” (Xuân Diệu)
68. “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày
hôm nay bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời với những câu
hỏi cấp bách của đời sống.” (Nguyễn Minh Châu)
69. “Thơ ca đồng hành với con người và thực hiện thức tỉnh những
lương tri đang ngủ” (Evtusenko)
70. “Hãy biết rằng chính trái tim bạn đang lên tiếng và rên rỉ
khi tay bạn viết.” (Alfret de Musse)
71. “Bài thơ hay là một sinh vật có thân xác. Mỗi câu, mỗi từ
đều có lý do. Kỹ thuật làm thơ cũng nghiêm túc như người lính trong quân đội.
Đổi một câu, một chữ là sai ở trọng tâm bài thơ, bài thơ sai lệch, sa ngã”
(Xuân Diệu)
72. “Thơ không phải lời cũng không phải lời, có ý thức mà không
phải ý thức, vô thức nhưng không hẳn là vô thức. Thơ là sự thể hiện cao nhất
của nhà thơ” (Thanh Thảo)
73. “Thơ đưa tôi đến những bến bờ không thể chạm tới” (Lưu Quang
Vũ)
74. “Con đường thơ gồm nhiều con đường khác nhau của mỗi người.
Không có một con đường chung cho tất cả. Có thể nói, con đường thơ chính là số
mệnh của nhà thơ.” (Lê Đạt)
75. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho
được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy.” (Phạm
Văn Đồng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét