Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Tưởng tượng 20 năm sau....

Tưởng tượng 20 năm sau, một ngày em về thăm trường, viết thư cho 1 người bạn cùng học ngày ấy kể lại buổi thăm trường này.
Bài làm:
Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033
Khánh thân mến!
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?
Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm.
Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.
Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường. Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.
Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn, cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe...
Ngoài ra, tớ vẫn thấy được một vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn, to hơn. Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gốc cây này tránh nắng, đứa này tranh nhau ngồi ở gốc cây với đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.
Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn. Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tôi xúc động đến tột cùng - thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi "đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng...
Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sự cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.
Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện...
Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cám ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy. Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15' một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngửa, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười.
Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thầy, từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động, rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.
Tớ chỉ viết đến đây thôi. Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống".

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Bài thơ tóm tắt "Truyện Kiều"

Bài thơ tóm tắt Truyện Kiều
"Mình xin thay mặt tổ hai,
Bàn về tác phẩm của ngài Nguyễn Du.
Nhưng mà hồn đã ngàn thu giấc tròn
Sắc, tài sánh lại nước non,
Đây người con gái chẳng còn điểm chê.
Gặp Kim, như trúng bùa mê,
Hai người đính ước hẹn thề Đạm Tiên.
Bỗng đâu oan lớn ập liền,
Thuý Kiều buộc phải kiếm tiền chuộc cha.
Chẳng may mắc bẫy Tú Bà,
Biến Kiều bỗng chốc thành quà thanh lâu.
Đương cơn nhục nhã tủi sầu,
Thúc Sinh xuất hiện, phép mầu nhuộm lên.
Tưởng rằng Kiều đã gặp hên,
Hoạn Thư đày đoạ như tên ngục tù.
Nàng đau trong nỗi căm thù,
Phận đời sóng gió mây mù xa trông.
Bạc Bà giết những kiếp hồng,
Lầu xanh Kiều lại vào tròng lần hai.
Chẳng còn nhờ vả được ai,
Kể như nàng đã tương lai mịt mù.
Từ Hải khí phách trời thu,
Kiều được giúp đỡ trả thù bấy lâu.
Ngỡ chăng chấm dứt nỗi sầu,
Lại Hồ Tôn Hiến hiểm sâu đánh lừa.
Từ Hải chết đứng không thưa,
Thuý Kiều lại kiếp ngày xưa quay về.
Nỗi đau, nhục nhã ê chề,
Nàng nay chẳng muốn quay về nhân gian.
Tiền Đường kết liễu kiếp oan,
Giác Duyên sư phụ cứu đàn con thơ.
Rời xa thực tế bẩn dơ,
Nương nhờ cửa Phật đợi chờ tương lai
Ngày kia Kiều đã gặp ngài
Tái duyên Kim Trọng, cả hai đều mừng.
Cảm ơn cả lớp chẳng ngừng lắng nghe!"

Thúy Kiều tuy chẳng ở tù
Đến đây xin phép được ngừng,
Quốc Đạt



Cảm nhận ngày đầu tiên bước vào trường THPT

Ngày đầu tiên đến trường, đó là một ngày nóng bức, ngoài trời nhiệt độ lên đến ba mươi chín độ xê, tầm nhìn xa trên mười ki lô mét, không khí tuy trong lành nhưng nóng quá làm cho tôi đổ mồ hôi ướt hết cả áo. Đêm trước đó, đa số ai cũng không yên vì lo lắng, mong chờ ngày đến trường nhưng tôi thì lại khác, tôi ngủ ngon lắm. Sau khi chuẩn bị các thứ cần thiết thì tôi bo lên giường nằm ngủ với những giấc mơ đẹp đẽ. Ngày hôm đó, tôi dậy thật sớm lúc năm giờ tê, tôi dậy ăn sáng và chơi game nhưng khi vừa bước ra khỏi nhà một cái thì tự nhiên tôi cảm thấy hồi hộp sao sao à (lạ thiệt).”
“Từ cổng trường đi vào là một hàng cây hoa sửa tỏa ngát hương thơm khắp trường, nhưng có một số bạn dị ứng với mùi hoa sửa tỏa ngát nổi mề đay cả người (tội nghiệp thiệt). Bên phải là hồ nuôi cá ở giửa có cái hòn non bộ đẹp dả man, to ơi là to, kề cạnh hồ là dảy nhà ba tầng màu vàng choé to khủng khiếp, đồ sộ như một tòa lâu đài. Tôi dường như choáng ngợp trước nhửng gì diển ra ở trước mắt và cảm thấy rất là tự hào, sung sướng khi là một học sinh của ngôi trường như thế này”.
“Trống trường vang lên âm thanh rộn rả, vang xa đánh dấu trong tôi bước ngoặt lớn, nó lùa vào trái tim bang giá của tôi một cảm xúc vô cùng xao xuyến. Tôi biết là từ hôm nay tôi đả bước vào môi trường mới, đẳng cấp và lợi hại nhiều hơn xưa (phải công nhận có một số bạn vừa học giỏi vừa dể thương dệ sợ (điển hình là bạn *****). Vậy là từ giây phút khoảnh khắc thiêng liêng đó tôi đả chính thức làm học sinh của một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống vẻ vang, đẹp đẻ - Trường trung học phổ thông Thị Xã Quảng Trị. Tôi hứa sẻ quyết tâm học hành và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống nhà trường.

Đó là nhửng cảm xúc, suy nghỉ vô cùng chân thật của tôi khi lần đầu tiên đặt chân vào ngôi trường cấp 3 danh tiếng mà tôi từng ao ước được học. Nhửng kỉ niệm đó sẻ mải đọng lại trong tim tôi. Xin chào cô giáo và các bạn. Hẹn gặp lại vào các bài tập làm văn lần sau.”

Hóa thân vào Cám...

Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", một nữ sinh THPT ở Hà Nội đã có bài viết "đặc sắc".
Bài làm

Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn trâu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà!
Có hôm mẹ tôi giao cho hai đứa công việc, mỗi đứa một giỏ để đi bắt đầy giỏ tôm cua. Đứa nào nhanh chân thì được cái yếm đỏ mẹ tôi mới mua đẹp mê hồn. Nhưng tôi thì có biết lội ao hồ bao giờ, bẩn hết quần áo mất. Con Tấm thì cứ tìm tìm mò mò đến bao giờ mới xong? Mình cứ đi hái hoa bắt bướm tí đã rồi về bắt tôm cua sau. Chiều khi tôi ra thì đã muộn rồi, thôi thì lừa con ngu kia một phen vậy:

Chị Tấm ơi chị Tấm Đầu chị bị lấm/Chị ra ruộng sâu mà gội đầu, không về mẹ mắng đó.

Haha, nó đã tin lời mình, mình phải nhanh tay đổ hết tôm cua tép giỏ nó sang giỏ của mình mới được. Về nhà được lấy yếm đỏ, và tôi đã có cái yếm đỏ.

Một hôm nọ, tôi thấy con Tấm ít ăn, hay để giành một bát cơm của mình. Tôi với mẹ mới rình xem con ranh đang làm gì. Tôi và mẹ đã thấy nó gọi là: Bống bống bang bang/Bống ăn cơm vàng/Cơm bạc nhà ta/Chớ ăn cơm hẩm/Cháo hoa nhà người thì có con cá bống bé lòi lên.

Tôi và mẹ tính thịt nó làm bữa bống kho. Hôm sau tôi và mẹ lừa nó đi chăn trâu xa không thì người ta thu trâu. Rồi tôi và mẹ tôi bắt con cá bống lên ăn thả ruột lại. Giờ nó hết người làm bạn nhé! Mình phải giấu xương ở xó bếp không nó biết với được.

Sắp đến vũ hội, mẹ và tôi chuẩn bị quần áo giầy dép mới cho tôi thật đẹp để kiếm chồng. Hôm đó tôi và mẹ chuẩn bị đi, con Tấm cũng đòi đi. Tôi tức quá, tôi xui mẹ đổ hết thóc gạo vào nhau cho nó ngồi mà sàng mà lọc. Haha, sáng mai cũng chưa xong đâu, rách rưới còn đòi theo quý tộc hahaha…



Đang chơi hội vui vua ban lệnh thử giày, ai đi vừa là vợ vua. Mẹ và tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình đành thôi. Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi. Đến ngày giỗ bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen.