THAM LUẬN
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GDPT NĂM 2018
MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Kính
thưa thầy Ngô Tất Thanh, hiệu trưởng trường THPT Trần Quốc Toản
Kính thưa cô Nguyễn Thị
Thúy Ba, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi
Kính
thưa quý thầy giáo, cô giáo, cùng tất cả các
thành viên của 2 trường TQT và NT.
Nhân dịp được giao
lưu, học tập tại trường TQT, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn đến BGH của 2 trường vì
đã tạo cơ hội cho tôi được trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và giải
pháp thực hiện chương trình môn Ngữ văn tại trường NT.
Có thể nói, lần thay đổi
SGK này, đối với bộ môn Ngữ văn là thay đổi ở nhiều phương diện:
-
Thứ nhất: Quan điểm xây dưng chương
trình: Theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất >< Theo
định hướng nội dung.
-
Thứ hai: Mục tiêu của chương
trình: Là giúp học sinh làm
chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời
sống và có khả năng tự học suốt
đời;
-
Thứ ba: Phương pháp dạy học:
Giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí
là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng"
hoạt động học của học sinh;
-
Thứ tư: Sách giáo khoa: Nội dung SGK đóng vai trò là "học liệu", không phải là nguồn kiến thức duy nhất nên có nhiều bộ SGK;
-
Thứ năm: Chương trình: Theo Chương trình "mở" không quy định chi tiết về nội dung dạy học và
các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.,…
- Thứ sáu: Vì chương trình soạn theo hướng mở nên kiểm tra, đánh giá
cũng phải thay đổi. Đề kiểm tra cho theo hướng mở, không cho lại những văn bản
mà giáo viên đã dạy trên lớp, mà phải cho kiểm tra những văn bản mới để học
sinh tư duy, sáng tạo, vận dụng nhiều kiến
thức, kĩ năng để làm bài; được thể hiện quan điểm của bản thân, biết phản
biện tư duy cũ để tìm ra cái hay.
Năm học vừa qua là năm thứ 2 thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thông mới. Qua 2 năm được cọ sát chương trình mới, bản thân nhận thấy bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn có những khó khăn.
-
Thuận lợi: Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao với việc đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của
chương trình. Cơ
sở vật chất được trang bị khá hiện đại như tivi, máy chiếu, phòng thực hành,… thuận lợi trong việc ứng dụng
CNTT và sử dụng các thiết bị dạy học. Giáo viên nhiệt tình, thường
xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực và đổi
mới phương pháp dạy
học phù hợp với tình hình mới. Học sinh ngày
càng nhanh nhạy, năng động hơn trong việc tìm kiếm các thông tin cũng như là sử
dụng thành thạo nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại (quizz, ppt…)
-
Khó khăn: Một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng
tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực… Học sinh đã quen
với chương trình cũ, quen lối lối tư duy cũ, và
quen cách dạy cũ ở cấp 2 theo kiểu đọc - chép, học thuộc lòng để kiểm tra,
thi cử. Các em chưa được rèn
luyện đủ 4 kĩ năng đọc - viết - nói - nghe nên lên cấp 3, học chương trình mới, giáo viên chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học phát triển năng lực (ở môn Ngữ văn là năng
lực giao tiếp, năng lực văn học) làm các em bỡ ngỡ. Đây là khó
khăn lớn nhất trong việc đổi mới phương pháp, phải mất một học kì các em mới
quen cách dạy mới của giáo viên.
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Tổ Ngữ văn chúng tôi đã đề ra giải
pháp như sau:
1. Đối với giáo viên
-
Tự giác tích cực tham gia tập huấn, hội thảo đầy đủ, nghiêm túc; không ngừng học tập, trau
dồi nâng cao năng lực chuyên môn (thể hiện trong KHGD cá nhân). Thường
xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm sau các giờ dạy (hội giảng, thao giảng, chuyên
đề, NCBH) để tìm ra phương pháp
dạy tương đối phù hợp với tất cả học sinh của trường. (Trong 2 năm học vừa qua, vừa thực hiện 2 chương trình
song song, tôi khuyến khích mỗi GV phải đăng kí HG có í nhất 1 tiết của CT mới è GV có cơ hội được dự giờ, được trao đổi và góp ý để
hoàn thiện phương pháp mới)
-
Quán triệt đúng vai trò của người thầy: Người thầy
là người đồng hành, dẫn dắt, định hướng
học sinh trong quá trình học; giúp các em mạnh dạn, chủ động tiếp cận phương
pháp học tập mới nhằm phát huy phẩm chất, năng lực. (GV phải chuẩn
bị KHBD thật chu đáo, nắm thật kỹ nội dung tiết dạy thì mới làm chủ được phương
pháp. Đây là một khâu cực kì quan trọng, mất nhiều thời gian của thầy cô).
-
Nghiên
cứu kĩ các văn bản hướng dẫn đổi mới
dạy học, các văn bản qui định về đổi mới kiểm tra, đánh giá để thực hiện
một cách tốt nhất (CV 3175). Tích cực dự giờ
đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân, dần hoàn thiện theo
phương pháp mới.
2. Đối với Tổ chuyên môn
2.1 Đổi mới phương pháp dạy học
-
Tổ
thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn phù hợp với thực tế nhà trường. Chú trọng thảo luận về dạy học theo đặc trưng
thể loại; dạy học chú trọng rèn luyện kỹ năng đọc - viết - nói
- nghe cho học sinh;
cách triển khai hoạt động dạy học trong tiết dạy cụ thể. (Tổ thống nhất chọn SGK CTST để dạy học, chưa
triển khai việc lựa chọn ngữ liệu ngoài SGK để thay thế).
-
Tổ thống
nhất dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh. Lên lớp, GV phải dành nhiều thời
gian cho các hoạt động thực hành, trao đổi, thảo luận để
rèn luyện kỹ năng đọc - viết - nói - nghe cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ
ràng, phù hợp với khả năng của học sinh, nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà
học sinh phải hoàn thành, chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập.
-
Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo
hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc - viết - nói và nghe. Hướng dẫn học sinh
thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học
thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.
+ Đối với hoạt động dạy đọc, giáo viên xác định rõ mục đích là giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản, từ đó hình thành phẩm chất, nhân
cách cho học sinh.
GV dạy kĩ Tri thức ngữ văn cho học sinh và định hướng cho học sinh hiểu ngữ liệu chỉ là phương tiện để làm rõ TTNV, việc tìm hiểu ngữ
liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.
+ Đối với hoạt động dạy viết, giáo viên chú trọng việc hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý
tưởng cho học sinh. Giáo
viên tập
trung hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản.
+ Đối với hoạt động dạy nói – nghe, giáo viên chỉ dành ít thời
gian giao nhiệm vụ theo định hướng trong sách giáo khoa. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học
sinh thuyết trình, trình bày (theo bài tập trong sách giáo
khoa), thời gian chuẩn bị không cần nhiều (vì đã có nội dung từ đọc và viết). Tổ
chức cho học sinh thuyết trình, trao đổi, phản biện về nội dung và kỹ năng nói càng
nhiều học sinh trình bày càng tốt. Từ đó, giáo viên nhận xét về kĩ năng và nội dung nói, nghe của
học sinh.
2.2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá
-
Tổ triển khai nội dung đổi
mới kiểm tra đánh giá trong sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học. Điểm mới đáng chú ý là hình thức đánh giá
phong phú hơn. Tổ thống nhất thực
hiện đa dạng hình thức kiểm tra đánh
giá như sau:
+ Đánh giá thường xuyên thực hiện linh hoạt hình thức: không phải chỉ
làm bài trên giấy, mà cho điểm qua dự án
học tập, các cuộc tranh biện, hùng biện…; thường xuyên đánh
giá cả bốn kĩ năng đọc - viết - nói
- nghe.
+ Đánh giá định kì được thực hiện theo đúng tinh thần mục tiêu của
Chương trình GDPT 2018.
- Tổ thảo luận thống nhất cấu trúc đề kiểm tra định kì: tự luận 100%; khi xây dựng đề chú ý lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu (phù hợp với thể loại, tâm lý học sinh thpt, có tính giáo dục và tính thẫm
mĩ), cách đặt câu hỏi (như câu hỏi trong SGK, câu hỏi đề thi TN của BGD), đề theo khung ma trận và bản đặc tả, đề được phản biện
trước khi kiểm tra,… Chú trọng
xây dựng đề mở để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, quán triệt việc
lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để xây dựng đề đọc hiểu và viết.
- Khi đề đã sử dụng kiểm
tra xong, Tổ phân tích, đánh giá những hạn chế (nếu có) để rút kinh nghiệm.
Trên đây là vài ý
trao đổi cùng với quý thầy cô, rất mong được lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm của
quý thầy cô.
___________Hết___________