Ngữ văn THPT
- 💓Dẫn chứng NLVH (1)
- 💓Dẫn chứng NLXH (2)
- 💕Đề thi TS vào lớp 10 của TN (4)
- 💖Bài mẫu (CT 2018) (11)
- 💖Bài phát biểu (12)
- 💖Bài viết của học sinh (5)
- 💖Bản đặc tả CT 2018 (3)
- 💖CT GDPT 2018 - THCS (5)
- 💖CT GDPT 2018 - THPT (4)
- 💖Đề minh họa KT của BGD (3)
- 💖Đề thi HSG QG (2)
- 💖Khung ma trận CT 2018 (4)
- 💗Bài viết của GV (13)
- 💚Đề kiểm tra HK lớp 10 (CT2018) (7)
- 💚Đề kiểm tra HK lớp 11 (CT2018) (3)
- 💚Đề kiểm tra lớp 12 (CT2018) (1)
- 💚TL GDĐP Tây Ninh (3)
- 💛Đề minh họa thi TN 2025 (3)
- 💜Đề thi Olimpic (4)
- 💝Bài (sưu tầm) hay (18)
- 💢CẤU TRÚC ĐỀ HSG 2018 (1)
- 💦Đề thi ĐGNL 2025 (1)
- 🤎Bài viết của hs...cười bể bụng (2)
- 🟠CÁC DẠNG ĐỀ THI (2018) (6)
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2024
CÁCH ĐƯA KIẾN THỨC LLVH VÀO BÀI VĂN
THƠ MÙA THU
THƠ MÙA THU
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2024
CỐ NHÀ THƠ LÊ ĐẠT: “NHÀ PHU CHỮ” NÓI VỀ NGHỀ THƠ
Cố nhà thơ Lê Đạt từng tâm sự: “Ngay từ nhỏ, tôi đã ôm ấp mộng cách tân thơ Việt - lẽ dĩ nhiên lúc đó tôi
không ý thức được rõ rệt nên cách tân như thế nào. Sau Cách mạng tháng 8, nhà
thơ ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất là nhà thơ Xô - Viết Mayakovsky. Tôi thích
những hình ảnh quả đấm hết sức táo bạo cũng như những bài thơ quảng trường mạnh
mẽ tham gia trực tiếp vào quá trình thay đổi xã hội của ông, ảnh hưởng của Maya
rất đậm nét trong những bài thơ đầu tiên của tôi”
Mở đầu cuộc cách tân
thơ, Lê Đạt khác đã dành hết tâm sức của mình cho một cuộc chơi mới, cuộc
chơi của một nhà - phu - chữ như cách dùng từ của Lê Đạt. Trong bài thơ Bóng chữ, một bài đặc trưng cho phong cách Lê Đạt, cái cảm xúc trữ tình
của thơ tiền chiến đã được chuyển hoá sang một dạng trữ tình khác, nó không dạt
dào, sướt mướt ở bề mặt chữ, nó khơi gợi sự âm vang bất ngờ từ bề sâu của một
cảm xúc, một suy tư:”Chia xa rồi anh mới thấy em/ Như một thời
thơ thiếu nhỏ/ Em về trắng đầy cong khung nhớ/ Mưa mấy
mùa mây mấy độ thu/ Vườn thức một mùi hoa đi vắng/ Em
vẫn đây mà em ở đâu/ Chiều Âu Lâu/ bóng chữ động chân
cầu”. Câu kết của bài thơ mang trong nội hàm của chữ một dư âm mới,
qua bài thơ này, chiều Âu Lâu không còn là một địa danh trữ tình của riêng nhà
thơ nữa khi bóng chiều, bóng chữ hay bóng người tình xưa còn đang vang động ở
phía chân cầu của ký ức vì khu vườn xưa vẫn thức một mùi hoa đi vắng mặc dù mưa
đã mấy mùa và mây mấy độ thu.
KHƠI DẬY SỰ SỐNG ĐỘNG CỦA CẢM XÚC VÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Lê Đạt là một thi sĩ dày công chăm bón chữ nghĩa, tôi có cảm giác trước khi gieo trồng mỗi câu thơ của
mình, ông làm chữ kỹ càng tới mức “xới đất, lật cỏ” như một nông phu cần mẫn
làm đất chuẩn bị mọi thứ cho một vụ mùa gieo trồng mới của họ. Nhưng khác với
công việc cày ải, gieo trồng của các nông phu, công đoạn làm chữ của một nhà
thơ theo kiểu phu - chữ luôn cần tới một tố chất thiên bẩm khác, đó là khả năng
khơi dậy sự sống động của cảm xúc và trí tưởng tượng từ những con chữ vô tri vô
giác theo một cấu trúc ngôn ngữ thơ: “Anh tìm về địa chỉ tuổi
thơ/ Nhà số lẻ/ phố trò chơi bỏ dở/ Mộng
anh hường/ tìm môi em bói đỏ/ Giàn trầu già/ khua /những
át cơ rơi”. Bài thơ Át cơ nói trên của Lê Đạt ngay từ khi mới công bố đã
gây nhiều tranh cãi khác nhau, nhưng bất luận thế nào thì mọi người cũng thống
nhất đây là một bài thơ hay. Cái hay của nó không chỉ bởi sự liên tưởng của
nhiều hình ảnh lạ xuất hiện trong một bài thơ rất ngắn, cái hay của nó còn nằm
ở kỹ năng chơi chữ rất tài hoa và tinh tế kiểu Lê Đạt, đã khiến cho mỗi người
đọc bài thơ lại nhận thấy có một tâm tưởng khác, một cảm hứng khác, một
khung trời khác sau những câu thơ mang vẻ đẹp bí ẩn nói trên.
Với Lê Đạt, nhiều người đọc đã rung động trước một
lời tâm sự khá nổi tiếng của ông. “Một nhà thơ sắp già báo trước một người đàn
bà chưa hết trẻ”: “Anh bảo đảm không làm phiền em cõi đời, không dám hứa không
làm phiền em cõi chữ, ở đó hai ta đều bất lực”- Thơ là kết quả của sự làm phiền
đó chăng”. Nếu coi chiếc áo dài truyền thống của thơ là vẻ đẹp quến rũ của lục
bát - ca dao thì phải chăng đẹp vẻ khêu gợi một cá tính của bộ váy áo âu - tây
mát mẻ chính là đường nét của thơ hiện sinh. Theo tôi, Lê Đạt là một nhà chủ
động cách tân nhằm hiện - sinh - hóa những mảnh rời của hiện thực theo kiểu
những bài thơ Hai-kâu sau đây của ông: “Tình sét đánh má đồi môi bão ập/ Yêu
một liều xuân bất chấp thu lôi” (Thu lôi); “Tàu đắm hẹn bội thề
lênh láng biển/ Trăng tình bờ mộng thải nhiễm ô mơ”(Ô nhiễm); “Em tình tựa cơ
may phường ảo số/ Mỗi ngả đường e cửa ngõ Tạm Thương” (Ngõ Tạm Thương);“Rượu nổ
má bừng cỗ xuân ầm ã/Mâm một tình mời ăn vã cô đơn” (Cỗ xuân).
Tôi nhất quyết rằng, những bài thơ trên đây là một kiểu “đố chữ”
rất tài tình, lý thú của Lê Đạt (khi tên của bài thơ nằm ngay trong 2 câu thơ)
và nếu như tác giả giấu tên thật của mỗi bài thơ Hai-kâu thì người đọc khó mà
đoán đúng được ý đồ đặt tên bài thơ của tác giả. Kiểu thơ Hai-kâu này cho thấy
nhà thơ đã dày công tìm tòi nhiều cách chơi chữ rất kỳ ảo và biến hóa, nó nén
lại cả một năng lượng thẩm mỹ chỉ trong hai câu thơ ngắn và đây là một hướng
cách tân thơ rất hiện đại của nhà phu - chữ - thơ (theo cách gọi của Lê Đạt).
SỰ UYÊN BÁC TINH TẾ
CỦA THÚ CHƠI CHỮ TRONG THƠ CA
Luận bàn về thú chơi chữ trong thơ, Lê Đạt từng khẳng định
trong Đường chữ: “Người làm
thơ chơi những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa
và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ. Người làm thơ rắp tâm biến ngôn
ngữ tiêu dùng thành một thứ ngôn ngữ trò chơi (hiểu theo nghĩa mạnh) trong một
trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà Roland Barthes gọi là một sự chú ý bồng bênh
(attention flottante). Chính cái trò chơi hết mình này khiến Freud coi các nghệ
sĩ như một thứ trẻ con lớn tuổi có khả năng đánh thức bản năng trò chơi của độc
giả. Người chơi chữ dễ dàng được coi là người thông minh, chơi như vậy là chơi
đùa. Nhà nghệ sĩ cũng như đứa trẻ không
chơi đùa mà chơi, thật khiến trò chơi chữ không còn là một trò chơi đơn thuần
dựa trên óc thông minh của một người tỉnh táo mà dựa trên toàn bộ trí năng cũng
như cảm năng của một kẻ đam mê bị thánh ốp trong một cơn thượng đồng của chữ”. Thiết nghĩ, bàn về sự chơi chữ trong thơ đến
thấu đáo như vậy thì cũng đã đủ cho chúng ta thấy Lê Đạt uyên bác và tinh tế
trong cách dùng chữ nghĩa như thế nào.
Sau Bóng chữ, Lê Đạt đã dành gần 200 trang thơ trong
tập Ngó lời (NXB Văn học,1997) để trình bày một cuộc chơi mới
của mình với gần 300 bài thơ viết theo kiểu thơ Hai-kâu (đồng dạng với kiểu thơ
Hai - cư của Nhật Bản). So với những cách tân quyết liệt của Trần Dần thì Lê
Đạt đi theo một hướng khác, ông cố gắng đưa ra một hệ thống mỹ cảm mới trong sự
cách điệu những con chữ mà bài thơ Quan họ sau đây là một ví
dụ điển hình: “Tóc trắng tầm xanh qua cầu với gió/ Đùi bãi ngô
non /ngo ngó sông đầy/ Cây gạo già/ lơi
tình /lên hiệu đỏ/ La lả cành/ cởi
thắm / để hoa bay/ Em về nói làm sao với mẹ/ Em
trường nét gốm thon bình cổ đại/ Mình Lưỡng Hà/thoai thoải/ vú
Đông Sơn/ ước gì/ nhỏ đấy bằng con giống/ Bỏ
túi đi cùng/ ta phố bông tình bông”.
Ở bài thơ trên, nhịp
thơ vẫn cũ nhưng hình ảnh và âm điệu thơ đã mới rất nhiều. Cái hình
tượng: Đùi bãi ngô non ngo ngó sông đầy là một phát hiện mới
rất Lê Đạt về mặt mỹ cảm và không chỉ xuất hiện một lần, ngay trong đoạn thơ
sau đó, ông lại múa bút vẽ những nét xuất thần để độc giả thơ được thấy: Em
trường nét gốm thon bình cổ đại/ Mình Lưỡng hà thoai thoải vú Đông Sơn. Cái
đẹp rung động này mang hơi thở ngàn năm của đất đai, sông núi và mãi trường tồn
như ngàn khúc dân ca miền Kinh Bắc. Đây là một bài thơ đặc sắc viết về Quan họ
với cách nhìn rất mới của Lê Đạt khi âm điệu câu thơ dường như còn nhấn nhá,
ngân nga theo nhịp hát Quan họ: Cây gạo già lơi tình lên hiệu đỏ/ La lả
cành cởi thắm để hoa bay, nhưng hình ảnh bao trùm lên toàn bộ bài thơ là
một không gian đầy sức sống của vẻ đẹp phồn sinh đang hiện hữu trong từng câu
chữ.
Trong
một lần trao đổi với tôi về thi ca cách tân, nhà thơ Lê Đạt cho biết: “Một nhà
thơ nước ngoài đã nói: ‘Khi ngôn ngữ thơ là hình ảnh, nó trói buộc ta trong một
nhà tù rất ghê gớm và thoát ra khỏi nhà tù ấy là bước đầu tiên đã dám đổi mới,
ta dám sống mới’. Điều ấy quan trọng lắm và tôi cho rằng cách tân đó là quan
trọng nhất. Vì những câu thơ hay bao giờ cũng xuất phát từ cách nhìn mới, bởi
hiện tượng chính là tự nhiên cùng với cách quan sát về nó, nên thay đổi cách
nhìn là điều quan trọng nhất đối với một nhà thơ. Trong thơ của tôi, ngoài phần
thơ hai-kâu còn thêm phần đoản ngôn rất mới và là một hình thức suy nghĩ ngắn
gọn về nghệ thuật và cách ứng xử trong cuộc đời. Thể thơ đoản ngôn này thoải
mái hơn thể thơ hai-kâu vì nó viết theo kiểu thơ văn xuôi”. Cũng theo nhà thơ
Lê Đạt “Điều cốt lõi quan trọng nhất đối với nghề thơ là phải lao động thơ một cách cần mẫn và không
ngừng nâng cao văn hóa. Các nhà thơ cần phải cố gắng hơn nữa để cho
độc giả thơ chấp nhận mình. Trong động tác chân tôi ghét nhất là dậm chân tại
chỗ vì nó đi mà vẫn đứng; trong mọi thứ phải vội thì không nên vội khi làm chữ
và khi tự tử”
https://cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/nha-tho-le-dat-nha-phu-chu-noi-ve-nghe-tho-i733635/
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024
TRUYỆN NGẮN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN NGẮN
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024
PHÂN BIỆT TÙY BÚT VỚI BÚT KÝ VÀ THƠ VĂN XUÔI
Bút ký là một thể loại khá gần gũi với tùy bút. Đôi lúc rất khó phân định ranh giới giữa hai thể loại này, nhất là khi cần xem xét ở những tác phẩm cụ thể. Cùng trong quyển sách “Thạch Lam – về tác gia và tác phẩm”, những người biên soạn cũng chưa có được sự nhất trí với nhau. Trong khi Nguyễn Thành Thi với bài viết "Thạch Lam, từ quan niệm về cái đẹp đến những trang văn “Hà Nội băm sáu phố phường”" khẳng định “Hà Nội băm sáu phô phường” là “một tập tùy bút” đặc sắc và Thạch Lam, cùng với Nguyễn Tuân, “đã có công đặt những viên đá tảng cho lâu đài tùy bút Việt Nam thời hiện đại”, thì ở phần điểm qua “Tác phẩm của Thạch Lam” cuối sách, tác phẩm này lại được ghi rành rành là bút ký. Hoặc như tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 hiện hành có đến ba cách định danh thể loại khác nhau: tùy bút, bút ký và tùy bút pha bút ký.
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024
SỨ MỆNH CỦA THƠ CA
Thơ là “những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại điểm trang cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó”. “… Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người” (William Wordswarth).
MỐI QH TƯƠNG TÁC GIỮA SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN
Sáng tạo và tiếp nhận văn học luôn là vấn đề bản chất, then chốt của Khoa Nghiên cứu văn học. Và thực tế, các nhà lý luận văn học từ truyền thống đến hiện đại đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ này từ nhiều cấp độ lý luận với nhiều quan niệm khác nhau. Có sáng tạo văn học là có tiếp nhận văn học, dĩ nhiên là sáng tạo phải đi trước một bước để tạo thành văn bản. Sau đó, văn bản được chuyển đến người đọc, được người đọc tiếp nhận, bình giá thì nó mới trở thành tác phẩm. Cứ như vậy, tác phẩm văn học liên tục được làm đầy những giá trị chỉnh thể của chúng từ những tầm đón nhận và tầm đón đợi của nhiều thế hệ người đọc. Có nghĩa là người đọc đồng sáng tạo từ nhiều góc nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau và từ bản chất tự trị vốn có của tác phẩm, họ có thể cung cấp nhiều ý nghĩa và giá trị mới khác cho tác phẩm. Những ý nghĩa và giá trị mới ấy, quả thật trong khi sáng tác, tác giả chưa nghĩ đến hoặc chưa tin rằng, chúng lại được người đọc phát hiện thú vị như vậy.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024
NHẠC TÍNH TRONG THƠ
Hiểu như thế nào về nhạc tính trong thơ?
Bàn về nhạc tính trong thơ, thực
chất là nói đến khả năng tạo nên những cấu trúc, tổ hợp âm thanh dựa trên đặc
tính âm học của lời, của ngôn ngữ.
Thơ có lúc được xem như là sự giao thoa giữa âm và ý.
Mallarmé còn dị biệt hơn khi “liên kết những từ mà sức mạnh gợi cảm không được
sinh ra từ ý nghĩa mà lại chỉ từ sự “rung động của âm thanh”. Chính hiệu quả về
mặt âm thanh (nhịp điệu - nhạc tính) mà thơ khẳng định được tư cách loại hình
của mình trong tương quan với các loại hình khác.
Thanh âm trong cơ chế “lặp lại” trên trục ngữ đoạn (kết hợp)
đã tạo nên “một kiến trúc đầy âm vang” (Đỗ Đức Hiểu). Đó là nhạc tính của thơ.
Tu từ học ngữ âm đã chỉ rất rõ hiệu quả của các kết hợp âm trong cấu trúc ngôn
từ dựa trên những “tham số thanh học của ngôn ngữ” (Nguyễn Phan Cảnh). Trên
bình diện lý luận, nhạc tính được tạo nên bởi sự hòa điệu của âm thanh (giai
điệu) và nhịp điệu. Tuy vậy, bản thân âm thanh lại chưa phải là giai điệu. Âm
thanh được tổ chức theo cường độ, trường độ, nhịp độ trong thời gian mới trở
thành giai điệu. Tiếng Việt có đặc tính là đơn âm, đơn lập và nhiều thanh điệu
với những âm sắc đa dạng nên có nhiều điều kiện, cơ hội để tổ chức, kết hợp,
phối dàn nhạc.
Thơ
Việt Nam đương đại kiến tạo nhạc tính dựa trên ba yếu tố: vần điệu, âm điệu và
nhịp điệu.
Âm nhạc vốn là loại hình nghệ thuật thời gian. Với loại hình
này, các yếu tố vật chất được loại bỏ, đồng nghĩa với việc loại bỏ các quy
chiếu không gian, hướng đến “nội cảm thuần túy” (Hegel). Dựa trên đặc tính âm
học của từ, tổ chức trong những đơn vị thời gian nhất định đã đem đến nhạc tính
cho thơ. Nguyễn Phan Cảnh đã phân xuất kỹ lưỡng bằng các thao tác của ngữ âm
học để chỉ ra: kỹ thuật tạo nhạc bằng âm điệu dựa trên đặc tính thanh điệu của
từ. Như thế, ông đã lưu ý đến khả năng của yếu tố siêu đoạn tính. Ông phân định
thanh cao gồm Ngang - Ngã - Sắc, thanh thấp gồm Huyền - Hỏi - Nặng. Một kỹ
thuật tạo nhạc khác là dựa trên đặc tính âm học của nguyên âm và phụ âm. Nguyễn
Phan Cảnh chỉ ra nguyên âm có đặc tính Bổng/ Khép (I), Bổng/ Mở (E), Trầm/ Khép
(U), Trầm/ Mở (O) … Còn phụ âm, ông lưu ý đến những phụ âm vang (m, n, nh, ng),
những phụ âm tắc (p, t, ch, c) …
Thơ
Việt Nam đương đại kiến tạo nhạc tính dựa trên ba yếu tố: vần điệu, âm điệu và
nhịp điệu. Về mặt loại hình, nhạc tính được tạo nên bởi vần điệu đến giai đoạn
hiện nay không còn quan trọng nữa. Tuy vậy, vần điệu vẫn tồn tại, thậm chí là
một dòng chảy khá lớn trong thơ đương đại. Biểu hiện của kiểu thơ này chính là
các tác phẩm sáng tác theo thể thơ truyền thống: lục bát, năm chữ, bảy chữ, tám
chữ,… với tổ chức vần chân hoặc vần lưng: Thôi em cứ việc đi tìm/ Cho
môi khỏi héo cho tim khỏi tàn/ Biết đâu cuối bến trần gian/ Người xưa vẫn đợi
em sang một bờ/ Gia tài tôi mấy vần thơ/ Trót đem đổi lấy dại khờ ngày yêu/ Tóc
xanh đổ tím bóng chiều/ Lấy chi mua nổi những điều em mong ("Dỗi"
- Lê Quốc Hán). Vần thơ tạo nên sự liên kết về mặt thanh âm do cấu trúc lặp lại
tại các vị trí hiệp vần. Âm thanh được tổ chức, lặp lại trên trục thời gian,
theo những nhịp độ (tempo) nhất định tạo nên nhạc tính.
Đối
với thơ lục bát, thường là nhịp chẵn, đều đặn và hài hòa, khiến cho nhạc tính
của thơ lục bát khi nghe cảm giác du dương, êm ái, dễ đi vào lòng người. Nhạc
tính của lục bát nói riêng và các thể thơ có vần nói chung đều hướng tới cấu
trúc này, nghĩa là tổ hợp thanh âm dựa trên sự lặp lại ở những vị trí nhất định
trên chuỗi ngôn ngữ: Tháng giêng mưa ngoài phố/ Mưa như là sương thôi/
Những bóng cây dáng khói/ Như mộng du bên trời/ Tháng giêng ngày mỏng quá/ Nỗi
buồn nghe cũ rồi/ Mà bên kia tờ lịch/ Nỗi niềm mưa xót rơi/ Tháng giêng mưa
trên tóc/ Những người đi lễ chùa/ Theo giọt mưa cầu phúc/ Tiếng chuông từ bi
mơ/ Tháng giêng mưa dưới bến/ Mỏng mai cô lái đò/ Mắt mưa em lúng liếng/ Trói
tôi bằng vu vơ ("Mưa tháng Giêng" - Nguyễn Việt Chiến). Thơ
Việt đương đại phát triển đến thời điểm hiện tại đã giải trừ sứ mệnh của vần
điệu để hướng tới một cấu trúc tự do, thông thoáng hơn: nhịp điệu. Nhịp giữ cho
âm thanh không rơi vào hỗn độn, hay đúng hơn là tổ chức âm thanh theo những ý
hướng nhất định.
Âm thanh tự nó chưa phải âm nhạc. Chỉ khi nào, âm thanh được
tổ chức trong thời gian, với cấu trúc lặp lại, khi đó mới hình thành nhịp -
giai điệu là tiền đề của nhạc tính trong thơ. Với những nhà thơ mà tư duy tượng
trưng trở thành đòi hỏi có tính bản thể của sáng tạo, “âm - nhạc - của - ngôn -
ngữ” vừa là phương tiện nhưng đồng thời cũng là mục đích.
Chất
thơ chính là chất nhạc: Chờ em đường dương cầm xanh/ dậy thì nõn dương
cầm phố/ Chờ em đường dương cầm sương/ chúm chím nụ dương cầm biếc/ Chờ em
đường dương cầm sim/ vằng vặc ngực dương cầm trinh/ Chờ em đường dương cầm
khuya/ ôi cái im đêm thơm mọng/ Chờ em đường dương cầm trăng/ ứa nhụy, lạnh
dương cầm xuân/ Chờ em đường dương cầm mưa/ giọt giọt lá buồn dạ khúc/... Xào
xạc lòng tay khuya/ Anh về lối dương cầm lạnh ("Serenade 3"
- Dương Tường).
Sáng tác của Dương Tường phát huy thế mạnh của “con âm”
trong tổ chức lời thơ, giống như một bản nhạc. Vấn đề đặt ra, tự thân âm nhạc
giải trừ các liên quan đến vật chất. Chỉ có âm thanh trong thời gian. Âm thanh
lại trừu tượng,… Bởi thế, các thi sĩ tượng trưng đã tận dụng tính chất trừu
tượng này nhằm biểu đạt sự âm u, sâu xa, kín đáo ẩn mật của tinh thần.
Dĩ nhiên, như đã nói, âm - nhạc - của - ngôn - ngữ không thể
cạnh tranh được với ngôn - ngữ - âm - nhạc. Có chăng, các thi sĩ đề cao âm
nhạc, nhạc tính trong thơ bởi thấy được ý nghĩa của nó trong việc đưa con người
đến với sự tự do hoàn toàn, như Valéry nói: “Âm nhạc đưa chúng ta trở về với
chính mình”. Trở về với chính mình nghĩa là trở về bản thể.
Một đặc điểm nổi bật của con người đương đại là tinh thần
hướng tới các giá trị nhân bản, phát huy tối đa những giá trị bản thể, cất lời
về tư cách hiện hữu của mình trong không thời gian, trong lịch sử. Và chỉ với
âm nhạc, nhạc tính, những kín nhiệm của tinh thần mới có cơ hội được bộc lộ một
cách đầy đủ.
Trong động thái ấy, thơ đương đại đã dịch chuyển từ Chữ -
Nghĩa sang Chữ - Âm - Nghĩa. Cái nghĩa này cũng không chỉ là nghĩa tự vị, nghĩa
ngôn ngữ học, mà đó là “chức năng thi ca” của ngôn ngữ thơ. R.Jakobson đã hết
sức lưu ý: “Chỉ trong thi ca, bằng sự lặp lại đều đặn của những đơn vị tương
đương với thời gian của chuỗi ngôn từ đã mang lại một kinh nghiệm sánh bằng -
kinh nghiệm về thời gian âm nhạc”.
Tư duy âm nhạc là tư duy tượng trưng. Chỉ bằng âm thanh,
những tổ chức giai điệu trong thời gian, nhịp độ, cao độ, trường độ,… cho phép
hình thành các giao hưởng của thanh âm mà ta gọi là nhạc. Thông thường, như
nhiều người đã thực hành, việc sử dụng các âm mở, vang, có vần bằng, cao bổng,…
mang lại hiệu quả tốt hơn cho mục đích nhạc tính. Tuy vậy, đó chỉ là phần nổi
lên của thanh âm trong một giao thoa, cộng hưởng nhất định. Sẽ rất cần các âm
khác chìm, đục, tối, thấp,… để tạo nên các cú “bồi”, làm nẩy các thanh âm vang
mở,… Như thế, chúng ta cần phải nói đến một thi pháp “giao thoa và cộng hưởng”
(Chu Văn Sơn) mà không chỉ đề cập đến những gì nghe thấy. Nếu không có những bè
trầm, những khoảng thấp, tối, đục, chuỗi thanh âm trong thời gian sẽ khó có thể
ngân lên thậm chí có nguy cơ biến thành một hợp âm hỗn độn, xô bồ.
Thanh âm của ngôn ngữ, nhạc tính trong thơ chính là một thủ
thuật tượng trưng đồng thời cũng là một biểu tượng về những điều tinh vi, kín
đáo và sâu xa của thế giới, của tâm hồn con người. Các thi sĩ tìm đến nhạc tính
như tìm đến một nguồn sống, nguồn thơ ở tầng cao hơn của tư duy và mỹ cảm. Và
cũng có lẽ, chỉ trong những đặc tính siêu hình, trừu tượng của âm nhạc, con
người mới thực sự tìm thấy sự tự do, mới thực sự trở về với chính mình như điều
P. Valéry đã từng nhấn mạnh.