Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018 (CHUYÊN)

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

   ___________________

 

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018

Ngày thi: 3 tháng 6 năm 2017

Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên)

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

---------------------------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

…Tuy nhiên, nhiều năm gần đây lễ hội không còn yên vui như xưa. Sau nhiều năm bị cấm triệt để vì bị coi là trò mê tín dị đoan, đến nay lễ hội được khôi phục, mở cửa hết cỡ, bất chấp lễ hội gì, hành lễ ra sao. Trong các lễ hội ấy những người trẻ tham gia nhiệt tình nhất, ăn thua nhất, “máu me” nhất.

…Ở hội Xuân Đỉnh (Hà Nội), họ vác cả kiệu thánh đâm nát kính chiếc xe hơi của một phụ nữ vô ý chắn đường bất chấp người này quỳ xuống lạy lục van xin. Ở lễ hội đền Trần, những người trẻ đạp lên đầu lên cổ nhau, giật cả bảo kiếm trên bàn thờ, rồi lấy tiền chà xát lên kiếm.

Kinh hoàng nhất là lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Sau khi con lợn bị dây trói căng ra bốn phía, “đao phủ” chặt một nhát đứt đôi con lợn thì những người trẻ tranh nhau lấy tiền quết máu lợn.

Không hiểu khi chà xát tiền lên kiếm báu, lên máu lợn người ta nghĩ đến cái gì? Nghĩ đến công danh cho bản thân hay lợi lộc cho gia đình? Liệu có ai trong số họ nghĩ đến tội ác?

(Trích “Những người trẻ ở lễ hội”, Đoàn Lê Giang, www.tuoitre.vn, 7/3/2015) 

Câu 1. Anh/chị hãy nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích?

Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn sau: Không hiểu khi chà xát tiền lên kiếm báu, lên máu lợn người ta nghĩ đến cái gì? Nghĩ đến công danh cho bản thân hay lợi lộc cho gia đình? Liệu có ai trong số họ nghĩ đến tội ác?

II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Trách nhiệm là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người.

Câu 2 (5 điểm)

            Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài “Việt Bắc”, Tố Hữu đã viết:

"Mình về thành thị xa xôi

 

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông còn nhớ bản làng

 

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?"

(“Việt Bắc” - Tố Hữu)

Những dòng thơ trên gợi cho anh/chị liên tưởng đến lời tâm sự của tác giả nào trong một bài thơ mà anh/chị đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập một? Anh/Chị hãy chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ anh/chị đã tìm được.

----------Hết---------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh………………………………..Số báo danh…………………………………

Chữ kí của cán bộ coi thi 1:……………………Chữ kí của cán bộ coi thi 2:………………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

___________________

 

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên)

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Bản hướng dẫn này có 05 trang)

_______________

 

A.    HƯỚNG DẪN CHUNG

1.      Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho điểm đúng như hướng dẫn chấm quy định.

2.      Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm, thống nhất trong toàn tổ và được Lãnh đạo Hội đồng chấm thi phê duyệt.

3.      Sau khi cộng điểm toàn bài được làm tròn đến 0,25 điểm.

 

B.     ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

I.

ĐỌC HIỂU

 

 

2,0

1

Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích:

 

1,0

- Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện thái độ phê phán, lên án, chê bai, mỉa mai… những người trẻ hung hăng thô bạo, độc ác dùng bạo lực giẫm đạp nhau, có hành động giành giật, cư xử thiếu văn hóa…trong những lễ hội trang trọng đầu năm.

 

 

 

 

0,5

 

- Thái độ của tác giả là đúng đắn, sâu sắc, khách quan…

 

0,5

2

Xác định hai biện pháp tu từ và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ ấy:

 

1,0

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ (nghĩ đến), điệp từ (lên, cho), câu hỏi tu từ (nghĩ đến cái gì?, nghĩ đến công danh…?, nghĩ đến tội ác?), liệt kê (chà xát tiền lên kiếm báu, lên máu lợn)…

* Lưu ý: Thí sinh nêu đúng 02 biện pháp tu từ trong những biện pháp trên.

 

0,5

- Nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn.

+ Nhấn mạnh thái độ của tác giả: bất bình, lên án hành động vô văn hóa, thô bạo …của những người trẻ tham gia lễ hội.

+ Góp phần làm cho đoạn văn nhiều hình ảnh sinh động, giàu âm điệu, tạo ấn tượng nơi người đọc.

* Lưu ý: Thí sinh có thể đưa ra ý khác miễn sao hợp lý.

 

 

0,25

 

 

0,25

 

II.

LÀM VĂN

 

 

 

1

Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Trách nhiệm là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người.

 

3,0

 

* Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

 

* Yêu cầu cụ thể:

a/. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề nghị luận; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khẳng định được vấn đề nghị luận.

 

 

0,25

b/. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người.

 

0,5

c/. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.

 

 

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được những ý chính sau:

 

- Giải thích:

+ Trách nhiệm: Là phải bảo đảm làm tròn phần việc được giao, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả.

+ Nhân cách: Là tư cách và phẩm chất của con người.

+ Ý kiến trên khẳng định trách nhiệm là yếu tố cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách của con người.

 

0,25

 

- Bàn luận, mở rộng vấn đề và dùng tư liệu thực tế trong đời sống để chứng minh:

+ Khẳng định trách nhiệm chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách:

·        Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua nhiều thử thách, khó khăn; đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm say mê… đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát triển nhân cách.

·        Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những chuẩn mực đạo đức, sống đúng pháp luật. Tránh được thói vô trách nhiệm thì không để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội…

·        Khi mắc sai lầm, phải dũng cảm nhận, sửa lỗi, không nên che giấu và dựa dẫm vào sự bao che của người khác, nếu thẳng thắn nhận trách nhiệm thì dễ được tha thứ hoặc giảm tội. Khi không dám chịu trách nhiệm về những hành động sai trái, lỗi lầm của bản thân thì sẽ thành tội ác, gây ra hậu quả khôn lường cho cuộc sống con người.

 

 

 

0,75

 

+ Phê phán thói vô trách nhiệm, ngụy biện để lấp liếm, che giấu lỗi lầm của mình.

 

0,25

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Phải dám chịu trách nhiệm về lời nói và việc làm của bản thân.

+ Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức, kỹ năng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội…, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

 

0,5

d/. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

0,25

e/. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,25

 

 

 

2

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài “Việt Bắc”, Tố Hữu đã viết:

"Mình về thành thị xa xôi

 

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông còn nhớ bản làng

 

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?"

(“Việt Bắc” - Tố Hữu)

Những dòng thơ trên gợi cho anh/chị liên tưởng đến lời tâm sự của tác giả nào trong một bài thơ mà anh/chị đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1? Anh/chị hãy chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ anh/chị đã tìm được.

 

5,0

 

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 

 

 

* Yêu cầu cụ thể:

a/. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết nêu ấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài kết luận được vấn đề.

 

 

0,25

 

b/. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu được ý thơ của Tố Hữu và bài thơ tương đồng trong chương trình lớp 9, đó là bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.

 

0,5

 

c/. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh,..); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và đưa dẫn chứng.

 

 

 

Thí sinh có thể trình bày theo theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được những ý chính sau:

c1/. Giới thiệu vấn đề nghị luận.

 

 

 

0,5

 

 

c2/. Điểm tương đồng giữa ý thơ của Tố Hữu và bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy: Đều là những lời nhắc nhở mọi người về đạo lý ân nghĩa thủy chung với quá khứ:

 

- Những dòng thơ của Tố Hữu: Là lời nhắc nhở với những người cán bộ kháng chiến khi từ Việt Bắc về xuôi ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc. (Khi sự lãng quên chưa xảy ra mà mới chỉ là dự cảm).

 

- Bài "Ánh trăng": Là lời tâm sự tự bạch, tự thú với chính mình, với mọi người khi giật mình nhận ra bản thân đã từng có lúc lãng quên quá khứ khi được sống trong hòa bình (Đã ba năm sau khi kháng chiến chống Mĩ).

 

0,5

 

 

c2/. Tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài "Ánh trăng".

* Tâm sự của tác giả về những ngày tháng làm bạn với ánh trăng:

- Ánh trăng gắn với những kỷ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê (ruộng đồng, sông ngòi, rừng bể,), đến thời chiến tranh gian khổ của người lính trong rừng sâu. Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hòa hợp với thiên nhiên trong lành.

- Vầng trăng là biểu tượng của thiên nhiên tươi mát; là biểu tượng nghĩa tình, nguồn cội; biểu tương của quá khứ nghĩa tình.

 

* Tâm sự sâu kín về những ngày lãng quên vầng trăng trong hiện tại:

- Do hoàn cảnh sống, từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương, con người lãng quên vầng trăng, quên quá khứ. Vầng trăng tri kỷ ngày nào nay đã trở thành "người dưng qua đường"- người khách qua đường xa lạ.

- Nhà thơ muốn nhắc tới sự lãng quên của một lớp người, nhắc nhở mọi người đừng để những giá trị vật chất điều khiển con người...

 

* Niềm ân hận của tác giả và "tấm lòng" của vầng trăng:

- Con người và vầng trăng đã gặp lại nhau trong một tình huống bất ngờ- "mất điện". Sự đối diện trong khoảnh khắc, con người đã nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình- đó chính là sự ân hận, sám hối.

- Hình ảnh trăng trở về nguyên vẹn "tròn vành vạnh" là hình ảnh thiên nhiên tròn đầy, hình ảnh quá khứ vĩnh hằng hay đó chính là “tấm lòng” của vầng trăng.

- Vầng trăng ở đây không chỉ là quá khứ vẹn nguyên, là vẻ đẹp tự nhiên, vĩnh hằng mà ánh trăng còn là bạn, là nhân chứng nghĩa tình - đó là nhân dân, đồng đội của những người lính. Tấm lòng của nhân dân ta là vô cùng rộng lớn, luôn bao dung và tha thứ nhưng cũng nghiêm khắc nhắc nhở mỗi con người về đạo lí ân nghĩa thủy chung, đạo lí "uống nước nhớ nguồn".

- Tâm sự sâu kín của nhà thơ không dừng lại ở đó. Điều ông muốn nói là con người phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình, biết tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,0

 

* Nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề:

- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi khổ thơ làm cho bài thơ có dáng dấp như một câu chuyện kể.

- Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư.

- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thật, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

 

0,5

 

d/. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

0,5

 

e/. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

0,25

 

 

 

 

----------Hết---------

NẮNG TÂY NINH

 

Nắng Tây Ninh vốn dĩ không dịu dàng

Nên tà áo em bay bay tóc gió

Mùi hoa phượng chưa đến đã vội đi

Sặc sở mấy cũng nhạt nhòa chóng vánh

Một mai em đi xa lòng vẫn nhớ

Cỏ lau gầy chờ đợi đến ngàn năm

Giấc mơ hồng bay tận chốn cung tiên

Anh ở lại một nụ cười héo hắt.

Nắng Tây Ninh dẫu không thể dịu dàng

Cũng làm ngất ngây bao nhiêu nỗi nhớ

Lá xanh hơn, hoa cũng được thêm màu

Hãy như nắng đừng thay màu khi gió

Mãi một màu như vốn dĩ sinh ra.

TỰ CẢM THÁNG MƯỜI MỘT

 

Tháng mười một

Hoa học trò nở rộ trên cành cây học đường

Bướm trắng thướt tha tà áo tinh khôi

Em hồn nhiên trong từng nụ cười

Mắt nhão hoét những giọt sương cuối mùa

 

Tháng mười một

Trời se lạnh trên đóa hồng đỏ môi

Chợt giật mình khi nàng xuân gõ cửa

Nắng nhè nhẹ bước qua vòm cây mỏng

Trên bầu trời mây bớt trắng bay đi

 

Tháng mười một

Ký ức chẳng phai mờ

Ngày ra trường cũng tháng ấy em ơi

Đã hai mươi lần lái đò vượt sóng

Viên phấn nhỏ đủ vẽ hình núi sông

Có câu hát, lời ru của mẹ

Họa thành hình Đất Nước tôi yêu.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

 



THAM LUẬN

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GDPT NĂM 2018

MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

 

Kính thưa thầy Ngô Tất Thanh, hiệu trưởng trường THPT Trần Quốc Toản

Kính thưa cô Nguyễn Thị Thúy Ba, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi

Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo, cùng tất cả các thành viên của 2 trường TQT và NT.

Nhân dịp được giao lưu, học tập tại trường TQT, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn đến BGH của 2 trường vì đã tạo cơ hội cho tôi được trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và giải pháp thực hiện chương trình môn Ngữ văn tại trường NT.

Có thể nói, lần thay đổi SGK này, đối với bộ môn Ngữ văn là thay đổi ở nhiều phương diện:

-     Thứ nhất: Quan điểm xây dưng chương trình: Theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất >< Theo định hướng nội dung.

-     Thứ hai: Mục tiêu của chương trình: Là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và có khả năng tự học suốt đời;

-     Thứ ba: Phương pháp dạy học: Giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh;

-     Thứ tư: Sách giáo khoa: Nội dung SGK đóng vai trò là "học liệu", không phải là nguồn kiến thức duy nhất nên có nhiều bộ SGK;

-     Thứ năm: Chương trình: Theo Chương trình "mở" không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.,…

-     Thứ sáu: Vì chương trình soạn theo hướng mở nên kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi. Đề kiểm tra cho theo hướng mở, không cho lại những văn bản mà giáo viên đã dạy trên lớp, mà phải cho kiểm tra những văn bản mới để học sinh tư duy, sáng tạo, vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng để làm bài; được thể hiện quan điểm của bản thân, biết phản biện tư duy cũ để tìm ra cái hay.

Năm học vừa qua là năm thứ 2 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua 2 năm được cọ sát chương trình mới, bản thân nhận thấy bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn có những khó khăn.

-     Thuận lợi: Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của chương trình. Cơ sở vật chất được trang bị khá hiện đại như tivi, máy chiếu, phòng thực hành,… thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT và sử dụng các thiết bị dạy học. Giáo viên nhiệt tình, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình mới. Học sinh ngày càng nhanh nhạy, năng động hơn trong việc tìm kiếm các thông tin cũng như là sử dụng thành thạo nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại (quizz, ppt)

-     Khó khăn: Một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực… Học sinh đã quen với chương trình cũ, quen lối lối tư duy cũ, và quen cách dạy cũ ở cấp 2 theo kiểu đọc - chép, học thuộc lòng để kiểm tra, thi cử. Các em chưa được rèn luyện đủ 4 kĩ năng đọc - viết - nói - nghe nên lên cấp 3, học chương trình mới, giáo viên chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học phát triển năng lực (ở môn Ngữ văn là năng lực giao tiếp, năng lực văn học) làm các em bỡ ngỡ. Đây là khó khăn lớn nhất trong việc đổi mới phương pháp, phải mất một học kì các em mới quen cách dạy mới của giáo viên.

Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Tổ Ngữ văn chúng tôi đã đề ra giải pháp như sau:

1.    Đối với giáo viên

-     Tự giác tích cực tham gia tập huấn, hội thảo đầy đủ, nghiêm túc; không ngừng học tập, trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn (thể hiện trong KHGD cá nhân). Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm sau các giờ dạy (hội giảng, thao giảng, chuyên đề, NCBH) để tìm ra phương pháp dạy tương đối phù hợp với tất cả học sinh của trường. (Trong 2 năm học vừa qua, vừa thực hiện 2 chương trình song song, tôi khuyến khích mỗi GV phải đăng kí HG có í nhất 1 tiết của CT mới è GV có cơ hội được dự giờ, được trao đổi và góp ý để hoàn thiện phương pháp mới)

-     Quán triệt đúng vai trò của người thầy: Người thầy là người đồng hành, dẫn dắt, định hướng học sinh trong quá trình học; giúp các em mạnh dạn, chủ động tiếp cận phương pháp học tập mới nhằm phát huy phẩm chất, năng lực. (GV phải chuẩn bị KHBD thật chu đáo, nắm thật kỹ nội dung tiết dạy thì mới làm chủ được phương pháp. Đây là một khâu cực kì quan trọng, mất nhiều thời gian của thầy cô).

-     Nghiên cứu k các văn bản hướng dẫn đổi mới dạy học, các văn bản qui định về đổi mới kiểm tra, đánh giá để thực hiện một cách tốt nhất (CV 3175). Tích cực dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân, dần hoàn thiện theo phương pháp mới.

2. Đối với Tổ chuyên môn

2.1 Đổi mới phương pháp dạy học

-     Tổ thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn phù hợp với thực tế nhà trường. Chú trọng thảo luận về dạy học theo đặc trưng thể loại; dạy học chú trọng rèn luyện kỹ năng đọc - viết - nói - nghe cho học sinh; cách triển khai hoạt động dạy học trong tiết dạy cụ thể. (Tổ thống nhất chọn SGK CTST để dạy học, chưa triển khai việc lựa chọn ngữ liệu ngoài SGK để thay thế).

-     Tổ thống nhất dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lên lớp, GV phải dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, trao đổi, thảo luận để rèn luyện kỹ năng đọc - viết - nói - nghe cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh, nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành, chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

-     Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc - viết - nói và nghe. Hướng dẫn học sinh thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.

+ Đối với hoạt động dạy đọc, giáo viên xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bảntừ đó hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh.

GV dạy kĩ Tri thức ngữ văn cho học sinh định hướng cho học sinh hiểu ngữ liệu chỉ là phương tiện để làm rõ TTNV, việc tìm hiểu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.

+ Đối với hoạt động dạy viết, giáo viên chú trọng việc hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng cho học sinh. Giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản.

+ Đối với hoạt động dạy nói – nghe, giáo viên chỉ dành ít thời gian giao nhiệm vụ theo định hướng trong sách giáo khoa. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thuyết trình, trình bày (theo bài tập trong sách giáo khoa), thời gian chuẩn bị không cần nhiều (vì đã có nội dung từ đọc và viết). Tổ chức cho học sinh thuyết trình, trao đổi, phản biện về nội dung và kỹ năng nói càng nhiều học sinh trình bày càng tốt. Từ đó, giáo viên nhận xét về k năng và nội dung nói, nghe của học sinh.

2.2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá

-     Tổ triển khai nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá trong sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học. Điểm mới đáng chú ý là hình thức đánh giá phong phú hơn. Tổ thống nhất thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá như sau:

+ Đánh giá thường xuyên thực hiện linh hoạt hình thức: không phải chỉ làm bài trên giấy, mà cho điểm qua dự án học tập, các cuộc tranh biện, hùng biện…; thường xuyên đánh giá cả bốn kĩ năng đọc - viết - nói - nghe.

+ Đánh giá định k được thực hiện theo đúng tinh thần mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

-     Tổ thảo luận thống nhất cấu trúc đề kiểm tra định kì: tự luận 100%; khi xây dựng đề chú ý lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu (phù hợp với thể loại, tâm lý học sinh thpt, có tính giáo dục và tính thẫm mĩ), cách đặt câu hỏi (như câu hỏi trong SGK, câu hỏi đề thi TN của BGD), đề theo khung ma trận và bản đặc tả, đề được phản biện trước khi kiểm tra,… Chú trọng xây dựng đề mở để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, quán triệt việc lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để xây dựng đề đọc hiểu và viết.

-     Khi đề đã sử dụng kiểm tra xong, Tổ phân tích, đánh giá những hạn chế (nếu có) để rút kinh nghiệm.

Trên đây là vài ý trao đổi cùng với quý thầy cô, rất mong được lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm của quý thầy cô.

                                                                                                  

___________Hết___________