Ngữ văn THPT
- 💓Dẫn chứng NLVH (1)
- 💓Dẫn chứng NLXH (2)
- 💕Đề thi TS vào lớp 10 của TN (4)
- 💖Bài mẫu (CT 2018) (11)
- 💖Bài phát biểu (12)
- 💖Bài viết của học sinh (5)
- 💖Bản đặc tả CT 2018 (3)
- 💖CT GDPT 2018 - THCS (5)
- 💖CT GDPT 2018 - THPT (4)
- 💖Đề minh họa KT của BGD (3)
- 💖Đề thi HSG QG (2)
- 💖Khung ma trận CT 2018 (4)
- 💗Bài viết của GV (13)
- 💚Đề kiểm tra HK lớp 10 (CT2018) (7)
- 💚Đề kiểm tra HK lớp 11 (CT2018) (3)
- 💚Đề kiểm tra lớp 12 (CT2018) (1)
- 💚TL GDĐP Tây Ninh (3)
- 💛Đề minh họa thi TN 2025 (3)
- 💜Đề thi Olimpic (4)
- 💝Bài (sưu tầm) hay (18)
- 💢CẤU TRÚC ĐỀ HSG 2018 (1)
- 💦Đề thi ĐGNL 2025 (1)
- 🤎Bài viết của hs...cười bể bụng (2)
- 🟠CÁC DẠNG ĐỀ THI (2018) (6)
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024
TRUYỆN NGẮN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN NGẮN
Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024
PHÂN BIỆT TÙY BÚT VỚI BÚT KÝ VÀ THƠ VĂN XUÔI
Bút ký là một thể loại khá gần gũi với tùy bút. Đôi lúc rất khó phân định ranh giới giữa hai thể loại này, nhất là khi cần xem xét ở những tác phẩm cụ thể. Cùng trong quyển sách “Thạch Lam – về tác gia và tác phẩm”, những người biên soạn cũng chưa có được sự nhất trí với nhau. Trong khi Nguyễn Thành Thi với bài viết "Thạch Lam, từ quan niệm về cái đẹp đến những trang văn “Hà Nội băm sáu phố phường”" khẳng định “Hà Nội băm sáu phô phường” là “một tập tùy bút” đặc sắc và Thạch Lam, cùng với Nguyễn Tuân, “đã có công đặt những viên đá tảng cho lâu đài tùy bút Việt Nam thời hiện đại”, thì ở phần điểm qua “Tác phẩm của Thạch Lam” cuối sách, tác phẩm này lại được ghi rành rành là bút ký. Hoặc như tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 hiện hành có đến ba cách định danh thể loại khác nhau: tùy bút, bút ký và tùy bút pha bút ký.
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024
SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TP VĂN HỌC - ĐỖ NGỌC THỐNG
I. YÊU CẦU
SỨ MỆNH CỦA THƠ CA
Thơ là “những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại điểm trang cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó”. “… Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người” (William Wordswarth).
MỐI QH TƯƠNG TÁC GIỮA SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN
Sáng tạo và tiếp nhận văn học luôn là vấn đề bản chất, then chốt của Khoa Nghiên cứu văn học. Và thực tế, các nhà lý luận văn học từ truyền thống đến hiện đại đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ này từ nhiều cấp độ lý luận với nhiều quan niệm khác nhau. Có sáng tạo văn học là có tiếp nhận văn học, dĩ nhiên là sáng tạo phải đi trước một bước để tạo thành văn bản. Sau đó, văn bản được chuyển đến người đọc, được người đọc tiếp nhận, bình giá thì nó mới trở thành tác phẩm. Cứ như vậy, tác phẩm văn học liên tục được làm đầy những giá trị chỉnh thể của chúng từ những tầm đón nhận và tầm đón đợi của nhiều thế hệ người đọc. Có nghĩa là người đọc đồng sáng tạo từ nhiều góc nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau và từ bản chất tự trị vốn có của tác phẩm, họ có thể cung cấp nhiều ý nghĩa và giá trị mới khác cho tác phẩm. Những ý nghĩa và giá trị mới ấy, quả thật trong khi sáng tác, tác giả chưa nghĩ đến hoặc chưa tin rằng, chúng lại được người đọc phát hiện thú vị như vậy.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024
NHẠC TÍNH TRONG THƠ
Hiểu như thế nào về nhạc tính trong thơ?
Bàn về nhạc tính trong thơ, thực
chất là nói đến khả năng tạo nên những cấu trúc, tổ hợp âm thanh dựa trên đặc
tính âm học của lời, của ngôn ngữ.
Thơ có lúc được xem như là sự giao thoa giữa âm và ý.
Mallarmé còn dị biệt hơn khi “liên kết những từ mà sức mạnh gợi cảm không được
sinh ra từ ý nghĩa mà lại chỉ từ sự “rung động của âm thanh”. Chính hiệu quả về
mặt âm thanh (nhịp điệu - nhạc tính) mà thơ khẳng định được tư cách loại hình
của mình trong tương quan với các loại hình khác.
Thanh âm trong cơ chế “lặp lại” trên trục ngữ đoạn (kết hợp)
đã tạo nên “một kiến trúc đầy âm vang” (Đỗ Đức Hiểu). Đó là nhạc tính của thơ.
Tu từ học ngữ âm đã chỉ rất rõ hiệu quả của các kết hợp âm trong cấu trúc ngôn
từ dựa trên những “tham số thanh học của ngôn ngữ” (Nguyễn Phan Cảnh). Trên
bình diện lý luận, nhạc tính được tạo nên bởi sự hòa điệu của âm thanh (giai
điệu) và nhịp điệu. Tuy vậy, bản thân âm thanh lại chưa phải là giai điệu. Âm
thanh được tổ chức theo cường độ, trường độ, nhịp độ trong thời gian mới trở
thành giai điệu. Tiếng Việt có đặc tính là đơn âm, đơn lập và nhiều thanh điệu
với những âm sắc đa dạng nên có nhiều điều kiện, cơ hội để tổ chức, kết hợp,
phối dàn nhạc.
Thơ
Việt Nam đương đại kiến tạo nhạc tính dựa trên ba yếu tố: vần điệu, âm điệu và
nhịp điệu.
Âm nhạc vốn là loại hình nghệ thuật thời gian. Với loại hình
này, các yếu tố vật chất được loại bỏ, đồng nghĩa với việc loại bỏ các quy
chiếu không gian, hướng đến “nội cảm thuần túy” (Hegel). Dựa trên đặc tính âm
học của từ, tổ chức trong những đơn vị thời gian nhất định đã đem đến nhạc tính
cho thơ. Nguyễn Phan Cảnh đã phân xuất kỹ lưỡng bằng các thao tác của ngữ âm
học để chỉ ra: kỹ thuật tạo nhạc bằng âm điệu dựa trên đặc tính thanh điệu của
từ. Như thế, ông đã lưu ý đến khả năng của yếu tố siêu đoạn tính. Ông phân định
thanh cao gồm Ngang - Ngã - Sắc, thanh thấp gồm Huyền - Hỏi - Nặng. Một kỹ
thuật tạo nhạc khác là dựa trên đặc tính âm học của nguyên âm và phụ âm. Nguyễn
Phan Cảnh chỉ ra nguyên âm có đặc tính Bổng/ Khép (I), Bổng/ Mở (E), Trầm/ Khép
(U), Trầm/ Mở (O) … Còn phụ âm, ông lưu ý đến những phụ âm vang (m, n, nh, ng),
những phụ âm tắc (p, t, ch, c) …
Thơ
Việt Nam đương đại kiến tạo nhạc tính dựa trên ba yếu tố: vần điệu, âm điệu và
nhịp điệu. Về mặt loại hình, nhạc tính được tạo nên bởi vần điệu đến giai đoạn
hiện nay không còn quan trọng nữa. Tuy vậy, vần điệu vẫn tồn tại, thậm chí là
một dòng chảy khá lớn trong thơ đương đại. Biểu hiện của kiểu thơ này chính là
các tác phẩm sáng tác theo thể thơ truyền thống: lục bát, năm chữ, bảy chữ, tám
chữ,… với tổ chức vần chân hoặc vần lưng: Thôi em cứ việc đi tìm/ Cho
môi khỏi héo cho tim khỏi tàn/ Biết đâu cuối bến trần gian/ Người xưa vẫn đợi
em sang một bờ/ Gia tài tôi mấy vần thơ/ Trót đem đổi lấy dại khờ ngày yêu/ Tóc
xanh đổ tím bóng chiều/ Lấy chi mua nổi những điều em mong ("Dỗi"
- Lê Quốc Hán). Vần thơ tạo nên sự liên kết về mặt thanh âm do cấu trúc lặp lại
tại các vị trí hiệp vần. Âm thanh được tổ chức, lặp lại trên trục thời gian,
theo những nhịp độ (tempo) nhất định tạo nên nhạc tính.
Đối
với thơ lục bát, thường là nhịp chẵn, đều đặn và hài hòa, khiến cho nhạc tính
của thơ lục bát khi nghe cảm giác du dương, êm ái, dễ đi vào lòng người. Nhạc
tính của lục bát nói riêng và các thể thơ có vần nói chung đều hướng tới cấu
trúc này, nghĩa là tổ hợp thanh âm dựa trên sự lặp lại ở những vị trí nhất định
trên chuỗi ngôn ngữ: Tháng giêng mưa ngoài phố/ Mưa như là sương thôi/
Những bóng cây dáng khói/ Như mộng du bên trời/ Tháng giêng ngày mỏng quá/ Nỗi
buồn nghe cũ rồi/ Mà bên kia tờ lịch/ Nỗi niềm mưa xót rơi/ Tháng giêng mưa
trên tóc/ Những người đi lễ chùa/ Theo giọt mưa cầu phúc/ Tiếng chuông từ bi
mơ/ Tháng giêng mưa dưới bến/ Mỏng mai cô lái đò/ Mắt mưa em lúng liếng/ Trói
tôi bằng vu vơ ("Mưa tháng Giêng" - Nguyễn Việt Chiến). Thơ
Việt đương đại phát triển đến thời điểm hiện tại đã giải trừ sứ mệnh của vần
điệu để hướng tới một cấu trúc tự do, thông thoáng hơn: nhịp điệu. Nhịp giữ cho
âm thanh không rơi vào hỗn độn, hay đúng hơn là tổ chức âm thanh theo những ý
hướng nhất định.
Âm thanh tự nó chưa phải âm nhạc. Chỉ khi nào, âm thanh được
tổ chức trong thời gian, với cấu trúc lặp lại, khi đó mới hình thành nhịp -
giai điệu là tiền đề của nhạc tính trong thơ. Với những nhà thơ mà tư duy tượng
trưng trở thành đòi hỏi có tính bản thể của sáng tạo, “âm - nhạc - của - ngôn -
ngữ” vừa là phương tiện nhưng đồng thời cũng là mục đích.
Chất
thơ chính là chất nhạc: Chờ em đường dương cầm xanh/ dậy thì nõn dương
cầm phố/ Chờ em đường dương cầm sương/ chúm chím nụ dương cầm biếc/ Chờ em
đường dương cầm sim/ vằng vặc ngực dương cầm trinh/ Chờ em đường dương cầm
khuya/ ôi cái im đêm thơm mọng/ Chờ em đường dương cầm trăng/ ứa nhụy, lạnh
dương cầm xuân/ Chờ em đường dương cầm mưa/ giọt giọt lá buồn dạ khúc/... Xào
xạc lòng tay khuya/ Anh về lối dương cầm lạnh ("Serenade 3"
- Dương Tường).
Sáng tác của Dương Tường phát huy thế mạnh của “con âm”
trong tổ chức lời thơ, giống như một bản nhạc. Vấn đề đặt ra, tự thân âm nhạc
giải trừ các liên quan đến vật chất. Chỉ có âm thanh trong thời gian. Âm thanh
lại trừu tượng,… Bởi thế, các thi sĩ tượng trưng đã tận dụng tính chất trừu
tượng này nhằm biểu đạt sự âm u, sâu xa, kín đáo ẩn mật của tinh thần.
Dĩ nhiên, như đã nói, âm - nhạc - của - ngôn - ngữ không thể
cạnh tranh được với ngôn - ngữ - âm - nhạc. Có chăng, các thi sĩ đề cao âm
nhạc, nhạc tính trong thơ bởi thấy được ý nghĩa của nó trong việc đưa con người
đến với sự tự do hoàn toàn, như Valéry nói: “Âm nhạc đưa chúng ta trở về với
chính mình”. Trở về với chính mình nghĩa là trở về bản thể.
Một đặc điểm nổi bật của con người đương đại là tinh thần
hướng tới các giá trị nhân bản, phát huy tối đa những giá trị bản thể, cất lời
về tư cách hiện hữu của mình trong không thời gian, trong lịch sử. Và chỉ với
âm nhạc, nhạc tính, những kín nhiệm của tinh thần mới có cơ hội được bộc lộ một
cách đầy đủ.
Trong động thái ấy, thơ đương đại đã dịch chuyển từ Chữ -
Nghĩa sang Chữ - Âm - Nghĩa. Cái nghĩa này cũng không chỉ là nghĩa tự vị, nghĩa
ngôn ngữ học, mà đó là “chức năng thi ca” của ngôn ngữ thơ. R.Jakobson đã hết
sức lưu ý: “Chỉ trong thi ca, bằng sự lặp lại đều đặn của những đơn vị tương
đương với thời gian của chuỗi ngôn từ đã mang lại một kinh nghiệm sánh bằng -
kinh nghiệm về thời gian âm nhạc”.
Tư duy âm nhạc là tư duy tượng trưng. Chỉ bằng âm thanh,
những tổ chức giai điệu trong thời gian, nhịp độ, cao độ, trường độ,… cho phép
hình thành các giao hưởng của thanh âm mà ta gọi là nhạc. Thông thường, như
nhiều người đã thực hành, việc sử dụng các âm mở, vang, có vần bằng, cao bổng,…
mang lại hiệu quả tốt hơn cho mục đích nhạc tính. Tuy vậy, đó chỉ là phần nổi
lên của thanh âm trong một giao thoa, cộng hưởng nhất định. Sẽ rất cần các âm
khác chìm, đục, tối, thấp,… để tạo nên các cú “bồi”, làm nẩy các thanh âm vang
mở,… Như thế, chúng ta cần phải nói đến một thi pháp “giao thoa và cộng hưởng”
(Chu Văn Sơn) mà không chỉ đề cập đến những gì nghe thấy. Nếu không có những bè
trầm, những khoảng thấp, tối, đục, chuỗi thanh âm trong thời gian sẽ khó có thể
ngân lên thậm chí có nguy cơ biến thành một hợp âm hỗn độn, xô bồ.
Thanh âm của ngôn ngữ, nhạc tính trong thơ chính là một thủ
thuật tượng trưng đồng thời cũng là một biểu tượng về những điều tinh vi, kín
đáo và sâu xa của thế giới, của tâm hồn con người. Các thi sĩ tìm đến nhạc tính
như tìm đến một nguồn sống, nguồn thơ ở tầng cao hơn của tư duy và mỹ cảm. Và
cũng có lẽ, chỉ trong những đặc tính siêu hình, trừu tượng của âm nhạc, con
người mới thực sự tìm thấy sự tự do, mới thực sự trở về với chính mình như điều
P. Valéry đã từng nhấn mạnh.
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024
BÀI THƠ HAY "THUỐC ĐẮNG" CỦA MAI VĂN PHẤN
THUỐC ĐẮNG
(Cho Ngọc Trâm)
Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa
Cha cũng có thể thành tro nữa
Thuốc đắng không chờ được rồi
Giữ tay con
Cha đổ
Ngậm ngùi thả lòng chén vơi...
Con ơi! Tí tách sương rơi
Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh
Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay.
Mồ hôi keo thành chai tay
Mùa xuân tràn vào chén đắng
Tuổi cha nước mắt lặng lặng
Sự thật khóc òa vu vơ.
Con đang ăn gì trong mơ
Cha để chén lên cửa sổ
Khi lớn bằng cha bây giờ
Đáy chén chắc còn bão tố.
(Mai Văn Phấn. Rút từ tập "Giọt
nắng", Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992)
Lời
bình của em Trần Thị Mai Hương, HS Lớp 11A9 trường THPT Hiệp Hoà số 3, tỉnh Bắc
Giang
Cốt lõi của nhân đạo là lòng yêu
thương, bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Trước hết chúng ta hãy
lắng nghe nỗi lòng của con người thông qua những tác phẩm viết về tình yêu thương, tình mẫu tử, phụ tử.
Bài thơ "Thuốc đắng"
của nhà thơ Mai Văn Phấn là một bài thơ hay, mang ý nghĩa nhân văn của tình phụ
tử và triết lý nhân sinh sâu sắc, có ý nghĩa lớn lao về cuộc sống đời người.
Mai
Văn Phấn là gương mặt thơ ca tiêu biểu của
Việt Nam bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi. Ông là nhà thơ có ý thức học
hỏi những nền thơ ca hiện đại đi trước, sẵn sàng thu nạp kỹ thuật của các
trường phái, triết thuyết để thử nghiệm làm mới, làm khác biệt tác phẩm của
mình. Thơ ông nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng
các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau, xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca
truyền thống và sự cách tân hiện đại. Tác phẩm thơ "Thuốc đắng" được
sáng tác năm 1990, đã nhận được Giải thưởng Văn học mang tên danh nhân văn hóa
Nguyễn Bỉnh Khiêm (của UBND TP Hải Phòng). Với lời tâm sự của người cha đối với
đứa con bị ốm, bài thơ ca ngợi tình cảm mà người cha dành cho con, qua đó gửi
gắm thông điệp: cuộc đời này nhiều chông gai và bão tố, người cha muốn con mình
phải nhìn ra và chấp nhận nếm trải nó để lớn lên và trưởng thành.
Tình
cảm người cha dành cho con được thể hiện ngay từ khổ thơ đầu. Mở đầu với cơn sốt của người con và hình ảnh cha bên cạnh
chăm sóc. Cơn sốt như thiêu rụi thể xác con khiến cho cha bộc lộ sự lo lắng.
Nếu như con phải chịu nỗi đau về thể xác, thì trong đáy lòng của người cha là
nỗi đau tinh thần, phức hợp bao cảm xúc khôn tả. Nhìn thể xác con phải chịu
đựng, phải gồng mình trong cơn sốt, người cha thương lắm! Người cha cảm thấy
như mình có thể hóa "thành tro nữa". Cơn sốt của con mang một giá trị
biểu tượng. Hành động "giữ tay con" và "cha đổ": đây là
những động từ mạnh thể hiện sự thô bạo, áp chế cha cho con uống thuốc. Cha đã
nhận thức về hoàn cảnh nếu không cho con uống thuốc thì cơn sốt sẽ không hạ.
Suy cho cùng những hành động ấy của cha xuất phát từ tình yêu thương con mà
thành. Dù cha không cam lòng để con phải nếm vị đắng ấy, dân gian xưa có câu
"Thuốc đắng dã tật", thuốc tuy có vị đắng nhưng như vậy mới giúp con
được. Sau hành động có phần thô bạo ấy lại là sự ngậm ngùi của cha mà "thả
lòng chén vơi". Con đã được cho uống thuốc, chén cũng đã vơi nhưng trong
lòng cha còn xót xa vô cùng! Khổ thơ dường như đã dồn nén cả ý và tứ, cha còn
nỗi lo, một nỗi lo đau đáu trong tình trạng của con hiện tại. Nghệ thật bao giờ
cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư,
có thể thấy tình cảm cha dành cho con lớn tới dường nào.
Những suy nghĩ của cha vẫn chưa
ngớt, suy nghĩ cho con trước cuộc sống sau này. Lời độc thoại nội tâm "Con
ơi" - cha tự nói với lòng mình. Và những suy nghĩ gợi lên từ hình ảnh bắt
con uống thuốc đắng để khỏi bệnh. Hình ảnh "sương" và "cánh hoa
mỏng mảnh", sương muốn hiện hữu thành hạt vẫn phải vắt, phải trải qua đêm
lạnh chắt chiu mới có được; cánh hoa muốn tỏa hương từ sự mỏng mảnh của mình
vẫn phải nhờ tới chùm rễ cay chứ không thể tự mình bung nở hương thơm. Hai hình
ảnh tuy nhỏ bé, đơn giản nhưng mang tính triết lí cao. Con cũng giống như sương
sớm, như cánh hoa ấy và cha nghĩ về những thử thách chông gai con sẽ phải đối
diện, trải qua sau này để con có thể hoàn thiện, phát triển bản thân làm nên
giá trị riêng mình.
Dòng suy nghĩ vẫn cứ tiếp nối, cha
nghĩ về chính cuộc đời mình. Câu thơ "Mồ hôi keo thành chai tay", mồ
hôi và hình ảnh chai tay thể hiện sự vất vả, lam lũ khổ cực. Đôi bàn tay đã bị
chai sạn theo thời gian trong cuộc sống. Được "keo" lại cho thấy sự
gồng gánh trải qua từ rất lâu - minh chứng của thời gian để lại. Hình ảnh mùa
xuân, chén đắng xuất hiện: mùa xuân là mùa khởi đầu trong năm, mang theo sức
sống, sự tươi đẹp và những điều tốt lành hi vọng đối lập với hình ảnh chén đắng
là chén thuốc nhỏ, chứa vị đắng của thuốc hay ẩn trong cái đắng ấy là vị đời mà
cha đã phải trải qua chua chát. Động từ "tràn" mang giá trị biểu đạt
hàm nghĩa cao, sau những đắng cay gian khổ ấy sẽ có sự hạnh phúc, niềm tin tươi
đẹp tới. Những vị đắng cay từ chén nhỏ kia sẽ được mùa xuân mang hương vị ngọt
ngào cùng bao điều tốt đẹp, xua tan đi vị đắng của đời. Niềm hi vọng
trong cuộc sống bão tố, đôi khi chỉ cần mạnh mẽ trong tinh thần là đủ. Câu thơ "Tuổi
cha nước mắt lặng lặng" - một cuộc sống đã từng trải qua trong nước mắt,
sống trong những khổ cực và chỉ biết nuốt nước mắt vào trong của cha, giờ bỗng
ùa về trong hồi ức. Âm thầm chịu đựng "Sự thật khóc òa vu vơ", trước
những khó khăn mà hoàn cảnh sống của cha mang đến, những sự thật mà không thể
làm gì khác và cha khi đó vẫn là một đứa trẻ. Trẻ con khi phải chịu những tiêu
cực ấy, việc có thể làm chỉ là khóc, cha đã sống như thế của một tuổi thơ bi
hạnh. Cho tới bây giờ cha vẫn không có cho mình một niềm vui trọn vẹn. Và hiện
tại ở cương vị người cha, của một người đã đi hơn nửa cái dốc cuộc đời, cha hi
vọng khi con lớn lên sẽ không phải sống như cha đã từng trải, mà hãy vươn lên
mạnh mẽ, hi vọng con có thể sống hạnh phúc trong chính cuộc đời mình.
"Con đang ăn gì trong
mơ?", trong giấc mơ của con, giấc mơ của tuổi hồn nhiên ngập tràn màu hồng
vô tư lự. Nhưng thực sự đó chỉ là cơn "mơ", giấc mơ của sự hi vọng
chứa niềm khao khát về cuộc sống. Là ước mơ của con và cũng là mong ước của
cha, cha luôn bên cạnh cùng con hướng tới những điều tốt đẹp. Hình ảnh người
cha để chén lên cửa sổ là một biểu tượng, như cất lại trong kí ức của cha và cả
của con. Bài thơ "Thuốc đắng" được xem là khai mở con đường thơ của
Mai Văn Phấn, chiếc chén đặt trên cửa sổ cũng chính là tâm điểm trong không
gian của tác phẩm này. Xuất hiện từ năm 1990 đến nay, đã gần 40 năm, đó như một
minh chứng cho tình phụ tử vô cùng cao đẹp. "Đáy chén chắc còn bão
tố", chén thuốc đầy vị đắng con đã uống hết. Bão tố là những khó khăn thử
thách trong hành trình sống và trải nghiệm, khi con trưởng thành, tựa như cha
đã trải qua sóng gió cuộc sống. Con uống đã cạn vị đắng trong chén nhỏ kia,
nhưng có thể dư vị của chén thuốc trong đời sống, dưới đáy cái chén vô hình và
hữu hình khác sẽ vẫn còn nổi lên những trận bão tố. Khi con lớn lên, cha mong
con sẽ mang theo những suy nghĩ và những cảm xúc của cha lúc này, con phải
trưởng thành và luôn vững vàng vượt qua mọi thử thách để thành công.
Bài thơ thể hiện tình phụ tử thật
cao cả và sâu sắc: cách người cha yêu thương con, dạy con đối diện với những
thử thách của cuộc sống. Ở đây, dường như không có bài học đạo đức nào, chỉ có
những sự thật trần trụi và đắng chát cha muốn con nhìn ra, để có thể chấp
nhận và đối diện với nó khi con lớn lên. Bên cạnh đó còn là những âu lo cha
nghĩ cho con. Người cha ấy mang trong mình niềm hi vọng và mơ ước: con sẽ có
một cuộc sống hạnh phúc ý nghĩa.
Cuộc sống là một hành trình trải
nghiệm, hành trình dài và mỗi người đều có cho mình những bước đi riêng. Trên
con đường ấy chẳng một ai có thể cùng ta bước đi mãi mãi. Đối diện với những
khó khăn chúng ta phải vượt qua chính mình. Con người khi trưởng thành kéo theo
những suy nghĩ, cảm xúc, bản thân có sự thay đổi, phải thích nghi với chính bản
thân mình với chính cuộc sống của mình. Dù là khó khăn vấp ngã cũng không được
lùi bước, hãy lấy đó làm động lực để phát triển bản thân hướng về cuộc sống
phía trước, con đường mình đã chọn là vươn tới ước mơ.
Nghệ
thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình
cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. Bài thơ "Thuốc
đắng" là một tác phẩm nghệ thuật, là kết quả của tình yêu thương: tình yêu
con người, ước mơ cháy bỏng với cuộc sống. Tiếng lòng của nhà thơ được thể hiện
thông qua nghệ thuật đặc sắc của ngôn ngữ thi ca. "Thuốc đắng" được
viết theo thể thơ tự do, với nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, là tấm lòng,
tình yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho con. Những âm điệu trong bài
thơ chói gắt, đầy kịch tính. Giọng thơ độc thoại - trữ tình của tác giả. Nước
ta vào đầu những năm 90, những tàn dư của tư tưởng bảo thủ thời bao cấp vẫn còn
ngự trị trong xã hội, ẩn sâu dai dẳng trong góc khuất mỗi con người. Câu chuyện
người con gái bé bỏng của tác giả phải uống thuốc đắng cũng giống như xã hội ta
khi ấy mang những căn bệnh nặng cần phải kịp thời chữa trị. Vậy muốn chấm dứt
căn bệnh trầm kha ấy nhất định phải có thuốc chữa, dù đó là loại thuốc có vị
“đắng”.
Bài
thơ "Thuốc đắng" thể hiện
tình cảm phụ tử thiêng liêng, mang giá trị nhân văn sâu sắc về cuộc sống. Hiểu
cuộc sống vốn là như thế: có tốt - xấu, có ngọt ngào - đắng cay, có may mắn -
rủi ro, để từ đó không kỳ vọng ảo tưởng, mà nhìn nhận và đón nhận cuộc sống như
nó vốn có. Giống như người cha trong bài thơ mong con có bản lĩnh để bình thản
đối mặt, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách; đồng thời, có tình yêu cuộc sống, để
thấy mọi khía cạnh của vẻ đẹp mà cuộc sống mang lại. Điều ấy khiến tất cả chúng
ta đều nhận thức rằng, cái đắng cay đôi khi cũng nằm trong hạnh phúc.