Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

CHƯƠNG TRÌNH GDPT THCS (LỚP 6)

 

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MÔN NGỮ VĂN

(Ban hành kèm theo Thông số 32/2018/TT-BGDĐT

ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo)

 

CẤP 2

 

Nội, 2018


LỚP 6

 

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

ĐỌC

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

1.1. Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy

Đọc hiểu nội dung

1.2. Từ đa nghĩa và từ đồng âm

Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

1.3. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

  Nhận biết được chủ đề của văn bản.

  Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

Đọc hiểu hình thức

1.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng,

phi nghĩa, phi )

Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như:

cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện lời nhân vật.

2.1. Các thành phần chính của câu:


 

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

   Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

  Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất người kể chuyện ngôi thứ ba.

  Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.

  Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

  Nhận biết nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự miêu tả trong thơ.

  Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.

Liên hệ, so sánh, kết nối

   Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

  Nêu được bài học về cách nghĩ cách ứng xử của nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Đọc mở rộng

   Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

  Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

  Nhận biết được các ý kiến, lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

2.2. Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)

2.3. Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)

3.1.   Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng

3.2. Đoạn văn văn bản: đặc điểm và chức năng

3.3.   Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

3.4.  Kiểu văn bản và thể loại

   Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian

  Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt


 

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

  Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận nhiều đoạn.

Đọc hiểu hình thức

Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

  Nhận biết được các chi tiết trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

  Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin nhiều đoạn.

Đọc hiểu hình thức

  Nhận biết hiểu được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.

   Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

   Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian theo quan hệ nhân quả.

     Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát

    Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống

   Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận

4.1.      Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn

4.2.          Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1.1.   Tính biểu cảm của văn bản văn học

1.2.   Chi tiết và mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản văn học


 

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

Liên hệ, so sánh, kết nối

1.3. Đề tài, chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết

2.1.  Các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại

2.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

2.3.  Các yếu tố hình thức của thơ lục bát: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2.4.   Nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần, nhịp, ngôn từ tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ

2.5.  Yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ

2.6.    Hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí hoặc du kí

NGỮ LIỆU

1.1.  Văn bản văn học

    Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

  Thơ, thơ lục bát

Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ( hình ảnh, số liệu,...).

– Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) kiểu văn bản độ dài tương đương với các văn bản đã học.

VIẾT

Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập liệu); tìm ý lập dàn ý; viết bài; xem lại chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Thực hành viết

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát.

Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mình quan tâm:

nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.


 

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

  Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, nêu đầy đủ các nội dung chính về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.

  Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng đồ.

– Hồi kí hoặc du

1.2. Văn bản nghị luận

  Nghị luận hội

  Nghị luận văn học

1.3. Văn bản thông tin

  Văn bản thuật lại một sự kiện

  Biên bản ghi chép

  đồ tóm tắt nội dung

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

NÓI NGHE

Nói

  Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó.

  Kể được một truyền thuyết hoặc cổ tích một cách sinh động, biết sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.

–Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

Nghe

Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

Nói nghe tương tác

   Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.



HÓA THÂN THÀNH CON CÁ BỐNG KỂ LẠI TRUYỆN "TẤM CÁM"

 

Một hôm, dì ghẻ sai cả Tấm và Cám thi nhau đi bắt ốc mò cua,ai nhiều cá,cua hơn sẽ được thưởng cho một cái yếm đỏ.Tấm do quen mò cua, bắt cá nên chẳng mấy chốc mà đầy giỏ. Còn Cám thì lội từ ruộng này sang ruộng kia mà vẫn chưa bắt được gì. Thấy mình không thể thắng được Tấm, Cám bày mưu lừa Tấm hụp sâu rồi trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi bỏ về.Tấm lên bờ thấy mất hết tôm tép bèn ngồi khóc.Bụt hiện lên hỏi,Tấm kể sự tình,Bụt khuyên Tấm đừng buồn và nhìn vào giỏ xem còn gì không,Tấm ngạc nhiên bảo chỉ còn một con cá bống.Con cá bống ấy chính là tôi.Bụt đã ban tôi cho Tấm,tôi bầu bạn với Tấm từ đó.Mỗi lần cho tôi ăn,Tấm chỉ cần đọc :

“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Rồi rải cơm xuống giếng là tôi trồi lên ngay.Một ngày kia,nghe tiếng gọi quen thuộc của Tấm,tôi vui vẻ ngoi lên thì bất ngờ,một tấm lưới bủa vây lấy tôi.Thì ra không phải Tấm gọi tôi mà chính là hai mẹ con Cám,họ đã biết Tấm lén nuôi tôi nên đã lập mưu lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa rồi bắt tôi giết thịt.Tôi vô cùng uất ức trước việc mình bị giết.Khi chết,linh hồn tôi bay về với Bụt,tôi vừa khóc vừa kể cho Bụt nghe.Bụt nghe xong,thở dài và nói rằng : “Ta không ngờ bọn chúng lại độc ác đến vậy,đến cả nhà ngươi là một chú cá mà chúng cũng không tha.Thôi,con đừng buồn mà chi,chuyện đã như thế,thôi thì thế này,con hãy thay ta dõi theo nàng Tấm.Rồi con sẽ thấy hai kẻ độc ác đó bị trừng trị đích đáng”.Tôi vâng lời và theo Bụt về nhà Tấm.Khi đến nơi,tôi thấy Tấm đang than khóc.Bụt hiện lên hỏi,Tấm nói rằng đã kêu mãi mà không thấy tôi đâu,chỉ thấy một cục máu nổi lên trên mặt nước,Bụt trấn an Tấm rằng tôi đã bị bắt giết thịt mất rồi,đoạn nói Tấm tìm xương tôi bỏ vào lọ chôn ở bốn chân giường của Tấm,sẽ có lúc dùng đến.Tấm vâng lời ra vườn tìm xương,nhưng tìm mãi mà vẫn không thấy.Chợt có con gà trống đi ngang qua cất tiếng : “Cho ta nắm thóc,ta bới xương cho !”,Tấm nghe vậy liền lấy thóc cho gà,gà vào bếp đào một lúc thì thấy xương tôi,Tấm nhớ lời Bụt,lấy xương bỏ vào lọ chôn xuống bốn chân giường.

Ít lâu sau,nhà vua mở hội,thần dân ai nấy đều nô nức đổ về kinh đô.Mẹ con Cám cũng sắm sửa dự hội.Thấy Tấm làm xong việc nhà sớm,lại có ý muốn đi hội.Mụ dì ghẻ nguýt dài,và ra lệnh cho Tấm phải nhặt cho hết một thúng thóc thì mới được đi dự hội.Cả một thúng thóc và gạo trộn lẫn,biết bao giờ mới nhặt xong,Tấm tội nghiệp chỉ còn biết ngồi khóc.Bụt lại hiện lên và gọi chim sẻ đến giúp Tấm.Tấm ngỏ ý muốn đi dự hội,không biết nên lấy quần áo ở đâu ra ? Bụt mỉm cười bảo rằng đã đến lúc dùng đến xương cá bống ngày trước.Tấm về đào bốn cái lọ đựng xương tôi lên,thì lập tức chúng biến ra quần áo,giày dép và một con ngựa thật lộng lẫy.Tấm liền phi ngựa đến kinh đô để kịp dự hội.Khi đi qua một chỗ lội,bất cẩn Tấm đánh rơi một chiếc hài và không kịp nhặt.Lúc Tấm vừa đi khỏi,thì đoàn xa giá của nhà vua vừa đến chỗ lội ấy. Bỗng hai con voi dẫn đầu đoàn đứng yên,không chịu đi nữa,vua sai quân lính xuống nước tìm xem vật gì mà làm chúng đứng yên,họ liền tìm thấy chiếc hài của Tấm bỏ quên lúc nãy.Nhà vua ngắm nghía chiếc hài,bụng nghĩ thầm : “Người mang chiếc hài hẳn là một trang tuyệt sắc” rồi ban lệnh cho tất cả đàn bà con gái đến thử hài,ai đi vừa thì sẽ được vua lấy làm vợ.Đám đông chen chúc thi nhau ướm thử cầu may,nhưng chẳng có ai vừa.Đến khi Tấm vừa đưa chân vào thì vừa như in,nàng mở khăn lấy luôn chiếc hài kia ra.Quân lính hò lớn reo mừng.Thế là Tấm được vua rước vào cung trước con mắt ngạc nhiên của mẹ con Cám.

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA EM KIỀU PHƯƠNG LỚP 12A2 NHÂN NGÀY NGVN NĂM 2020

 

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa quý thầy cô!

Cùng toàn thể các bạn học sinh!

“ Công cha, áo mẹ, chữ thầy”

Có thể nói, mỗi chúng em được sinh ra và lớn lên trong sự dạy dỗ của cha, tình yêu thương của mẹ. Để rồi khi đến tuổi cắp sách đến trường, chúng em lại được gặp những thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của mình. Không có một ngôn từ nào có thể diễn tả hết công lao to lớn của thầy cô và chắc chắn rằng, dù có đi hết cuộc đời này chúng em vẫn không thể nào đền đáp được công lao to lớn ấy. Tất cả những đều này sẽ được chúng em khắc sâu mãi trong lòng cho đến mãi về sau.

Hôm nay, hoà chung không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, em xin đại điện cho toàn thể học xin trường THPT Nguyễn Trãi gửi đến thầy cô những suy nghĩ, tình cảm của chúng em và dâng lên thầy cô những đoán hoa tươi thắm với sự tri ân chân thành nhất.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô!

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa. Vâng, thật đúng như vậy, thầy cô, những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh chúng em! Không một nhân tài nào mà đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “ không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy?

Thầy cô kính yêu!

Biết bao mùa phượng nở đỏ rực sân trường, biết bao mùa lá rụng, biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, biết bao thế hệ học trò mới đang đến, bụi phấn lại ngày một rơi nhiều hơn trên mái tóc thầy giáo, cô giáo của em. Em sẽ không quên phút giây mái tóc của cô thầy bạc thêm, em sẽ không thể ngăn nỗi nghẹn ngào khi nhìn thầy cô của em đã sương pha mái đầu, đôi mắt đã thấm nét mỏi mệt... Mai đây trên vạn nẻo đường đời, thầy cô vẫn mãi là tấm gương sáng cho chúng em noi theo. Chúng em vẫn mãi khắc ghi công ơn thầy cô!

Các thầy cô là những kĩ sư tâm hồn, những người chèo đò một đời âm thầm và lặng lẽ trong đường đời muôn vạn nẻo. Từ con đò ấy, mai này, chúng em sẽ đi muôn nơi, mang theo hành trang mà các thầy cô đã dày công vun đắp và gửi gắm niềm tin yêu, hy vọng. Trong hành trang ấy, chúng em sẽ mang theo những ngày tháng không quên với đầy ắp kỉ niệm dấu yêu dưới mái trường THPT Nguyễn Trãi. Chúng em luôn hiểu rằng, thầy cô vẫn luôn dõi theo chúng em từng giây, từng phút. Đó sẽ là sức mạnh, là chỗ dựa, là niềm tin cho chúng em vững bước tới những chân trời mới. Để rồi, trong những lúc nhọc nhằn hay gặp những thử thách gian lao, sức mạnh ấy sẽ giúp chúng em cứng cáp vượt qua.

Một lần nữa, em xin thay mặt cho toàn thể học sinh của trường, kính gửi lời tri ân đến thầy cô, chúc quý đại biểu, quý thầy cô dồi dào sức khỏe - hạnh phúc và thành đạt! Chúc buổi lễ thành công tốt đẹp!

Em xin chân thành cảm ơn!

BÀI PHÁT BIỂU CỦA GV TRONG LỄ TRI ÂN CỦA HS NĂM 2017

 

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa thầy cô giáo, kính thưa quý cha mẹ HS!

Tiếng trống trường ngày khai giảng còn văng vẳng đâu đây,…mà hôm nay…lại chứng kiến giây phút tri ân và trưởng thành của học sinh khối 12. Tôi xin thay mặt cho thầy cô giáo chủ nhiệm và giảng dạy học sinh Khối 12, phát biểu trong buổi Lễ TRI ÂN và TRƯỞNG THÀNH này.

Các em học sinh thân mến!

Thắm thóat ba năm học đã trôi qua-3 mùa hè, 3 lần phượng nở, 3 lần chia tay… nhưng lần chia tay này… sao dâng tràn nhiều cảm xúc quá phải không các em! Vì đây là mùa hè cuối cùng… các em được tề tựu bên nhau,..để rồi mai đây, mỗi em sẽ đi vào một con đường riêng…1 lối rẽ của cuộc đời.

Thắm thoát, một thời áo trắng cũng bắt đầu khép lại,…1 bước ngoặt mới hứa hẹn nhiều thuận lợi cũng không ít khó khăn trở ngại… đang chờ đợi những bước chân bé bỏng tập tễnh bước vào đời!

Ngày mai đây, các em phải chia tay nhau…xa mái trường thân quen…xa thầy cô, xa bạn bè,..xa lớp học với chỗ ngồi thân thương,… xa hàng dương rợp bóng mát đã 1 thời gắn bó như từng hơi thở,… xa những ghế đá sớm sớm chiều chiều ta ngồi bên nhau hàn huyên-tâm sự buồn vui,…Giờ đây… tất cả chỉ còn lại trong ký ức mà thôi!

Nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở -Khi ta đi , đất đã hóa tâm hồn”. Tâm hồn các em là những tháng ngày miệt mài bên áng sách vở, ..những đêm thao thức… khi bài vở chưa chuẩn bị xong. Tâm hồn các em là những nét mặt rụt rè khi lầm lỗi,… những ánh mắt hồn nhiên, những nụ cười rạng rỡ… khi đạt được những bông hoa điểm 10 tươi thắm. Tâm hồn các em là những cái nắm tay quây quần bên nhau… hòa trong giọt mồ hôi nhuễ nhoải… trong những buổi sinh họat ngoài trời, những hội chợ ẩm thực, những đêm lửa trại bập bùng,…Tâm hồn các em còn là những ước mơ cháy bỏng,… những khát khao tuổi trẻ …gởi vào những chùm bong bóng đa sắc màu bay cao giữa bầu trời trong xanh của ngày khai giảng,….

Kể làm sao xiết những kỷ niệm mà các em đã lưu lại nơi này….

Các em học sinh thân mến!

Ba năm học, có những em rất ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ, tích cực phấn đấu trong học tập và rèn luyện đạo đức. Nhưng cũng còn một số em… làm phiền lòng thầy cô. Hôm nay, trong không khí vấn vương này, có lẽ các em cũng kịp ngộ ra những hành vi sai trái của mình. Điều đó cho thấy… các em đã thật sự trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Không phải trong giây phút chia tay lưu luyến này… mà đã từ lâu… tất cả thầy cô của chúng ta đã tha thứ, bỏ qua những lầm lỗi của các em. Mong sao với tấm lòng yêu thương của thầy cô,… với trách nhiệm cao của những người chèo đò,… các em đã đủ nhận ra… và mang theo trên hành trình chinh phục… những đỉnh cao mới của tri thức khoa học! Các em phải ghi nhớ và biết ơn những gì các em đã nhận được… từ mái nhà thứ hai này… để tạo động lực phấn đấu,… rèn luyện trên con đường đời phía trước. Hãy cho bố mẹ và thầy cô niềm hạnh phúc, sự tự hào… khi được nhìn thấy các em thật sự lớn khôn và trưởng thành. Hãy sống có trách nhiệm, có hoài bão. Bằng ý chí và nghị lực của mình,… các em hãy hiện thực hóa những ước mơ của bản thân, những kì vọng của bố mẹ, thầy cô. Đó là món quà thiết thực nhất mà các em tri ân thầy cô, cha mẹ.

Các em học sinh mến yêu!

Ngày mai, các em chính thức rời khỏi mái trường này, chia tay thầy cô, bạn bè; các em dù đi đâu về đâu cũng hãy nhớ rằng… chính nơi đây còn khắc ghi dấu chân, hình bóng của các em. Thầy cô còn dõi theo mỗi bước chân của các em. Khi nào cần sự giúp đỡ, sẻ chia; các em hãy quay về đây, thầy cô sẽ là người cha, người mẹ, là người anh, người chị tư vấn giúp đỡ cho các em. Còn trước mắt, các em phải đối mặt với kì thi THPTQG…đầy cam go thử thách, các em phải chinh phục kì thi với kết quả tốt nhất. Các em hãy tận dụng thời gian ít ỏi còn lại ôn bài thật kỹ,… giữ gìn sức khỏe thật tốt,.. bình tĩnh, tự tin bước vào kì thi quan trọng nhất của cuộc đời học sinh.

Thầy tin rằng các em sẽ thực hiện được ước mơ cao đẹp của mình. Chúc các em mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc trong cuộc sống.

Kính chúc các quí vị đại biểu, quí thày cô giáo, quí cha mẹ học sinh dồi dào sức khỏe.

Xin chân thành cám ơn!

BÀI PHÁT BIỂU TRI ÂN CỦA EM TÙNG LỚP 12A5 NĂM 2017

 

Kính thưa Quý vị đại biểu,

Kính thưa Quý thầy cô giáo! Kính thưa các bậc cha mẹ !

Thưa các bạn học sinh thân mến!

Hôm nay, em rất vinh dự đại diện cho hơn 400 bạn học sinh khối 12, được đứng ở đây-dưới mái trường THPT Nguyễn Trãi này một lần sau cùng-để bày tỏ tấm lòng tri ân của chúng em đối với quý thầy cô và các bậc cha mẹ trong lễ trưởng thành của chúng em – một thời khắc thiêng liêng, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời học sinh.

Kinh thưa thầy cô giáo kính yêu của chúng em! Cổ nhân có dạy: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” {một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy} nhằm ca ngợi, tôn vinh vai trò của người thầy. Ba năm học tại ngôi trường này, chúng em được thầy cô dạy rất nhiều điều bổ ích. Ba năm cứ ngỡ sẽ rất lâu nhưng thời gian trôi đi quá nhanh. Chúng em vừa mới thấu hiểu được công ơn to lớn của thầy cô, chưa kịp báo đáp, lại phải rời xa vòng tay yêu thương của thầy cô, của mái trường này. Thầy cô âm thầm tốn nhiều công sức, không chỉ dạy cho chúng em những kiến thức khô khan sách vở, mà còn dạy những lời hay lẽ phải ở đời, biết quan tâm., chia sẻ, yêu thương. Chính Thầy cô là người cho chúng em những lời khuyên chân thành khi chúng em vấp ngã. Vì thế mà hình ảnh người thầy, người cô đứng trên bục giảng với mái tóc nhuốm màu bụi phấn đã hằn sâu vào kí ức của chúng em. Nhớ những khi thầy cô đội nắng, đội mưa với những trang giáo án còn ướt sủng đến lớp để trang bị cho chúng em một hành trang vững chắc bước vào tương lai. Khoảng thời gian 3 năm dưới ngôi trường này không quá ngắn cũng không quá dài, nhưng nó đủ giúp chúng em từng ngày trưởng thành hơn. Ba năm qua, chúng em đã gieo trên mái tóc của thầy cô thêm nhiều sợi bạc. Hôm nay, trong giây phút thiêng liêng này-giây phút chia tay, chúng em xin chân thành gửi đến thầy cô lời cảm ơn sâu sắc nhất,… lời xin lỗi chân thành nhất vì chúng em đã nhiều lần làm phiền lòng thầy cô. Chúng em xin ghi tạc công ơn dạy dỗ của thầy cô. Mãi mãi chúng em cũng không bao giờ quên!

Kính thưa những đấng sinh thành!

Mùa khai trường của 12 năm trước, chúng con còn là một đứa trẻ rụt rè, bỡ ngỡ được cha mẹ dắt tay đến trường; nhưng đâu nào ngờ lễ tổng kết của 12 năm sau là ngày mà chúng em lại phải nói lời tạm biệt với tuổi học trò. Chúng con có được như ngày hôm nay, được diện trên người những bộ quần áo đẹp, được ăn no, học hành là do công lao của những bậc sinh thành. Cưu mang hơn 9 tháng. 18 năm qua lo cho chúng con ăn học; chúng con hiểu tất cả nỗi vất vả mà cha mẹ đã phải trải qua. Với lòng thương con vô bờ bến, quên cả bản thân mình, những bậc cha mẹ chỉ nghĩ cho những đứa con có được những bữa ăn ngon, những bộ quần áo đẹp,… Nhũng gì tốt đẹp nhất cha mẹ đã dành hết cho chúng con. Mỗi sáng với một chén cơm nguội, dự tiệc với bộ quần áo cũ, cha mẹ cũng không phàn nàn, cốt dành hết cho con những gì tinh túy nhất. Khi con mình vấp ngã, chúng con đau một nhưng chúng con hiểu cha mẹ đau tới 10. Nỗi lòng của người làm cha làm mẹ làm sao có thể dùng ngôn từ nào diễn tả được. Hôm nay, những đấng sinh thành ngồi đây chứng kiến con mình trưởng thành chắc hẳn cũng phải rơi nước mắt, giọt nước mắt của niềm vui xen lẫn nỗi lo lắng. Vui vì con mình đã lớn, lo vì sau ngày hôm nay con bước ra đời rồi con sẽ thế nào? Vừa chứng kiến sự trưởng thành của con đấy thì lại phải xa con. Chúng con hiểu nỗi vất vả ấy của cha mẹ nhưng chưa một lần chúng con nói câu: “Chúng con yêu cha, yêu mẹ lắm”. Hôm nay, nhân dịp này, chúng con xin nói câu đó với các đấng sinh thành: “Chúng con yêu cha, yêu mẹ lắm!”. Dù muộn màn nhưng đó là tấm chân thành của chúng con. Biết đến bao giờ chúng con mới có thể đền đáp hết công ơn to lớn của cha mẹ đây? Đến bao giờ chúng con mới trả hết chữ hiếu cho cha mẹ?. Rồi mai đây chúng con sẽ thành người thì lúc ấy cha mẹ đã đến tuổi xế chiều… Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, chúng con nguyện khắc ghi trong tim, một công ơn bao la như trời biển mà chúng con biết không bao giờ chúng con trả hết. Nhân đây, chúng con xin gửi lời xin lỗi và lời cảm ơn tận đáy lòng của chúng con đến những người đã hy sinh cả đời mình vì con cái!

Các em học sinh thân mến!

Các em rất may mắn khi được tận hưởng làn gió mát của trường THPT Nguyễn Trãi, 3 năm tuy dài nhưng rất ngắn các em ạ. Các em hãy cố gắng tận hưởng 3 năm ở ngôi trường này, hãy biết tôn trọng thầy cô của mình, biết hiếu thảo với cha mẹ, cố gắng học thật giỏi để mai này giúp ích cho bản hân mình, cho gia đình và cho xã hội; không phụ lòng mong đợi của thầy cô, của cha mẹ.

Lời cuối cùng, chúng con xin gửi lời biết ơn đến cha mẹ, chúng em cảm ơn thầy cô đã đi cùng chúng con trong suốt những năm tháng qua tại ngôi trường mến yêu này. Chúng con chúc cho cha mẹ dồi dào sức khỏe sống mãi bên chúng con, chúc thầy cô mãi mãi khỏe mạnh để đưa thêm những thế hệ tiếp theo đến bến bờ tri thức thành công.

Cho phép em thay mặt cho toàn thể học sinh khối 12, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô hiệu trưởng, gởi đến cô lời chúc sức khỏe, sự thành công trong sự nghiệp giáo dục!

Chúng em xin hứa sẽ ôn bài thật kỹ và thi thật tốt để mang về những thành tích cao nhất đền đáp một phần mong đợi của thầy cô và cha mẹ.