Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022 (CHUYÊN)

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

Ngày thi: 08 tháng 6 năm 2021

Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên)

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Không còn là cảnh báo các chứng bệnh có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Sự lệ thuộc quá nhiều vào Facebook, Youtube, Instagram hay Twitter đã khiến không ít cư dân mạng, trong đó phần lớn là những người trẻ quay cuồng trong “thế giới ảo” mà quên rằng cuộc sống thực tại mới chính là cuộc sống đúng nghĩa của mình.

Nhập viện vì “nghiện Facebook” đã trở thành một căn bệnh được các bác sĩ tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước xác nhận trong thời gian qua. Đặc điểm chung của phần lớn người bệnh là thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên ngại giao tiếp; biểu hiện cáu gắt khi không được tiếp xúc với Facebook; sức khỏe suy giảm…

[…]Từ một dịch vụ liên lạc, nhưng vì lợi nhuận không ít trang mạng xã hội đã không ngần ngại biến khách hàng nhất là giới trẻ… trở thành những con nghiện mạng xã hội cùng những căn bệnh thần kinh khác, đồng thời trở thành mục tiêu của giới tội phạm và các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rõ ràng mạng xã hội hoàn toàn không xấu, mà còn có nhiều mặt tích cực. Vấn đề là sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả, có mục đích rõ ràng nhằm phục vụ công việc hoặc cuộc sống phong phú của chính mình chứ không phải trở nên lệ thuộc bị thế giới “ảo” dắt mũi. Vì vậy, trước khi tính đến trách nhiệm của những dịch vụ truyền thông như Facebook, Youtube, Instagram hay Twitter; cư dân mạng, nhất là thế hệ trẻ phải biết tự bảo vệ mình trước những cám dỗ từ mạng xã hội.

                                      (Trích “Tự bảo vệ trước cám dỗ từ mạng xã hội”, Hải Bằng;

nguồn từ báo Nhân dân – Điện tử)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu: Vì vậy, trước khi tính đến trách nhiệm của những dịch vụ truyền thông như Facebook, Youtube, Instagram hay Twitter; cư dân mạng, nhất là thế hệ trẻ phải biết tự bảo vệ mình trước những cám dỗ từ mạng xã hội.

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Ngạn ngữ Gruzia có câu: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.”

Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2 (5,0 điểm): Trong bài Tổng kết văn học, SGK Ngữ văn 9 có nêu nhận xét:

“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.”

                                                (Dẫn theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.200, NXB GDVN, 2005)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm sáng tỏ vấn đề.

---Hết---

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: …………………………………………..Số báo danh:   ………………………………

Chữ kí của CBCT 1: ……………………………Chữ kí của CBCT 2:…………………………………….

 



 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

 


KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên)

(Bản hướng dẫn này có 04 trang)

A. Hướng dẫn chung

1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho điểm đúng như hướng dẫn chấm qui định.

2. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm, thống nhất trong toàn tổ và được lãnh đạo Hội đồng chấm thi phê duyệt.

3. Sau khi cộng điểm toàn bài được làm tròn đến 0,25 điểm.

B. Đáp án và thang điểm

Phần

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU                                                                  

2,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ Nghị luận.

1,0

2

-     Phép liệt kê: Facebook, Youtube, Instagram, Twitter. (0,5 điểm)

-     Tác dụng diễn đạt của phép liệt kê: Diễn tả đầy đủ hơn những trang mạng xã hội mà các cư dân mạng, nhất là giới trẻ hay sử dụng. (0,5 điểm)

1,0

II

 

LÀM VĂN

8,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngạn ngữ Gruzia có câu: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.”

Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về câu ngạn ngữ trên.

3,0

* Yêu cầu chung:

-     Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.

-     Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày được suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.”

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý:

 

* Giải thích:

-     Hạt giống”: Hạt giống là loại hạt được dùng để ươm mầm lên cây cối, để cây cối phát triển tốt thì phải có hạt giống tốt à là nền tảng để dẫn đến thành quả.

-     “Kiến thức”: Là những điều hiểu biết có được từ học tập.

àÝ nghĩa của câu ngạn ngữ đề cập vấn đề để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn đến sự thành công.

0,5

* Bàn luận:

-     Vì sao học tập là hạt giống của kiến thức?

    + Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có cả quá trình tự học.

    + Học tập là hành trình cả đời người vì kiến thức bao la, rộng lớn.

-     Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc?

    + Có kiến thức con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.

    + Có kiến thức con người mới hiểu biết và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.

àCâu ngạn ngữ nêu lên mối quan hệ nhân-quả của con đường học tập, là một hành trình đi đến hạnh phúc.

 - Phê phán những người chưa có ý thức học tập.

1,0

* Bài học:

-   Thấy được vai trò quan trọng của quá trình học tập.

-   Biết lựa chọn cách học tập phù hợp để trang bị kiến thức đầy đủ cho bản thân làm hành trang bước vào đời.

0,25

d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

2

 

 

 

 

               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bài Tổng kết văn học, SGK Ngữ văn 9 có nêu nhận xét: “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm sáng tỏ vấn đề.

5,0

* Yêu cầu chung:

-     Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học. Bài viết phải có bố cục rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

-     Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích ý kiến: “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ” và phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm sáng tỏ vấn đề.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.

Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau đây:

 

* Giới thiệu khái quát về ý kiến và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

0,5

* Giải thích:

-     Thơ hiện đại: Được xác định từ đầu thế kỷ XX khi văn học tiếp thu, chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây và ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường. Đặc biệt, sau 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, thơ ca nói riêng và văn học nói chung có sự giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn học thế giới.

-     Xã hội, con người, tư tưởng thay đổi theo thời đại. Việc phản ánh tâm tư, tình cảm mới đòi hỏi văn học, trong đó thơ ca cũng phải thay đổi để phù hợp àThơ hiện đại đã có sự thay đổi về nội dung tư tưởng, tình cảm và cả về nghệ thuật.

0,5

* Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:

-     Bài thơ thể hiện cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc:

     + Bài thơ được viết vào năm 1958, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã giúp Huy Cận hiểu rõ không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.

     + Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi: Từ lúc hoàng hôn đến đêm xuống rồi đến buổi bình minh, kết thúc một chuyến ra khơi thắng lợi trở về:

·Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.

·Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa cảnh biển trời ban đêm.

·Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.

à không gian rộng lớn bao la, thời gian tuần hoàn của vũ trụ.

     + Bài thơ có sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: Về lao động và thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng trước cuộc sống mới. Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ vốn là một nét nổi bật của hồn thơ Huy Cận tạo nên hình ảnh thơ rộng lớn, tráng lệ…

     + Khác với thơ Huy Cận trước cách mạng, ở đây thiên nhiên vũ trụ không đối lập với con người, không làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, cô đơn mà càng làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của con người trong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên.

-     Bài thơ thể hiện những đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ:

     + Bài thơ được miêu tả có sự kết hợp giữa bay bổng ý với các biện pháp phóng đại, nhân hóa, so sánh…; giữa bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú.

      + Kết cấu, giọng điệu độc đáo làm nổi bật chủ đề, tạo nên sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

      + Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng nhờ yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần…biến hóa linh hoạt; hình ảnh thơ mới lạ, đẹp, kì vĩ.

à Đánh giá:

-     Bài thơ thể hiện rõ tinh thần đổi mới của thơ ca hiện đại.

-     Từ những đổi mới và sáng tạo của bài thơ trên hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật đã khẳng định bất kỳ tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà thơ.

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); bài viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc...

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

Ngày thi: 07 tháng 6 năm 2021

Môn thi: NGỮ VĂN (không chuyên)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

(Trích “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.55, NXB GDVN, 2005)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng diễn đạt của phép liệt kê đó trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy rút ra một bài học có ý nghĩa cho bản thân.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)                                 

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính thật thà.

Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em trong đoạn thơ sau đây:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

                                                            (Trích “Nói với con” - Y Phương, SGK Ngữ văn 9,  tập 2, tr.72, NXB GDVN, 2005)

Từ đó, em hãy nêu lên suy nghĩ về lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương.

---Hết---

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ............................................................. Số báo danh:..................................................

Chữ kí của CBCT 1: ......................................................... Chữ kí của CBCT 2:........................................

.SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

                                                                                                                  

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN (không chuyên)

(Bản hướng dẫn này có 03 trang)

A. Hướng dẫn chung

1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thi vẫn cho điểm đúng như hướng dẫn chấm qui định.

2. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm, thống nhất trong toàn tổ và được lãnh đạo Hội đồng chấm thi phê duyệt.

3. Sau khi cộng điểm toàn bài được làm tròn đến 0,25 điểm.

B. Đáp án và thang điểm

 

Phần

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ Nghị luận

1,0

2

-   Phép liệt kê:

+ Trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong lời nói và bài viết. (Thí sinh nêu được từ 2 ý trở lên được điểm tối đa: 0,25 điểm)

+ Hiểu được, nhớ được, làm được. (Thí sinh nêu được từ 2 ý trở lên được điểm tối đa: 0,25 điểm)

-   Tác dụng diễn đạt của phép liệt kê:

+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những biểu hiện của tính giản dị của Bác. (0,25 điểm)

+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tác dụng của tính giản dị của Hồ Chủ tịch. (0,25 điểm)

1,0

3

Thí sinh chỉ cần rút ra được một bài học có ý nghĩa đối với bản thân thì đạt điểm tối đa:

-   Học tập được tính giản dị từ Hồ Chủ tịch

-   Cuộc đời, phẩm chất của Bác là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

-   

1,0

II

 

LÀM VĂN

7,0

 

1

Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính thật thà.

3,0

* Yêu cầu chung:

-   Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.

-   Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính thật thà.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý:

 

* Giải thích: Tính thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối, không giả tạo.

àĐó là phẩm cách cần có của con người.

0,5

* Bàn luận:

-     Biểu hiện: Người có tính thật thà:

       + Luôn sống ngay thẳng, không gian dối.

       + Không tham của người khác.

       + Biết chịu trách nhiệm với những sai lầm của mình.

  + …

-     Ý nghĩa:

      + Tính thật thà giúp con người hoàn thiện nhân cách.

      + Người có tính thật thà thường được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng.

 + Làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên đẹp hơn.

 + …

-     Phê phán những người thiếu thật thà, gian dối,…

1,0

* Bài học:

-     Thấy được đức tính thật thà rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi người.

-     Phải rèn luyện tính thật thà trong học tập và trong cuộc sống.

0,25

d. Sáng tạo: Thể hiện được suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

2

Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Nói với con” của Y Phương. Từ đó, nêu suy nghĩ về lòng biết ơn với cha mẹ và quê hương.

4,0

* Yêu cầu chung:

   Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học; bài viết phải có bố cục rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 3 phần của bài văn nghị luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề nghị luận; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài khái quát được vấn đề và liên hệ.

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ “Nói với con” của Y Phương. Từ đó, nêu suy nghĩ về lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng.

Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

 

* Giới thiệu tác giả, bài thơ và vấn đề cần nghị luận.

0,25

* Nội dung:  

-   Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt qua các hình ảnh: Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ: từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

-   Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương: Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa”, “Vách nhà ken câu hát”. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người cả tâm hồn và lối sống: “Rừng cho hoa”, “Con đường cho những tấm lòng”.

    àQua khổ thơ, người cha muốn nói với con về cội nguồn của mỗi người và khẳng định đó cũng là cái nôi nuôi dưỡng con khôn lớn.

1,5

* Nghệ thuật: Thể thơ tự do; lời thơ giản dị; giọng điệu thiết tha, trìu mến; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có tính khái quát, mộc mạc nhưng rất đẹp và giàu chất thơ; sử dụng các phép tu từ: nhân hóa, điệp ngữ…

0,5

àTừ đó, nêu lên lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương:

-   Biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương.

-   Luôn kính yêu, vâng lời cha mẹ và yêu quê hương, làng xóm.

-   Phải có ý thức đền đáp công ơn cha mẹ và quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

-   

0,5

 

 

 

 

 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc,...

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

---Hết---