Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

ĐỀ - ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HK1 LỚP 12 , NH 2020-2021

 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021

              TỔ NGỮ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 12

 

 

 

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

 

 

 

 

 

(Đề gồm 01 trang)

 

 

 

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1 (0,5 điểm).

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm).

Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì? Hãy chỉ ra một “vết đen” trong mỗi con người của anh/chị để từ đó tìm cách khắc phục ?

Câu 3 (0,75 điểm).

Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào ?

Câu 4 (1,0 điểm).

Anh/Chị có đồng ý với lời khuyên của thầy giáo: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”. Vì sao ?

 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

        Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ sau:

 

                             Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

                             Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

                             Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mường Lát hoa về trong đêm hơi

                             Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngửi trời                            

                             Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

                             Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009 , tr.88)

                                         _______________Hết______________

 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021

              TỔ NGỮ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 12

 

 

 

ĐÁP ÁN – THANG ĐỂM

 

 

 

 

 

Đáp án có 2 trang

 

 

 

 

 

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự.   

* Chấm điểm:

-Như đáp án: 0,5 điểm.

-Đáp án khác: 0 điểm.

0,50

2

-Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. (0,5đ)

-Một “vết đen” của bản thân: HS tự chỉ ra 1 sai lầm, hạn chế,…của mình mà không cần giải thích. (0,25đ)

* Chấm điểm: Như đáp án: 0,75 điểm.

0,75

 

3

Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung,…; khi nhìn nhận, đánh giá người khác cần nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, đa chiều.

* Chấm điểm:

-Như đáp án: 0,75 điểm.

-Đáp án khác: trả lời 1 ý: 0,5 điểm

0,75

4

-HS có thể trả lời đồng ý/không đồng ý/hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý (0,25 điểm)

-HS có thể lý giải theo 1 trong 3 hướng như sau: (0,75 điểm)

+ Đồng ý: Vì khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, con người cần thông cảm bỏ qua những thiếu sót, sai lầm nhỏ (vết đen) để nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương.

+ Không đồng ý: Vì những thiếu sót, sai lầm dù nhỏ cũng phải được “chú trọng“, lưu ý; nếu không sẽ dẫn đến thiếu sót, sai lầm lớn.

+ Đồng ý một phần: Kết hợp 2 ý trên.

* Lưu ý: HS lập luận chặt chẽ, thuyết phục mới đạt điểm tối đa phần lý giải. Lập luận chưa rõ ràng, chưa thuyết phục thì chấm 0,5 điểm. Lập luận sợ sài, thiếu thuyết phục thì chấm 0,25 điểm.

1,0

 

II

LÀM VĂN

7,0

 

* Yêu cầu chung:

-Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học.

-Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 

*Giới thiệu khái quát về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

0,5

*Nội dung: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây.

Học sinh cần khai thác những nét đặc sắc về nghệ thuật: cách gieo vần, ngắt nhịp, dùng từ, sử dụng hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, bút pháp, nét riêng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa của Quang Dũng để làm sáng tỏ luận đề.

-Thiên nhiên thơ mộng: (2,0 điểm)

+Hình ảnh sông Mã trong tâm tưởng của thi nhân.

+Cảnh mờ nhòe như tranh lụa Mường Lát hoa về… hoa rừng tỏa hương vương vấn trong đêm sương.

+Cảnh hư ảo như thủy mặc Nhà ai Pha Luông… thung lũng mờ ảo, bản làng nhạt nhòa trong mưa.

-Thiên nhiên hùng vĩ: (2,0 điểm)

+Màn sương Sài Khao mênh mông che kín đoàn quân, trùm phủ núi rừng Sài Khao sương lấp…

+Đèo cao, dốc đứng quanh co, trùng điệp; mây nổi thành cồn; núi cao ngút trời, vực thẳm đổ xuống…Cảnh gân guốc của điêu khắc Dốc lên khúc khuỷu… ngàn thước xuống.

*Đánh giá khái quát nghệ thuật của đoạn thơ: Ngôn ngữ giàu chất họa và nhạc, hình ảnh mĩ lệ hóa, biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp, giọng điệu; Cảm hứng và bút pháp lãng mạn;…(0,5 điểm)

4,5

*Đánh giá chung:

-Bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua nỗi nhớ của Quang Dũng, là cái nền để người lính Tây Tiến xuất hiện.

-Vẻ đẹp thiên nhiên làm nên sức hấp dẫn của thi phẩm Tây Tiến và thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng.

-Bài học hành động: Tình yêu thiên nhiên; bảo vệ cảnh quang, môi trường,…

0,5

d. Sáng tạo:  Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Chuẩn mực.

0,25

 

 

 

ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm

10,0

                    

 

 

-----------------------HẾT-----------------------

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

BÀI VIẾT SỐ 5, LỚP 12, NĂM HỌC 2019-2020



TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ KIỂM TRA–BÀI VIẾT SỐ 5 NĂM HỌC 2019-2020
              TỔ NGỮ VĂN
MÔN: NGỮ VĂN 12



Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề







(Đề gồm 01 trang)




I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Anh/Chị đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu: 
Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và y tế cùng các địa phương, Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh COVID-19 rất tốt khi chủ động vào cuộc với nhiều giải pháp hữu hiệu được triển khai. Những kế hoạch thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua của các bộ, ngành chức năng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đánh giá cao khả năng phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam. Thậm chí bà Maria van Kerkhove - chuyên gia thuộc Chương trình các vấn đề khẩn cấp về y tế của WHO đã kêu gọi các nước áp dụng mọi biện pháp phòng chống dịch bệnh cơ bản nhưng hiệu quả mà Việt Nam đã triển khai. Các biện pháp đó bao gồm xác định các ca nhiễm virus Corona và liên hệ với những người nhiễm bệnh để tiến hành biện pháp cách ly, cũng như tuyên truyền và huy động người dân cùng tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Do đó, người dân hãy tin vào sự phản ứng nhanh và kiểm soát của Chính phủ, Ban chỉ đạo và các cấp, các ngành với tinh thần “không được lơ là chủ quan, nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh không quá hoang mang, lo lắng”. Nhất là đừng để xảy ra thêm trường hợp như nữ bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung khiến Hà Nội đêm trắng trong lo lắng. Một cá nhân lơ là, chủ quan sẽ khiến nguy cơ dịch bệnh có khả năng bùng phát mạnh như ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) thì khi đó mọi thứ sẽ trở lên vô cùng khó lường.
Ngăn chặn và dập dịch không chỉ có sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ban ngành mà điều quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân. “Chống dịch như chống giặc” nếu mọi người cũng nâng cao ý thức, tin tưởng vào các biện pháp của các cơ quan chức năng, chúng ta sẽ tiếp tục thành công trong khống chế dịch bệnh, ngược lại…sẽ vô cùng khó lường, khó kiểm soát.
Câu 1. (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?
Câu 2. (0,75 điểm)
Trong đoạn trích, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 cơ bản nhưng hiệu quả mà Việt Nam đã triển khai là gì?
Câu 3. (0,75 điểm)
Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng “chống dịch như chống giặc”?
Câu 4. (1,0 điểm)
Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “không được lơ là chủ quan, nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh không quá hoang mang, lo lắng” trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 không? Vì sao? (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về tinh thần trách nhiệm công dân trong mùa dịch bệnh Covid-19.
Câu 2. (5,0 điểm)
Số phận và vẻ đẹp của nhân vật A Phủ trong trích đoạn truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục). Từ đó liên hệ với nhân vật Tràng (Vợ Nhặt – Kim Lân) để thấy được sự giống và khác nhau trong việc thể hiện số phận và vẻ đẹp của người nông dân ở hai nhà văn.
  _________________Hết______________


TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
 KIỂM TRA–BÀI VIẾT SỐ 5 NĂM HỌC 2019-2020
              TỔ NGỮ VĂN
MÔN: NGỮ VĂN 12



ĐÁP ÁN – THANG ĐỂM





Đáp án có 2 trang






Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
3.0
1
 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
  * Lưu ý: HS đáp án khác chấm 0,0 điểm. Nếu HS trả lời 2 phương thức, trong đó có 1 đúng, 1 sai thì cho 0,25. Nếu HS trả lời 3 phương thức thì chấm 0,0 điểm.
0,50
2
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 cơ bản nhưng hiệu quả mà Việt Nam đã triển khai là:
-Xác định các ca nhiễm virus Corona và liên hệ với những người nhiễm bệnh để tiến hành biện pháp cách ly.
-Tuyên truyền và huy động người dân cùng tham gia phòng, chống dịch bệnh.
* Lưu ý: HS trả lời như đáp án: 0,75. Nếu HS trả lời được 1 ý: 0,5.
0,75




3
Tinh thần “chống dịch như chống giặc”:
“Chống dịch như chống giặc” bởi dịch bệnh do virus Corona gây ra có diễn biến phức tạp, nhanh, nguy hiểm, khó lường cũng như “giặc”. Trước tình hình dịch bệnh như vậy, cần có sự đoàn kết, chung tay giữa nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ban ngành với ý thức của người dân trên mặt trận chống “giặc” Corona và người dân tuyệt đối tin tưởng vào các biện pháp của các cơ quan chức năng.
* Lưu ý: HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng tỏ ra hiểu biết: dịch Corona nguy hiểm như giặc, chống dịch cũng quyết liệt, đồng lòng từ hệ thống chính trị đến nhân dân.
0,75
4
- Kỹ năng: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp,…); đảm bảo về số câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- Nội dung: HS có thể trả lời đồng ý, hoặc không đồng ý, hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng phải lý giải hợp lý, phù hợp với tinh thần phòng chống dịch bệnh.
* Lưu ý: HS phải hiểu“lơ là chủ quan”- có dấu hiệu che giấu, không khai báo để thực hiện cách ly,.. “hết sức bình tĩnh không quá hoang mang, lo lắng”- tin tưởng vào khả năng phòng và chống dịch của Việt Nam, tiếp cận nguồn thông tin chính thống, thực hiện tốt các hướng dẫn của các cơ quan, chức năng trong việc phòng chống dịch,…
0,25


0,75
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về tinh thần trách nhiệm công dân trong mùa dịch bệnh Covid-19.


* Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tinh thần trách nhiệm công dân trong mùa dịch bệnh Covid-19.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được suy nghĩ và hành động của bản thân khi đón nhận thất bại. Có thể theo hướng sau:
* Giải thích:
- Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm có thể kể đến là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Bệnh dịch COVID-19 là một bệnh đường hô hấp do virus corona gây ra. Phương thức lây truyền chủ yếu của nó là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơiho hoặc thở ra. Các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốthokhó thởđau cơ và mệt mỏi,… dẫn đến viêm phổi và có thể gây tử vong.
* Bàn luận:
- Trách nhiệm của công dân trong mùa dịch bệnh COVID-19:
+ Phải tự giác chủ động tìm hiểu thông tin dịch bệnh trên các phương tiện tin cậy.
+ Luôn biết bảo vệ sức khỏe cá nhân, chủ động tự cách ly, khai báo dịch tễ khi đi qua những vùng có dịch.
+ Thông tin về cách phòng tránh cho bản thân và mọi người: đeo khẩu trang đúng quy cách khi ra đường, hắt hơi phải che miệng, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước cồn diệt khuẩn,..
+ Phải biết chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành với mọi người để cùng vượt qua khó khăn: không ra đường khi không cần thiết theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng; có ý thức cao, biết suy nghĩ cho cộng đồng;…
- Phê phán: Những người có suy nghĩ ích kỷ, cá nhân như lên mạng xã hội chia sẻ tin thất thiệt, miệt thị và đỗ lỗi cho nạn nhân Covid-19 hay mất hàng giờ chen lấn ngoài siêu thị để tích trữ đồ ăn không cần thiết,…
- Mỗi người, nhất là tuổi trẻ, nên dành thời gian mùa dịch này đọc sách, học tiếng anh, làm việc nhà, chơi thể thao,… để thêm khỏe mạnh, thêm sức đề kháng. Một trong những vũ khí trang bị cho chính mình, đó là ý thức cá nhân!
*Bài học: Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng thể hiện từ những việc nhỏ nhất. Trách nhiệm với cộng đồng cũng là trách nhiệm với chính mình, nếu không làm tốt việc của mình thì không thể nào tốt với cộng đồng.
1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25
2
Số phận và vẻ đẹp của nhân vật A Phủ trong trích đoạn truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục). Từ đó liên hệ với nhân vật Tràng (Vợ Nhặt – Kim Lân) để thấy được sự giống và khác nhau trong việc thể hiện số phận và vẻ đẹp của người nông dân ở hai nhà văn.


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  Số phận và vẻ đẹp của nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài). Liên hệ với nhân vật Tràng (Vợ Nhặt – Kim Lân) và nhận xét sự sự giống và khác nhau trong việc thể hiện số phận và vẻ đẹp của người nông dân ở hai nhà văn.
0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 
*Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ.
0,5
*Nội dung:
-  Số phận và vẻ đẹp của nhân vật A Phủ:
+ Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).
+ Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt…
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, sâu sắc; giọng kể trầm lắng; sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc: căn buồng của Mị, tiếng sáo, giọt nước mắt A Phủ,...
- Liên hệ với nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, dân ngụ cư, ngoại hình thô kệch,… nhưng tốt bụng và cởi mở, luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Giọng kể đôn hậu, hóm hỉnh; tình huống truyện vừa éo le vừa độc đáo, bất ngờ; miêu tả tâm trạng nhân vật tài tình…
- Nhận xét:
+ Giống nhau: Lấy bối cảnh những năm 1945 – 1954; phản ánh số phận bi thảm đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động; tố cáo xã hội thực dân phong kiến chà đạp, đẩy con người vào đau khổ; thể hiện tinh thần nhân đạp sâu sắc: trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng chính đáng của con người, có niềm tin vào sự đổi đời của con người. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình, tinh tế.
+ Khác nhau: “Vợ chồng A Phủ” tập trung phản ánh số phận người lao động bị áo bức, bóc lột; vẻ đẹp nổi bật của người lao động là sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do.“Vợ nhặt” tập trung phản ánh số phận rẻ rúng vì đói nghèo nhưng khát vọng sống, ước mơ hạnh phúc.

2,0



     




0,5




0,5
*Đánh giá chung: Số phận và vẻ đẹp của nhân vật A Phủ cũng giống như số phận và vẻ đẹp của bao người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, người lao động nói chung.
0,5
d. Sáng tạo:  Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Chuẩn mực ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
0,25



ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm
10,0