Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

NGỮ VĂN 10_KT HK1 2015

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
    NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài : 90 phút

I/ CÂU HỎI  ( 3 điểm )  Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi sau :
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
                                                           (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

1/ Nêu ý nghĩa nhan đề “Nhàn”.
2/ Quan niệm nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hai câu thơ 3 và 4 ?
3/ Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết qua bài thơ “Nhàn” ?

II/ LÀM VĂN ( 7 điểm )

Đề bài :  Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích "Tấm Cám". 
&&&&&& 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
    CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - NĂM HỌC 2015-2016
I/ Câu hỏi ( 3 điểm ) Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
1. Nêu ý nghĩa nhan đề « Nhàn ».
Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. (1đ)
2. Quan niệm « nhàn » của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hai câu thơ 3 và 4 :
Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về "nơi vắng vẻ", sống hoà nhập với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần" (1đ)
3. Những đặc điểm của ngôn ngữ viết qua bài thơ Nhàn : (1đ)
- Phương tiện ngôn ngữ : Bài thơ Nhàn trình bày bằng chữ viết.
- Tình huống giao tiếp : các nhân vật giao tiếp (nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm/nhà thơ/người viết, học sinh/người đọc) không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai; người viết và người đọc có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích.
- Phương tiện phụ trợ : dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm câu), kí hiệu văn tự,...
- Từ, câu, văn bản : từ ngữ trong bài thơ được lựa chọn; câu chuẩn theo thể loại thơ và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.

II/ LÀM VĂN ( 7 điểm )
Đề bài : Phân tích nhân vật  Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám     
YÊU CẦU
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một hình tượng nhân vật trong một truyện cổ tích. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh phân tích, đánh giá nhân vật  Tấm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu và PT hoàn cảnh, số phận, tính cách, phẩm chất, nghệ thuật xây dựng nhân vật từ đó đánh giá nhân vật

ĐÁP ÁN
Mở bài ( 0,5 điểm ) Từ đặc điểm nội dung thể loại truyện cổ tích hoặc từ số phận của những người nghèo khổ thời xa xưa….giới thiệu truyện Tấm Cám, giới thiệu nhân vật Tấm.
Thân bài : (6 điểm )
·        Nêu và phân tích hoàn cảnh bất hạnh của nhân vật Tấm: mồ côi, sống trong gia đình mụ dì ghẻ tấm phải lao động làm lụng vất vả và chụi cảnh bất công …(1,5 điểm)
·        Cuộc sống khổ đau khi bị mẹ con Cám cướp đoạt niềm vui tuổi thơ: giỏ cá và yếm đỏ bị cướp đoạt ; cá bống người bạn của Tấm  bị giết; Tấm muốn đi dự hội, bị Dì ghẻ tìm cách ngăn cản   => Tấm hiền lành, ngây thơ, thụ động trước mưu mô của mẹ con Cám. Tấm vượt qua nhờ sự giúp đỡ của Bụt (1,5 điểm)
·        Cuộc sống bị đoạ đầy, bị huỷ diệt sự sống  Tấm từng bước kiên cường đấu tranh, hoá thân thần kì, giành hạnh phúc: Tấm rơi xuống ao , chết => hoá thân thành chim vàng anh .  Vàng anh bị giết  => Tấm thành xoan đào, khung cửi. Xoan đào bị chặt , khung cửi bị đốt => Tấm thành cây thị và náu mình trong quả thị. Từ quả thị Tấm trở lại là cố Tám xinh đẹp như ngày nào. Tấm trả thù mẹ con Cám . Tấm kiên  cường và quyết liệt đấu tranh – Ý nghĩa của sự hoá thân của Tấm (1, 5 điểm)
·        Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Tấm là nhân vật truyện cổ tích . Tính cách phẩm chất nhân vật được tác giả dân gian xây dựng qua sự kiện, qua từng chặng trong cuộc đời. Đặc biệt một số chi tiết tiêu biểu như lời nói, hành động. Số phận nhân vật từ đau khổ, bất hạnh qua thử thách đã đạt hạnh phúc  ( 1,5 điểm )
Kết bài ( 0,5 điểm ) : Nhân Vật Tấm đã để lại nhận thức tình cảm gì cho bản than HS hoặc nêu  ý nghĩa của nhân vật Tấm ..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét