Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Nhân vật người vợ nhặt(bình luận 2 ý kiến)

Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. Hướng dẫn cách làm: Mở bài : Vài nét về tác giả, tác phẩm – Kim Lân là một trong những nhà truyện ngắn có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía. – Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thở. Sau hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần cốt truyện cũ để viết truyện Vợ nhặt. Giới thiệu các ý kiến trong đề bài Thân bài : Giải thích các ý kiến – Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một thực tế của truyện là người phụ nữ trong truyện đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh đúc… – Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như: không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,… Bình luận về các ý kiến Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những đặc điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật – được Kim Lân khắc họa đầy chân thực và cảm động: – Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận theo không người đàn ông. – Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá. – Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai. Đánh giá : – Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau. Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật. Tuy nhiên, cần đặt nhân vật trong hoàn cảnh sống( nạn đói khủng khiếp) và trong suốt chiều dài tác phẩm : ý kiến thứ 2 chân thực và xác đáng hơn Kết bài : đánh giá chung về hai ý kiến, về nhân vật Thị và tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét