Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11/13-14

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
GV: Trần Văn Tâm
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945

  1. Tại sao văn học thời kì này được gọi là văn học hiện đại ?

Hiện đại hoá văn học là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

  1. Những đặc điểm của nền văn học thời kỳ này?

- Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
- Nền văn học phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng
- Nhịp độ phát triển mau lẹ

  1. Hãy làm rõ đặc điểm thứ nhất: Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

- Từ đầu thế kỉ đến khoảng năm 1920: chuẩn bị điều kiện vật chất. Thơ văn của chí sĩ cách mạng, nho sĩ đã có sự tiến bộ vể tư tưởng nhưng về hình thức cơ bản vẫn là văn học trung đại.
- Khoảng từ năm 1920 đến năm 1930: quá trình hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và sự hiện đại hóa của thể loại truyền thống. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển.
- Khoảng từ năm 1930 đến năm 1945: có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ; phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

  1. Hãy làm rõ đặc điểm thứ hai: Nền văn học phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng.

- Bộ phận văn học phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân Pháp. Ngay trong bộ phận này cũng có nhiều xu hướng khác nhau: hiện thực, lãng mạn, tự nhiên, siêu thực,...
- Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn – chiến sĩ. Đây là bộ phận văn học cách mạng. Nó sẽ trở thành dòng chủ lưu của văn học Việt Nam sau này.

  1. Hãy làm rõ đặc điểm thứba: Nền văn học có nhịp độ phát triển mau lẹ.

Văn học thời kì này có sự hiện đại hóa nhanh chóng về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, xuất hiện các thể loại mới với nhiều tác phẩm có giá trị.

  1. Những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?

- Về nội dung tư tưởng: vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc và đóng góp thêm về tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn với yêu quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.
- Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:
Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được thành tựu. Thơ ca phải thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc.
- Đây là thời kì văn học có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử phát triển của văn học Việt Nam.Ở thời kì này, văn học đã có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học thời kì sau. 

“HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” – VŨ TRỌNG PHỤNG

  1. Tác giả Vũ Trọng Phụng.

- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền”(Ngô Tất Tố).
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng.
- Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt ông còn được mệnh danh là “Vua phóng sự đất Bắc”.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cạm bẫy người….

  1. Tác phẩm “Số đỏ”.

- “Số đỏ” (sáng tác 1936) được coi là một trong những tác phẩm xuât sắc nhất của văn học Viết Nam, có thể làm “làm vinh dự cho mọi nền văn học”. ( Nguyễn Khải)
- Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chướng XV của tiểu thuyết này.

3. Ý nghĩa nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”.

- Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia chứa đựng mâu thuẫn trào phúng: nhà có tang mà lại hạnh phúc, hàm chứa tiếng cười chua chát,
- Nhan đề vừa kích thích trí tò mò của người đọc vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: con cháu sung sướng, hạnh phúc khi ông bà chết vì cái chết ấy mang lại quyền lợi cho họ.

4. Những chân dung biếm họa trong đoạn trích.

- Những thành viên trong gia đình:
+ Cụ cố Hồng mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, được khen ... già,
+ Văn Minh tranh thủ quảng cáo kiếm tiền;
+ Cô Tuyết tranh thủ chưng diện;
+ Cậu tú Tân muốn chứng tỏ tài chụp ảnh;
+ Ông Phán mọc sừng kiếm món lợi lớn,...
+ Riêng Xuân Tóc Đỏ, danh giá và uy tín càng cao thêm.
-         Những người tham dự tang lễ:
+ Hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa có việc làm; b
+ Bạn cụ cố Hồng được dịp khoe huân chương và râu ria các loại;
+ Những “giai thanh gái lịch” được dịp hẹn hò, tán tỉnh,... đều vui vẻ, hạnh phúc.
Tóm lại, mọi người, dù là chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ.

 5. Quang cảnh đám tang.

- Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng lố bịch, có đủ ‘kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn tây kèn ta, vòng hoa câu đối”; “giai thanh gái lịch” thản nhiên nói chuyện, bình phẩm, cười tình,...
- Đỉnh điểm của sự giả dối diễn ra lúc hạ huyệt khi cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài và nhất là màn kịch siêu hạng của ông Phán mọc sừng.
 

6.  Nghệ thuật Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích.

- Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác;
- Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp nói ngược, nói mỉa,... được sử dụng một cách linh hoạt;
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
 
7.  Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một bi hài kịch phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

HOA BẠCH MAI TRÊN NÚI BÀ - Nguyệt Anh    

1.      Non Linh đất phuớc trổ hoa thần
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân
Mây lành gió lạnh nương hơi chánh
Vóc ngọc mình băng bặt khói trần
Sắc nước hương trời nên cảm mến
Non linh đất phước trổ hoa thần”.
2. Tác giả  Sương Nguyệt Anh .

- Nguyệt Anh tên là Nguyễn Thị Khuê (1864 – 1921) là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, có tài văn chương, goá chồng nên gọi là Sương Nguyệt Anh
- Bà là chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên của nước ta - tờ ”Nữ giới chung”(Tiếng chuông của giới phụ nữ)

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

       Bài thơ ra đời vào dịp rằm tháng giêng năm Tân Sưủ (1901) khi tác giả viếng núi và Điện Bà theo lời mời của nhiều văn nhân Tây Ninh. Đây là tác phẩm chữ Nôm.

3. Chủ đề.

Bài thơ ca ngợi cốt cách trong sạch, tinh khiết của một loài hoa ở vùng núi linh thiêng hùng vĩ, đồng thời nói lên lòng cảm mến cảnh đẹp thiên nhiên của tác giả khi đến thăm Tây Ninh.
4. Nội dung, nghệ thuật .

Bài thơ viết bằng Quốc âm, theo lối Đường thi thất ngôn bát cú, thủ vĩ ngâm (câu thơ đầu và cuối giống nhau), mượn hình ảnh hoa bạch mai để ca ngợi  núi Điện Bà của vùng đất Tây Ninh, đó là “ Non linh, đất phước”, nơi có “Tuyết đượm, sương pha, mây lành, sắc nước”, “in sắc trắng” của loài hoa thanh cao và quân tử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét