Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT HK1_NGỮ VĂN 12


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 – 2020
                                                                                                    ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
                   ĐỀ CHÍNH THỨC                                                        MÔN: NGỮ VĂN
(Đáp án – thang điểm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung
1. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thi vẫn cho điểm đúng như hướng dẫn chấm quy định.
2. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm, thống nhất trong toàn tổ.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến chữ số thập phân thứ nhất.
B. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm

I

ĐỌC HIỂU
3,00


1
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận
0,50

2



Biểu hiện của bệnh trì hoãn:
 (Học sinh có thể trích nguyên văn hoặc tóm tắt ý nhưng chính xác về một biểu hiện của bệnh trì hoãn thì đạt điểm tối đa)
  + Có vô vàn tin tức và câu chuyện hấp dẫn hơn ngoài kia khiến ta xao nhãng.
  + Chẳng làm được gì ngoài ngốn thời gian vào  mạng xã hội này hay trang tin giải trí kia.
0,50






3
  Những phương thuốc có thể loại bỏ bệnh trì hoãn:
 - Tạo thói quen hành động khi có mục tiêu.
 - Biết lên kế hoạch cho công việc.
 - Quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả.
 - Có lòng kiên trì, nỗ lực
 - …
( Học sinh chỉ cần trả lời từ hai ý chính xác trở lên thì đạt điểm tối đa. Nếu học sinh trả lời được một ý chính xác thì đạt 0,5 điểm)
1,00



4
Học sinh rút ra được một thông điệp có ý nghĩa với bản thân, lí giải thuyết phục, hợp lí (trả lời từ 5 – 7 dòng) thì đạt điểm tối đa. Có thể theo hướng sau:
-         Biết nắm bắt cơ hội
-         Không được trì hoãn trong công việc
-         Sắp xếp công việc một cách khoa học
-        
1,00

II

LÀM VĂN
7,00


1
 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nói đến trong đoạn trích phần Đọc hiểu:
Chỉ cần bạn không bỏ cuộc, mọi thứ đều có thể thay đổi.” 
2,00


* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


* Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn.
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chỉ cần bạn không bỏ cuộc, mọi thứ đều có thể thay đổi.” 
0,25

 c. Triển khai vấn đề nghị luận
 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được suy nghĩ và hành động đúng đắn. Có thể theo hướng sau:
* Giải thích: 
 Ý kiến khẳng định bạn phải có lòng kiên trì và nỗ lực trong công việc, trong mọi hoàn cảnh để khắc phục khó khăn và hoàn thiện nhân cách.
* Bàn luận:
 - Cuộc sống của mỗi người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, thậm chí thất bại. Đứng trước khó khăn, thử thách đó bản thân mỗi người không nên nản lòng và bỏ cuộc.
 - Vai trò quan trọng của lòng kiên trì, sự nỗ lực:
  + Giúp bản thân thực hiện được mục tiêu đề ra.
  + Vượt qua khủng hoảng và trở nên mạnh mẽ, lạc quan.
  + Nâng cao nhân cách của mỗi người.
  + …
- Mở rộng: Phê phán những người bi quan, thiếu kiên trì, nỗ lực khi gặp khó khăn, thử thách, thất bại…
*Bài học:
- Thấy được tầm quan trọng của lòng kiên trì và sự nỗ lực.
- Lòng kiên trì và sự nỗ lực luôn luôn phải được rèn luyện.
1,00



 0,25


0,50









0,25



d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25

e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,25


2
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Bắc qua đoạn thơ . Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn trích.
5,00



a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,50



b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc; tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn trích.
0,50



c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: phân tích sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.




Yêu cầu cụ thể: Có thể trình bày theo hướng sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
* Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc
- Vẻ đẹp thiên nhiên:
   + Nỗi nhớ Việt Bắc của người chiến sĩ kháng chiến được ví von như nỗi nhớ dành cho người yêu, thường trực và da diết, ám ảnh, mãnh liệt.
   + Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ mang vẻ đẹp hiền hòa, mộc mạc mà thân thương. Đêm với “ánh trăng lên đầu núi”, chiều với ánh “nắng chiều lưng nương”, cả sớm khuya khói bếp lửa ở những bản làng hòa “cùng sương” bảng lảng gợi bao thân thương. Cảnh vật dần hiện ra “rừng nứa bờ tre”, từng địa danh cụ thể “ngòi Thia” “sông Đáy”…
- Vẻ đẹp con người Việt Bắc:
Hình ảnh con người Việt Bắc hiện ra với những nét thân thương, gần gũi.
+ Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, đồng bào Việt Bắc đã cùng gắn bó, sớt chia ngọt bùi với người cách mạng từ miếng ăn “củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa” đến cái mặc “chăn sui đắp cùng”.
+ Họ tần tảo, chịu thương, chịu khó, lao động chuyên cần với hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô” để vừa nuôi con, vừa phục vụ cách mạng và kháng chiến.  
* Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua đoạn trích:
 - Về phương diện nội dung: hiện thực của đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng qua cảm nhận của Tố Hữu đã hòa nhập, gắn bó với truyền thống, tình cảm, đạo lí của dân tộc : tình cảm thiết tha gắn bó với cội nguồn. Ngợi ca nghĩa tình cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến giữ nước, Tố Hữu đã tiếp nối, phát huy những truyền thống đạo đức cao quí của dân tộc.
- Về phương diện nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc – thơ lục bát. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào; lối nói, cách diễn đạt quen thuộc của thơ ca dân gian, hình ảnh thơ giản dị, điệp từ, điệp cấu trúc, biện pháp liệt kê, so sánh táo bạo tạo nhạc điệu trong diễn đạt.
3,50
0,50
2,00


















1,0



d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25



e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25



ĐIỂM TOÀN BÀI I + II
10,00





Lưu ý chung:
-         Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
-         Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
-         Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
-         Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

--- HẾT ---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét