Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

ĐỀ-ĐÁP ÁN KT HK2 NGỮ VĂN 10 (2015)

ĐỀ KIỂM TRA HK 2
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3đ)
1)  Nêu những yêu cầu sử dụng tiếng Việt? 
2) Giải thích ý nghĩa nội dung của phần mở đầu  trong bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

II/ PHẦN LÀM VĂN ( 7 điểm)
    Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên  (Nguyễn Dữ). Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về tính trung thực.

ĐÁP ÁN
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3đ)
1)  Nêu những yêu cầu sử dụng tiếng Việt? 
- Về ngữ âm và chữ viết.
- Về từ ngữ.
 - Về ngữ pháp.
- Về phong cách ngôn ngữ.
2) Giải thích ý nghĩa nội dung của phần mở đầu  trong bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi:
- Tự hào khi so sánh nước ta ngang hàng với Trung Quốc; khẳng định nước ta có nền độc lập tự chủ lâu đời, có lãnh thổ riêng;  phong tục, văn hóa riêng. Nước ta có nhiều người tài, có vua và triều đại riêng; mỗi khi kẻ thù phương bắc xâm lược đều bị đánh bại và lịch sử đã minh chứng điều đó.
- Chính vì thế, Nguyễn Trãi đã nêu lên luận đề chính nghĩa của lập trường kháng chiến là thực hiện “yên dân”, “trừ bạo”- đẹm lại an vui cho dân, vì dân mà diệt trừ kẻ có tội.

II/ PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) 
1-Giới thiệu lai lịch của Ngô Tử Văn
2-Phân tích tính cách của Ngô Tử Văn
        a- Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa:
 +  Ngô Tử Văn là người rất khẳng khái : thấy sự tà gian là không thể chịu được nên đã đốt đền trừ hại cho dân.
 + Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.
       b- Tử Văn dũng cảm, kiên cường:
+ Khi hồn ma tướng giặc đe dọa, Tử Văn không run sợ, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Vạch mặt tên hung thần trước mặt Diêm Vương.
 + Khi quỷ bắt đi: cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi.
 + Trước lời quát mắng của Diêm Vương: Tử Văn tâu trình đầu đuôi dùng những lời lẽ cứng cỏi không chịu nhún nhường.
       c- Tử Văn là người giàu tinh thần dân tộc :Tử Văn đã đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tướng giặc cho dân lành, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ công nước Việt.
 3-Đánh giá: Trong cuộc xử kiện Tử Văn đã giành chiến thắng: Chiến thắng của Ngô Tử Văn-một kẻ sĩ nước Việt-là sự khẳng định chân lí: chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
 4-Nghệ thuật : 
             + Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
             + Dẫn dắt chuyện khéo léo nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
             + Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
             + Sử dụng yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực.
* Phần nghị luân xã hội:
    -  Thế nào là tính trung thực?
    -  Những biểu hiện của tính trung thực?
    -  Tác dụng của tính trung thực?
    -  Phê phán những hành vi thiếu trung thực.
    -  Bài học nhận thức và hành động.
C. Kết bài: 
-Khẳng định lại nhân vật và tác phẩm
- Liên hệ bản thân. 
( Lưu ý: HS chỉ được điểm tối đa khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng ).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét