Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

ĐỀ-ĐÁP ÁN KT HK2.NGỮ VĂN 11 (2015)

ĐỀ KIỂM TRA HK2

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3 điểm )

Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
1/ Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa  tình thái trong câu thơ : Áo em trắng quá nhìn không ra.
2/ Nêu biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ.
3/ Câu thơ : Ai biết tình ai có đậm đà ?có những cách hiểu nào ? Ý nghĩa ?

II/ PHẦN LÀM VĂN ( 7 diểm)

Anh (chị) hãy phân tích , cảm nhận  khổ thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
( Từ ấy – Tố Hữu )
Ở khổ thơ trên, Tố Hữu đã  biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng . Anh (chị) hãy bàn về mục tiêu, lí tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay ?



ĐÁP ÁN
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11- HỌC KÌ II

                      
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU( 3 điểm )
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

1/ Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa  tình thái trong câu thơ : Áo em trắng quá nhìn không ra 
- Nghĩa sự việc : Áo em trắng, nhìn không ra.
- Nghĩa  tình thái : đánh giá mức độ trắng cao (từ quá)
2/ Nêu biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ :
- Điệp ngữ : Mơ khách đường xa.
- Câu hỏi tu từ : Ai biết tình ai có đậm đà ?
3/ Câu thơ : Ai biết tình ai có đậm đà ?
Hai cách hiểu :
- Ai có biết chăng tình cảm ( Hàn Mặc Tử ) vẫn đậm đà với con người và cảnh vật Vĩ Dạ.
- Ai mà biết được tình cảm của ai đó với ai có đậm đà hay không ?
Ý nghĩa : vừa khẳng định, vừa hoài nghi.

II/ PHẦN LÀM VĂN ( 7 diểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng.
- HS biết làm bài văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội ( rút ra từ tác phẩm văn học)  bố cục rõ ràng, mạch lạc ( luận điểm, luận cứ rõ ràng ); ít mắc lỗi chính tả , dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức.
HS có thể trình bày nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý ; kiến thức có mở rộng .
a. Mở bài:
Giới thiêu kết hợp giữa NLVH và NLXH .
b. Thân bài: ( 6 đ)
* Phân tích và cảm nhận khổ thơ :Niềm vui lớn của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
- Hai câu đầu:
+ Từ “ từ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
+ Học sinh phân tích các từ ngữ: bừng, chói; hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí để làm nổi bật ánh sáng của lí tưởng đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm .
- Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng bằng hình ảnh liên tưởng, so sánh: Hồn tôi là một vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim; thể hiện vẻ đẹp và sức sống  mới của tâm hồn cũng như hồn thơ Tố Hữu.
- Tổng kết nghệ thuật của khổ thơ .
* Nghị luận xã hội .
- Đánh giá lí tưởng của Tố Hữu .
- Bàn về : mục tiêu, lí tưởng sống  của tuổi trẻ hiện nay .
+ Giải thích mục tiêu, lí tưởng sống là gì?
+ Vai trò của MT, LTS đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ ngày nay ( dẫn chứng) .
+ Phê phán một bộ phận của giới trẻ hiện nay sống lầm đường, lạc lối ( dẫn chứng) .
+ Bản thân nhận thức được việc xác định mục tiêu, lí tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay là cần thiết nhưng phải gắn liền với thực tế, với thời đại; phải có nhiệt huyết của tuổi trẻ,…
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị đoạn thơ và ý nghĩa của lí tưởng .
- Có sự kết hợp giữa NLVH và NLXH .
* Lưu ý: Học sinh chỉ được điểm tối đa khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng; bài viết có sự sáng tạo .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét