Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

VIỆT BẮC - LIÊN HỆ TỪ ẤY


TH là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tính chính trị, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm đà. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc. “Từ ấy” và “Việt Bắc” là hai bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ “VB” được tác giả viết năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, cán bộ kháng chiến rời chiến khu VB về thủ đô Hà Nội. Bài thơ “Từ ấy” được viết năm 1938, ghi lại sự kiện quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu khi TH được kết nạp vào ĐCS. Hai đoạn thơ sau đây thể hiện sự vận động và phát triển cái tôi trữ tình TH:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
(Việt Bắc)
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
.....
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Từ ấy)
Bài thơ ”VB” được kết cấu theo lối đối đáp giao duyên, có lời của người đi – cán bộ kháng chiến và lời của người ở lại – đồng bào VB. Trong lời hồi tưởng của người về xuôi có đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến :

Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
Tác giả dùng các từ chỉ số nhiều về không gian ”những đường”, về thời gian ”đêm đêm”, về chủ thể sở hữu ”của ta” kết hợp với biện pháp so sánhnhư là đất rung, cách điệp phụ âmr đã tái dựng lại một không khí kháng chiến đông vui, nhộn nhịp, mạnh mẽ của một lực lượng, một tập thể lớn, khiến cho đất trời rung chuyển. Cái tôi trữ tình Tố Hữu đã hòa vào trong cái ta chung, hội tụ sức mạnh lớn lao của dân tộc.
Mở đầu là hình ảnh hào hùng của đoàn quân được thể hiện trong hai câu thơ:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
            Hai từ láy “điệp điệp" và “trùng trùng" đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi lên hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của một đoàn quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: "Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan" càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng" có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như "Đầu súng trăng treo” trong bài thơ ”Đồng chí” của Chính Hữu; “ánh sao đầu súng" ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi.
            Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn" tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ cũng thật đẹp, thật hào hùng và đầy lạc quan không kém những người lính:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
            Bằng một cách nói cường điệu “bước chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này - Họ là những người nông dân đôn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ, chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng. Hai hình ảnh "bước chân nát đá" và “muôn tàn lửa bay" đã thể hiện cái khí thế hào hùng đó của nhân dân.
            Âm điệu của đoạn thơ mạnh mẽ, dồn dập, sôi nổi, hào hùng ; hình ảnh thơ hoành tráng, mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bỗng góp phần thể hiện khí thế hào hùng của nhân dân ta. Thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc ; sử dụng thành công từ láy, điệp từ ; ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,…
            Cái tôi TH trong đoạn thơ trên là cái tôi nhân danh VB, cái tôi mang tầm vóc sử thi và cảm hứng lãng mạn. Còn cái tôi trữ tình trong « Từ ấy » thì như thế nào ?
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
.....
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Từ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, với sự nhiệt huyết chân thành, người thanh niên tuổi trẻ Tố Hữu đã bắt đầu có những nhận thức thay đổi trong lẽ sống cao đẹp, trách nhiệm cuộc đời mình. Nhờ chân lý cách mạng soi sáng, nhà thơ có những nhận thức mới trong gắn bó với mọi người. Động từ “buộc” thể hiện sự ràng buộc của bản thân nhà thơ đối với môi trường rộng lớn mọi giai cấp, bỏ đi cái tôi cá nhân để hòa vào cái ta rộng lớn. Cụm từ “trang trải” và “trăm nơi” nói lên tình yêu thương giai cấp tronng trái tim nhà thơ với mong muốn đồng cảm sâu sắc với người lao động nghèo khó. Sự đồng cảm của nhà thơ với bao “hồn khổ” là tiếng lòng thiết tha yêu thương, gần gũi với những người bị bóc lột trong xã hội, đó là em nhỏ, những bà mẹ nghèo, những người không nhà cửa…Câu thơ cuối là niềm ước ao, khát khao cháy bỏng của nhà thơ không phân biệt giai cấp, gần gũi, bao bọc nhau để thêm “mạnh khối đời”. Điều đó thể hiện mong ước đoàn kết mọi giai cấp để tạo nên một khối thống nhất với sức mạnh cực kỳ to lớn. Điệp từ “để” được điệp lại hai lần cùng nhịp thơ nhịp nhàng, giọng thơ hân hoan, háo hức càng thể hiện được sự thay đổi mạnh mẽ, sôi nổi trong lý tưởng sống của nhà thơ.
Như vậy, cái tôi TH là cái tôi tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, là cái tôi khao khát được cống hiến hết mình cho lý tưởng, thể hiện ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ; là cái tôi nhận thức sâu sắc về sức mạnh của khối đoàn kết; là cái tôi đầy hào hức, trẻ trung, sôi nổi,...

            Hai đoạn thơ trong ”Từ ấy” và ”VB” đã thể hiện sự vận động và phát triển của cái tôi TH. Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ VB thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình song hành với bước chuyển của CM VN. Từ cái tôi của một trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lý tưởng Đảng (Từ ấy) phát triển thành cái ta nhân dnah CM và dân tộc lớn lao, cao đẹp (VB); đó là sự chuyển biến từ nhận thức lý thuyết đến trải nghiệm thực tế trong hành trình CM của người chiến sĩ.

            Tóm lại, cùng với sự vận động của đời sống dân tộc, thơ Tố Hữu ở từng giai đoạn cũng có những thay đổi. Từ cái tôi cá nhân với nhiệt tình cống hiến cho lý tưởng cộng sản trước cách mạng tháng Tám trong “Từ ấy”, đến cái tôi nhập vai quần chúng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở “Việt Bắc”, đến cái tôi nhân danh cách mạng, nhân danh dân tộc. Hai đoạn thơ nói riêng, hai bài thơ nói chung nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ TH.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét