Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

“Người có học không phải là người biết nhiều mà là người biết những gì mình cần biết và hiểu rõ những gì mình biết”

Đề 24
          Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: 
        “Người có học không phải là người biết nhiều mà là người biết những gì mình cần biết và hiểu rõ những gì mình biết”
 
DÀN Ý THAM KHẢO

1. Giải thích:
- Ý kiến trên nêu lên quan niệm về người có học, đó là:
     + không học tất cả mọi tri thức, không ôm đồm kiến thức, bạ gì học nấy
     + chỉ học những gì cần thiết cho cuộc sống của bản thân, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của bản thân
     + học một cách cặn kẽ, bài bản, sâu sắc, nắm chắc hiểu rõ bản chất của kiến thức mình học, không hời hợit qua loa đại khái.
- Ý nghĩa: khuyên con người ta:
      + cần học có trọng tâm
      + cần học thực chất, học chuyên sâu, nghiêm túc, chủ động tiếp thu tri thức một cách có ích
2. Phân tích – chứng minh: 
Ý 1: Người có học là người biết những gí mình cần biết
- Mỗi cá nhân, ở mỗi vị trí, công việc, hoàn cảnh chỉ có thể tiếp thu, dung nạp những kiến thức nhất định phù hợp với cấp học, ngành học, công việc.
- Nếu ôm đồm, cái gì cũng học, học tràn lan, không chủ động thì sẽ không thu lại được lợi ích cụ thể, chỉ làm tốn thời gian và tăng áp lực cho bản thân.
- Kiến thức không sâu, sẽ dẫn tới việc cái gì cũng biết nhưng không hiểu rõ bản chất của vấn đề, không trở nên giỏi hoặc có tay nghề ở một lĩnh vực nào đó.
* Ví dụ việc học thêm tràn lan, đi học theo phong trào theo kiểu góp mặt cho đông ...
Ý 2: Người có học phải hiểu rõ những gì mình biết
-  Và nếu học có mục đích rõ ràng, học một cách chuyên tâm, đào sâu kiến thức, người ta sẽ trở thành những người chủ của tri thức chứ không bị động chạy theo tri thức.
- Có hiểu biết chắc chắn, sâu sắc sẽ giúp ta làm chủ công việc, chủ động, sáng tạo trong nghề nghiệp và sẽ sống có ích, đóng góp được nhiều thành tựu cho nhân loại: “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
      * Dẫn chứng :các nhà khoa học.... (Ngô Bảo Châu)
3. Đánh giá – mở rộng: 
- Cách hiểu về người có học và lời khuyên về cách học trong câu văn trên là đúng đắn, sâu sắc vì kiến thức là vô tận, vô cùng phong phú ( kiến thức tự nhiên, xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ, lịch sử, tâm lý ...)  mà - Phê phán cách học thu động, “học giả” của một bộ phận người đi học hiện nay như nhiều học sinh học không biết để làm gì, học chỉ lấy điểm, để đi thi, vì thế, kiến thức không nắm vững, sinh ra quay cóp, tiêu cực trong thi cử, hiện tượng bằng giả, mua bán bằng cấp - Nhiều học sinh, sinh viên còn chưa chủ động trong việc chọn ngành nghề học, nên cứ đăng kí đi học đại học, cao đẳng mà không dự tính đến nhu cầu lao động của thị trường, dẫn đến hiện tượng làm trái nghề đào tạo, hiện tượn “thừa thầy, thiếu thợ” trong xã hội, hiện tượng có bằng nhưng không làm được việc hoặc hiện tượng có học mà văn hóa vẫn không cao ...
4. Bài học:
* Nhận thức:
- Trí nhớ và khả năng tiếp thu của con người cũng chỉ có giới hạn nhất định, vì thế cần có phương pháp học tập đúng đắn.
* Hành động:
- Cần xác định rõ mục đích học tập, học có chọn lọc kiến thức, học có sự đào sâu tìm tòi, sáng tạo…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét