Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

“ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi”.

Đề 30
        “ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề  quên đi”.
             Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 
 
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích: 
-  Cho mà không hề nhớ đến: đem đến cho người khác điều tốt đẹp (sự chia sẻ, giúp đỡ chân thành, hy sinh…) mà không tính toán, không cầu một sự trả ơn.
- Nhận mà không hề quên đi: đón nhận bất cứ một điều gì tốt đẹp từ cuộc sống, từ người khác với lòng biết ơn, sự ghi tạc.
- Ý nghĩa câu nói: đề cập đến cách ứng xử nhân văn của con người trong cho  nhận: phải biết “cho” một cách trong sáng, cao thượng, không vụ lợi và biết “nhận” một cách trân trọng, nâng niu. Biết cách “cho” và “nhận” chính là biểu hiện nhân cách của con người. 
2. Phân tích- chứng minh:
Ý 1: Cho mà không hề nhớ đến là biểu hiện của một tâm hồn nhân ái
- Biết chia sẻ, biết cảm thông và mọi sự giúp đỡ, chia sẻ không xuất phát từ một tính toán vụ lợi nào mới có thể làm cho hành động “cho” trở nên cao quý, có giá trị.
- Hành động “cho” mà không tính toán, vụ lợi không chỉ nâng cao nhân cách con người mà còn làm cho họ thanh thản, hạnh phúc.
Ý 2: Nhận mà không hề quên đi là biểu hiện của một con người sống nghĩa tình, có đạo lý.
- Biết ghi nhận bất cứ một quà tặng nào (cả về vật chất lẫn tinh thần) mà người khác hay cuộc sống đem đến cho mình tức là biết nâng niu, quý giá những gì mà mình nhận được trong cuộc sống,
- Đó cũng là cách mà con người sống xứng đáng với những gì mình đã nhận và biết tìm cách để đền ơn đáp nghĩa cuộc đời.
3. Đánh giá – mở rộng
- Câu nói vừa là một triết lý, vừa là một lời khuyên sâu sắc về ứng xử trong cuộc sống. Đó là một cách ứng xử có văn hóa, có đạo lý, nghĩa tình.
- Câu nói cũng bao hàm cả ý nghĩa phê phán những kẻ vụ lợi và vô ơn trong cuộc sống.
  * Dẫn chứng: 
4. Bài học:
* Nhận thức:-  “Cho”  “nhận” không chỉ giới hạn trong những ứng xử hàng ngày của cuộc sống, mà rộng hơn, cao hơn, “cho” còn hướng đến đức hy sinh của con người, “nhận” còn là đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
- Tuổi trẻ phải biết cống hiến một cách trong sáng, biết sống nhiệt thành với mọi người và với cuộc đời.
* Hành động:
- Phải học cách “cho” và “nhận” không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong việc xây dựng cho mình mục tiêu lý tưởng của cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét