Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

“Ý chí là con đường về đích sớm nhất”.

                                                                             Đề 19
      Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
                        “Ý chí là con đường về đích sớm nhất”.                                                                         
 
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Ý chí:  ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.
- Đích: chỗ,  điểm cần đạt đến, hướng tới.
- Ý chí  là con đường để về đích: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cuộc đời con người. Khi con người tự  giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để  đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường ta đến với những thành công. 
2. Phân tích – Chứng minh:
- Ý 1: Ý chí  giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: 
        + Trong học tập…(Nguyễn Ngọc Kí,…)
        + Trong lao động, nghệ thuật…(Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy, …)
        + Trong khoa học…(Ê- đi-xơn, Mari Cuirri...)           
- ý 2: 
3. Bình luận:
- Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống.
- Thiếu ý chí , không đủ kiên tâm để thực hiện những mục đích của mình là biểu hiện của  thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.
- Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp.
4.  Bài học nhận thức và hành động:
- Ý chí  là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện.
- Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa.
Đề 19
  Trình bày suy nghĩ về ý kiến :“Gốc của sự học là học làm người”  
                                                                                           (Rabindranath Tagore)
 
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Gốc là yếu tố quan trọng, là cội nguồn của cây. Từ “gốc” ở đây được Tagor dùng như một ẩn dụ đề nhấn mạnh tầm quan trọng của sự học.
- Sự học là việc thu nhận kiến thức của con người từ nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, từ nhiều nguồn và ở nhiều đối tượng … , rất phong phú, đa dạng.
- Học làm người là học cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
=> Giữa cái bao la của sự học, quan trọng nhất là bài học làm người.
2. Phân tích – Chứng minh:      Những biểu hiện của bài học “ học làm người”
Ý 1: Bài học “ học làm người” trong gia đình:
- Bài học yêu thương, quan tâm, gắn bó với những tình cảm thiêng liêng:
        + hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ,
        + kính trên nhường dưới…
     * Dẫn chứng: 
Ý 2: Bài học trong nhà trường:
- Bài học làm người trong các mối quan hệ trong môi trường giáo dục
        + lễ phép, kính trọng thầy cô….
        +  hòa nhã, thân thiện, giúp đỡ với bạn bè…
        + ứng xử có văn hóa với mọi người…
        + trung thực trong học tập, thi cử…
        +  khiêm tốn, không ngừng học hỏi (học thầy, học bạn…)
      * Dẫn chứng: 
- Ý 3: Bài học làm người ngoài xã hội:
        + chan hòa, thân ái, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với mọi người,…à hướng thiện
        + giữ chữ tín, trọng danh dự, trọng nhân nghĩa…
        + hướng tới một xã hội văn minh, tốt đẹp.
      * Dẫn chứng: Câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân
=> “Học làm người” cũng chính là học chữ “đức” 
3.  Bình luận:
- Ý kiến của Tagor thật đúng đắn, sâu sắc: Học làm người là khởi đầu cho mọi bài học, là kết quả cao nhất, cuối cùng cho mọi bài học.
 - Những kẻ  sao nhãng việc “học làm người”, xem nhẹ việc rèn luyện đạo đức sẽ khó mà “nên người” bởi “ Có tài mà không có đứclà người vô dụng”
- Việc học là mãi mãi, học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách. Xã hội càng phát triển, bài học “ học làm người” càng có ý nghĩa hơn để hướng tới một xã hội văn minh.
4.  Bài học:
- Nhận thức: Việc học là mãi mãi, học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách. “ Học làm người” là cần thiết, là quan trọng  nhưng chưa đủ. Không chỉ “ Học làm người”, cần học để chinh phục các đỉnh cao tri thức nhân loại nếu không sẽ
- Hành động:  chúng ta cần chú ý tiếp thu những tri thức khoa học, văn minh của nhân loại để có thể sống tốt hơn với cộng đồng, với con người thời đại mới…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét