Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Đề 2
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
 
DÀN Ý THAM KHẢO
I. Giải thích - Thực trạng:
  Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… trong đó phần lớn là các vụ đường bộ.
- Tai nạn giao thông diễn ra hằng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước ta và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội với những con số nói lên một thực trạng đau lòng.
II . Nguyên nhân và Tác hại:
 Ý 1: Nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông:
* Khách quan:
- cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém, phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, do thiên tai…
* Chủ quan:
Ý thức tham gia giao thông của một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
- Xử lí chưa nghiêm, chưa thoả đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí
Ý 2: Hậu quả:
- Về sức khỏe:  gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não…
Theo số liệu thống kê của Who: trung bình mỗi năm trên thế giới có trên mười triệu người chết vì tai ạn giao thông. Năm 2006, Việt Nam là: 12,300 người. Năm 2007, Who đặt Việt Nam vào quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
- Ảnh hưởng đối với xã hội: Tai nạn giao thông là quốc nạn, tác động xấu đến các mặt của đời sống:
   + Gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lí: gia đình có người thân chết hoặc do di chứng nặng nề vì tai nạn giao thông ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tình cảm.
   + Gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông
   + Gây rối loạn an ninh, trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông, kẻ  xấu lợi dụng móc túi, cướp giật…
   + Gây thiệt hại về kinh tế: chi phí khắc phục, điều tra, chi phí mai táng, chi phí y tế…
   + Làm tiêu tốn thời gian lao động, nguồn nhân lực…
III. Giải pháp: Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
* Cá nhân: 
-  Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
-  Tuyên truyền cho mọi người biết về hậu quả và tác hại  nghiêm trọng của TNGT…
-  Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể  nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT
* Tổ chức- Xã hội
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu “Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “Ý thức thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông”…
- Thành lập các đội thanh niên xuống đường làm nhiệm vụ
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.
IV. Bài học:
- Tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối đối với nước ta hiện nay, mỗi người cần nhận thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng khi tham gia giao thông.
- Chấp hành luật an toàn giao thông được xem là nét đẹp văn hóa của những người tham gia giao thông hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét