Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

MỘT SỐ DẪN CHỨNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

MỘT SỐ DẪN CHỨNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
           
1. Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện è Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc.
            2. Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi “ “Ở đây có bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó è Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
            3. Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất kì lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công è Sức mạnh của lòng dũng cảm.
4. Newton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng è Những thiếu thốn của bản thân không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực. 
            5. V. Putin – tổng thống Nga, được tạp chí Times (Mĩ) bình chọn là “nhân vật nổi bật nhất của năm 2007”, bằng sự lãnh đạo khôn ngoan và tài tình của mình ông đã đưa nước Nga trở thành một cường quốc trên thế giới. Uy tín của Putin và cả nước Nga đã được không chỉ Mĩ, Châu Âu mà cả Thế giới phải tôn trọng èUy tín, danh dự là điều quan trọng tạo nên giá trị con người.
            6. O. Henry (1862 – 1910) – nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng hưởng bất kì một sự giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt sau viết truyện ngắn và trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc học ở đại học. è Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.
            7. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp. è Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành công.
            8. Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này, cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Walt Disney đã từng nói vế bốn điều làm nên cuộc đời mình:
            Tin tưởng : tin vào bản thân mình.
            Suy nghĩ : suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.
            Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.
            Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.
            9. Chiến dịch The Earth Hours (Giờ Trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức hàng năm đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm quốc gia, hướng đến con số 1 tỉ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng thứ 3 lúc 20g30’, để ủng hộ các hoạt động hằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. è Môi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi trường.
            10. Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/AIDS dám công khai thân phận – Phạm Thị Huệ, quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times của Mĩ bầu chọn là “anh hùng Châu Á”. Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thắng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. Tháng 2 năm 2005 chị trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. è Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
            11. Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ. è Tấm gương về lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải…
          12. Hồ Chí Minh ( 1890 -1969)  Một trong những điểm đặc biệt của Hồ Chí Minh chính là sự giản dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục.
         Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”.
          Sự khiêm tốn cũng là một đức tính nổi bật của Bác Hồ. Là lãnh tụ nhưng Người khiêm tốn với tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với những người giúp việc thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm tốn từ chối và nói: Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…
Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm. Điều quan trọng hơn, tư tưởng của Người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà luôn đi đôi với việc làm. Ngay cả đến khi sắp đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc Người vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
           Học tập đạo đức của Bác Hồ chính là học tập và rèn luyện cho được đức tính khiêm tốn, giản dị của Người. Điều này vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi đó không phải là những gì quá cao siêu. Khó bởi phải thật sự có một tấm lòng thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua các cám dỗ của quyền lực, của danh vọng… luôn diễn ra trong cuộc sống thường ngày.
         13. Người Nhật và vẻ đẹp của một phong cách văn hóa: Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều fan từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều fan Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.
         14. Huyền Chíp ( Nguyễn Thị Khánh Huyền) và  :   Cô học sinh lớp chuyên Toán – trường  Năng khiếu Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi tốt nghiệp THPT đã “Xách ba lô lên và đi”( tên Quyển sách tự truyện của Huyền Chíp). Huyền đã thực hiện hành trình vòng quanh thế giới chỉ với chiếc ba lô trên vai, mấy đô la trong túi với khát vọng của tuổi đôi mươi là đi để sống, để có cách nhìn đúng đắn về thề giới và bản thân từ sự dấn thân và trải nghiệm.
   * Một số báo viết về Huyền Chip
         - "Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm" – Báo Tiền Phong
         - "Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền" -Báo CAND.  
       - "Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt." - Yahoo! News.
       - "Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng." - Báo Thanh Niên
       - . "Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip." - Radio Australia.

hiện tượng lãng phí

Đề 7
Viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 400 từ) thể hiện nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.
 
DÀN Ý THAM KHẢO
I. Làm rõ hiện tượng:
  - Thế nào là lãng phí? - Hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết.
 - Biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng;  từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…).( dẫn chứng)
  à Thực trạng: lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ.
II. Phân tích – Chứng minh
Ý 1: Nhận thức về hiện tượng
- Lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực, …
- mà còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…( dẫn chứng)
Ý 2: Nguyên nhân và tác hại
- Sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi…
- Gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian …; vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.trẻ.
III. Giải pháp - Trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay:
- Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm.
- Mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
iv. Bài học
- Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
- Sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

nạn bạo hành trong xã hội.

Đề 6
        Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.
 
DÀN Ý THAM KHẢO
I. Giải thích - Thực trạng hiện tượng.
-  Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.
- Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…
II. Bàn luận: (Phân tích- Chứng minh)
* Nguyên nhân của hiện tượng:
* Chủ quan:
- Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
* Khách quan
-  Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên).
- Do áp lực cuộc sống                                                                                                                                         - Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
III. Tác hại của hiện tượng.
-  Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
- Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.
- Ảnh hưởng đến bộ mặt văn hóa, văn minh xã hội.
IV. Đề xuất giải pháp.
- Cần lên án đối với nạn bạo hành.
-   Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
-  Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
v.v…

Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?

Đề 5.
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vấn đề:
Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
 
DÀN Ý THAM KHẢO
I. Giải thích 
- Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
- Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
        + Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,...
        + Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
- Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, , vẻ mĩ quan cao và có sự hài hòa…
II. Phân tích – Chứng minh: Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:
+ Thực trạng và nguyên nhân
- Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
- Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
- Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh, v.v...
+ Hậu quả:
- Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.
-  Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế - xã hội…
III. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp.
* Đối với xã hội
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
- Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)
- Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.
    * Đối với cá nhân:
- Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.
-  Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.
IV. Bài học:
      - Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức cấp bách...
      - Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,...

Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng

ĐỀ 3
                   Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng
 
DÀN Ý THAM KHẢO
I. Làm rõ về vai trò của rừng
- Tạo ôxy cho sự sống con người.
- Điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết.
- Rừng góp phần giữ mạch nước ngầm.
-  Giữ độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn.
- Môi trường sống cho nhiều động, thực vật quý hiếm.
- Che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt.
- Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ…
- Là  căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm.
  - Cảnh quan hùng vĩ, nguồn đề tài sang tác cho văn học nghệ thuật.
=> Lợi ích của rừng vô cùng to lớn nên bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người.
II. Bàn luận:
- Lấy những dẫn chứng từ thực tế bảo vệ môi trường của địa phương và của cả nước – phân tích diễn biến bất thường của khí hậu và thời tiết để chứng minh về vai trò của rừng.
III.  Một số giải pháp bảo vệ rừng
-  Đối với Nhà nước:
+ Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.
+ Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch trồng rừng.
+ Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại rừng.
+ Không được khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch.
+ Tăng cường lực lượng kiểm lâm, quân đội để bảo vệ rừng.
+ Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ rừng.
- Đối với bản thân:
+ Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng.
+ Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.
IV. Bài học:
- Rừng là tài nguyên của đất nước, có ý nghĩa lớn lao đối với sự sống con ngưới.
-  Bảo vệ rừng là cách để con người tránh được những cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Đề 2
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
 
DÀN Ý THAM KHẢO
I. Giải thích - Thực trạng:
  Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… trong đó phần lớn là các vụ đường bộ.
- Tai nạn giao thông diễn ra hằng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước ta và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội với những con số nói lên một thực trạng đau lòng.
II . Nguyên nhân và Tác hại:
 Ý 1: Nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông:
* Khách quan:
- cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém, phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, do thiên tai…
* Chủ quan:
Ý thức tham gia giao thông của một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
- Xử lí chưa nghiêm, chưa thoả đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí
Ý 2: Hậu quả:
- Về sức khỏe:  gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não…
Theo số liệu thống kê của Who: trung bình mỗi năm trên thế giới có trên mười triệu người chết vì tai ạn giao thông. Năm 2006, Việt Nam là: 12,300 người. Năm 2007, Who đặt Việt Nam vào quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
- Ảnh hưởng đối với xã hội: Tai nạn giao thông là quốc nạn, tác động xấu đến các mặt của đời sống:
   + Gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lí: gia đình có người thân chết hoặc do di chứng nặng nề vì tai nạn giao thông ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tình cảm.
   + Gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông
   + Gây rối loạn an ninh, trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông, kẻ  xấu lợi dụng móc túi, cướp giật…
   + Gây thiệt hại về kinh tế: chi phí khắc phục, điều tra, chi phí mai táng, chi phí y tế…
   + Làm tiêu tốn thời gian lao động, nguồn nhân lực…
III. Giải pháp: Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
* Cá nhân: 
-  Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
-  Tuyên truyền cho mọi người biết về hậu quả và tác hại  nghiêm trọng của TNGT…
-  Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể  nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT
* Tổ chức- Xã hội
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu “Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “Ý thức thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông”…
- Thành lập các đội thanh niên xuống đường làm nhiệm vụ
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.
IV. Bài học:
- Tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối đối với nước ta hiện nay, mỗi người cần nhận thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng khi tham gia giao thông.
- Chấp hành luật an toàn giao thông được xem là nét đẹp văn hóa của những người tham gia giao thông hiện nay.

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”.

Đề 34
W. Whitman từng tâm niệm: 
  “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”.  
 Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
 1. Giải thích:
- Mặt trời là nguồn sáng đem lại hơi ấm và sự sống cho muôn loài. Mặt trời còn là biểu tượng cho những điều tươi sáng, đẹp đẽ, là niềm tin và hi vọng tốt đẹp ở tương lai trong cuộc đời con người.
- Bóng tối là màn đêm âm u, tăm tối. Bóng tối cũng là biểu tượng cho sự đen đủi, bi đát, bất hạnh, thiếu may mắn, những thất bại trong đường đời của con người.
à Trong cuộc sống, con người phải biết vượt lên những bất hạnh, rủi ro, đau buồn, thất bại, phải biết quên đi quá khứ đen tối mà hướng về tương lai tươi sáng, hướng về những điều  tốt đẹp ở phía trước.
2. Phân tích – Chứng minh
Ý 1: Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng – Phải biết vượt qua bóng tối
- Cuộc đời mỗi con người cũng không thể tránh khỏi những gian nan, trắc trở, những khó khăn, thất bại.
- Cuộc sống là một trường tranh đấu, phải chấp nhận đối mặt với bóng tối và vượt qua nó để hướng về phía trước.
Ý 2: Mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực, dũng khí để vượt lên những thất bại – Phải hướng về phía mặt trời
 - Phải xem những gian nan, trắc trở như một thử thách để ta được rèn luyện, trưởng thành.
- Cần biết hướng về phía trước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có bản lĩnh vững vàng để vượt lên những vấp ngã của bản thân.
    * Dẫn chứng: - Việt Nam đi qua những mất mát đau thương của chiến tranh, xóa bỏ hận thù với Mĩ trong quá trình hội nhập toàn cầu để vươn lên môt quốc gia giàu mạnh trên trường quốc tế.
                            - Câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân vượt lên nỗi đau mất mẹ, nỗ lực phi thường trong học tập và trở thành thanh niên tiêu biểu của Thành phố.HCM.
3. Đánh giá – mở rộng
- Câu nói thể hiện một phương châm sống tích cực, một lời khuyên sâu sắc nhắc nhở ta luôn hướng về tương lai và những điều tốt đẹp trong cuộc sống, truyền cho con người một niềm tin
- Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
- Quan niệm trên khẳng định xu hướng phát triển, là yêu cầu tất yếu phù hợp với quy luật khách quan của cuộc sống. Nếu cứ đắm chìm trong những thất bại, đau buồn là tự hại mình.
4. Bài học:
- Nhận thức: Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai để vững bước trong cuộc đời. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ.
- Hành động: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi chúng ta phải biết vượt lên chính mình, không nên chùn bước trước những khó khăn thử thách.

Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King)

                                                                          Đề 33
            Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King)
  
                  Suy nghĩ của anh (chị) về  ý kiến trên
 
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền người Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
-“Xót xa”Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- “xót xa” là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Con người có thể Xót xa vì cái gì?
       + Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
      + Xót xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
- Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Phân tích- chứng minh:
Ý 1: Xót xa  vì những điều chưa tốt
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị.
   * Dẫn chứng:
Ý 2: Xót xa vì sự im lặng của người tốt
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
-  Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
3. Đánh giá- mở rộng: 
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay.
- Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển chi phối đời sống, sinh hoạt con người, một số người ngày càng trở nên xơ cứng, vô cảm, thờ ơ trước bất hạnh của kẻ khác.
4. Bài học:
* Nhận thức: Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xung quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
* Hành động: Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hãy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

“Nói và làm trong cuộc sống”

Đề 32:
                 
                             Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề “Nói và làm trong cuộc sống 
 
DÀN Ý THAM KHẢO
 
1. Giải thích:
  - “Nói”: Sự phát ngôn thành lời những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm...của con người.
- “Làm”: Muốn nói đến hoạt động, hành động của con người, .
- Mối quan hệ giữa “nói” và “làm”: thường chặt chẽ, qua lại ...( ngấm ngầm hay rõ ràng).
2. Phân tích –chứng minh:
Ý 1: Nói và làm trong cuộc sống mỗi người
- Con người trong cuộc sống vốn được biểu hiện qua nhiều yếu tố, trong đó “nói” và “làm” là hai yếu tố đặc biệt quan trọng, thường được xem xét theo những tiêu chuẩn riêng biệt.
- “Nói” thường và phải nên đi đôi với “làm”, góp phần thể hiện đúng đặc điểm, bản chất của mỗi con người.
Ỳ 2: Khi “nói” và “làm” không đi đôi vói nhau                
- Khi “nói” không đi đôi với “làm”, hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động, hoặc do yếu tố chủ quan chi phối, đều cho phép nhận rõ tính cách của con người ( ở mỗi giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể).
* Dẫn chứng:
3. Đánh giá – mở rộng 
- Đây vừa là phương diện quan trọng để con người tự bộc lộ mình, vừa là điều kiện để con người có thể xét đoán người khác.
-  Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi “nói” và “làm” theo các chuẩn mực đạo đức, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của con người và toàn xã hội.
4. Bài học: 
* Nhận thức: Cần phải luôn cẩn trọng trong cả “nói” và “làm”, tránh không để người khác hiểu sai về mình, và cũng không xét đoán sai người khác .
* Hành động:  Cần rèn luyện tính trung thực, kiên định để lời nói và việc làm luôn nhất quán. Cần có kế hoạch cụ thể cho những dự định của bản thân, luôn trau dồi tri thưc, kĩ năng sống, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp ở con người để có thể khẳng định giá trị bản thân bằng những gì mình đóng góp cho đời.

“Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.

Đề 31
            Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln:
            “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã  chấp nhận nó như thế nào”.
 
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích: 
- Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn cả  là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống.
2. Phân tích – chứng minh
Ý 1: Thái độ cần thiết trước thất bại:
- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan) .
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan.
Ý 2: Phải biết đi lên từ thất bại:
- Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.
-  Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.
  * Dẫn chứng:  - Walt Dissney, Lep Tôn – xtôi
                          - Ngô Bảo Châu và câu chuyện thi hỏng vào chuyên Toán đến một Ngô Bảo Châu hôm nay chinh phục những đỉnh cao của Toán học…
3. Đánh giá – mở rộng:
- Câu nói của Lincoln với những hàm ý sâu xa hướng con người vươn tới một thái độ sống tích cực, sống mạnh mẽ.
- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.
4. Bài học 
* Nhận thức: 
- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại  là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”
* Hành động:
-  Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống.

“ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi”.

Đề 30
        “ Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề  quên đi”.
             Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 
 
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích: 
-  Cho mà không hề nhớ đến: đem đến cho người khác điều tốt đẹp (sự chia sẻ, giúp đỡ chân thành, hy sinh…) mà không tính toán, không cầu một sự trả ơn.
- Nhận mà không hề quên đi: đón nhận bất cứ một điều gì tốt đẹp từ cuộc sống, từ người khác với lòng biết ơn, sự ghi tạc.
- Ý nghĩa câu nói: đề cập đến cách ứng xử nhân văn của con người trong cho  nhận: phải biết “cho” một cách trong sáng, cao thượng, không vụ lợi và biết “nhận” một cách trân trọng, nâng niu. Biết cách “cho” và “nhận” chính là biểu hiện nhân cách của con người. 
2. Phân tích- chứng minh:
Ý 1: Cho mà không hề nhớ đến là biểu hiện của một tâm hồn nhân ái
- Biết chia sẻ, biết cảm thông và mọi sự giúp đỡ, chia sẻ không xuất phát từ một tính toán vụ lợi nào mới có thể làm cho hành động “cho” trở nên cao quý, có giá trị.
- Hành động “cho” mà không tính toán, vụ lợi không chỉ nâng cao nhân cách con người mà còn làm cho họ thanh thản, hạnh phúc.
Ý 2: Nhận mà không hề quên đi là biểu hiện của một con người sống nghĩa tình, có đạo lý.
- Biết ghi nhận bất cứ một quà tặng nào (cả về vật chất lẫn tinh thần) mà người khác hay cuộc sống đem đến cho mình tức là biết nâng niu, quý giá những gì mà mình nhận được trong cuộc sống,
- Đó cũng là cách mà con người sống xứng đáng với những gì mình đã nhận và biết tìm cách để đền ơn đáp nghĩa cuộc đời.
3. Đánh giá – mở rộng
- Câu nói vừa là một triết lý, vừa là một lời khuyên sâu sắc về ứng xử trong cuộc sống. Đó là một cách ứng xử có văn hóa, có đạo lý, nghĩa tình.
- Câu nói cũng bao hàm cả ý nghĩa phê phán những kẻ vụ lợi và vô ơn trong cuộc sống.
  * Dẫn chứng: 
4. Bài học:
* Nhận thức:-  “Cho”  “nhận” không chỉ giới hạn trong những ứng xử hàng ngày của cuộc sống, mà rộng hơn, cao hơn, “cho” còn hướng đến đức hy sinh của con người, “nhận” còn là đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
- Tuổi trẻ phải biết cống hiến một cách trong sáng, biết sống nhiệt thành với mọi người và với cuộc đời.
* Hành động:
- Phải học cách “cho” và “nhận” không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong việc xây dựng cho mình mục tiêu lý tưởng của cuộc sống.

“ Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”

Đề 29
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: 
 “ Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”
 
DÀN Ý THAM KHẢO
 
1. Giải thích: 
- Chiến thắng là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc phục được những thử thách.
- Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình ( con người có hai phần tốt/ xấu, cao cả/ thấp hèn…)
- Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất: Chiến thắng bản thân là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh không dễ nhận diện…Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu hàng…
=> Ý nghĩa cả câu: Đánh giá cao khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn trong chính mỗi con người.
2. Phân tích – chứng minh:
Ý 1:  Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng.
-  Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn:
            + Đấu tranh với thiên nhiên…
            + Đấu tranh với kẻ xấu – kẻ ác…
            + Đấu tranh với đói nghèo …
            + Đấu tranh với…
Ý 2:  Đấu tranh với bản thân, với chính mình  là cuộc chiến vô cùng khó khăn:
- Con người phải phân thân về hai phía hai chiến tuyến đối lập để đi đến quyết định đúng đắn, tốt đẹp.
-  Trong cuộc chiến này không ai giúp ta giải quyết mâu thuẫn đó ngoài chính bản thân ta.
- Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhât là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ.
- Con người phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.
       * Dẫn chứng:
               -  Socrate-: nói ngọng bẩm sinh nhưng ông đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu với phần khiếm khuyêt của bản thân bằng cách tập nói, luyện diễn thuyết trước sóng biển để trở thành nhà hùng biện
             - Nguyễn Ngọc Kí: chiến thắng những lúc muốn bỏ cuộc khi luyện viết bằng chân.
             - Pa-ven Cooc-sa-ghin: chiến thắng những phút đau đớn về thể xác, những lúc muốn kết thúc cuộc đời bởi nghĩ mình đã trở thành người tàn phế..
3. Đánh giá- mở rộng:
- Câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn – hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của bản thân.
- Phê phán lối sống dễ dãi, buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân.
- Xã hội phát triển nhưng cũng đầy những thử thách và cám dỗ, cho nên hơn lúc nào hết, con người cần thật bản lĩnh- trước hết là chiến thăng chính mình.
4. Bài học:
* Nhận thức: 
- Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó  cũng là cách để con người hoàn thiện nhân cách – như thế con người đáng được trân trọng.
- Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm và bản lĩnh.
* Hành động:
- Với HS, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường( quay cóp trong kiểm tra, thi cử, nghiện games…
- Phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, ý chí, kĩ năng sống… để có đủ sáng suốt, có khả năng chiến thắng bản thân.

“Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”.

Đề 28
             Phần cuối câu chuyện kể “Lỗi lầm và sự biết ơn”  có viết:
             “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”. 
              Hãy trình bày ý kiến  của anh/chị về lời khuyên trên.
 
DÀN Ý THAM KHẢO
 
1. Giải thích: 
- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá”  nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
2. Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Học cách viết nổi đau buồn trên cát
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
Ý 2: Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
      * Dẫn chứng: - Mối quan hệ Việt – Mĩ sau cuộc chiến tranh Việt Nam – VN giúp người Mĩ tìm hài cốt lính Mĩ tử trận trong chiến tranh Việt Nam..
            - Những chương trình “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước ta sau chiến tranh…
3. Đánh giá –mở rộng:
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những  kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
4. Bài học:
* Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết  tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.
 
 
* Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

“ Dân tộc nhỏ phải có con dao lớn”

Đề 27
               “ Dân tộc nhỏ phải có con dao lớn
                            ( Đa- gét- xtan của tôi – Ra-xun Gam- za- top)
          Ý kiến trên gợi cho anh /chị suy nghĩ gì về vị thế của dân tộc Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới ?
 
DÀN Ý THAM KHẢO
 
1. Giải thích: 
Làm rõ vấn đề nghị luận qua ý kiến của Ra- xun Gam- za- top:
- Dân tộc nhỏ : cần hiểu đúng về dân tộc mình – mặt mạnh, mặt yếu, vị thế đang ở đâu… 
 Con dao lớn :  muốn đề cập đến vấn đề tầm nhìn, phương pháp tư duy…
2. Phân tích – chứng minh:   (Những biểu hiện của vấn đề)
Ý 1: Bản lĩnh dân tộc – “Dân tộc nhỏ” nhưng có “con dao to”
- Mỗi dân tộc trong quá trình  đi lên đều có những ưu thế, bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định; vấn đề là muốn phát triển phải biết mình, biết người.
- Dận tộc Việt Nam tuy đất không rộng nhưng có truyền thống anh hùng, đoàn kết, có bề dày văn hóa, thông minh cần cù trong, giàu nghĩa nhân… Đó là những phẩm chất làm nên bản lĩnh một dân tộc.
       * Dẫn chứng:
 - Mạc Đĩnh Chi đi sứ, đối đáp thông minh, đầy bản lĩnh làm vua Nguyên phải nể trọng trí tuệ, khí phách của người Việt nên được phong là Lưỡng Quốc Trạng nguyên ;
-  Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, được thế giới tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới
- Ngày nay nhiều sinh viên học sinh vinh danh trong các kì thi Olympic quốc tế ;…
- Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy:  tài năng di dời các công trình kiến trúc của ông đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Gần đây ông đã sang Philippines để thực hiện di dời một ngôi biệt thự rộng hơn 400 mét vuông sang một vị trí mới . Nhiều khách hàng ở một số nước khác cũng đã có lời mời ông. Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy quả đã làm rạng danh tài năng và trí thông minh của người Việt dù ông xuất thân từ tầng lớp lao động …)
- Qua bao thăng trầm của lịch sử, trong dựng nước cũng như giữ nước, dân tộc Việt Nam “ tuy nhỏ” nhưng thực sự có “ con dao lớn” ( tên nước Đại Cồ Việt, Đại Việt thể hiện tầm nhìn, khát vọng khẳng định vị thế dân tộc, việc Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, Nhà Trần với hào khí Đông A, Lê Thánh Tông với thời Hồng Đức hưng thịnh, vua Quang Trung với những chíến lược duy tân đất nước v.v… )
Ý 2: Vị thế Việt Nam  trên trường quốc tế - “Dân tộc nhỏ” nhưng có “con dao to”
-Việt Nam sau chiến tranh từng bước hội nhập và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Tất cả là nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta với những sách lược và chiến lược đúng đắn.
        + Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Trong 15 năm qua, Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
       + Từ ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ). Trong 30 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào nhiều vấn đề toàn cầu, góp phần thực hiện các mục tiêu ưu tiên của LHQ như giữ gìn hòa bình, an ninh, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Qua đó, vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện qua việc Việt Nam là nước duy nhất được đề cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ đại diện cho châu Á trong nhiệm kỳ 2008-2009.  
   + Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ba năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại.
3. Đánh giá – mở rộng: 
- Ý kiến của Ra- xun Ga- za- top rất xác đáng : một dân tộc muốn phát triển phải có tầm nhìn, phải biết người biết ta. Câu nói trên có ý nghĩa tích cực đối với những dân tộc “ đất không rộng, người không đông”, hướng những dân tộc đang phát triển vươn tới hội nhập với một tâm thế tự tin.
 - Kiên quyết phê phán và đấu tranh với những gì cản trở con đường phát triển của đất nước ( tham nhũng, quan liêu, bệnh thành tích, nói một đằng làm một nẻo, …)
4. Bài học:
* Nhận thức:    
- Mỗi công dân cần có khát vọng lớn, tầm nhìn xa nhưng không tách rời nguồn cội, phải kiên trì bền bỉ.
 - Phải biết tiếp nhận tinh hoa thời đại và biết chối bỏ những gì không phù hợp.
* Hành động:
- phải không ngừng học tập, rèn luyện những phẩm chất của con người thời đại mới: năng động, sáng tạo, chủ động, tự tin… để có thể biến mong muốn của Bác Hồ kính yêu là “ Non sông Việt Nam … sánh vai cùng các cường quốc năm châu…” trở thành hiện thực.
- luôn có những kế hoạch cho tương lai bản thân và biết cách vươn tới những khát vọng lớn vì sự phát triển và phồn vinh của đất nước trong buổi hội nhập hôm nay.                                                

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Đề 26

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế  minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.

   (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung – Ngữ văn 10 Nâng cao Tập II)

           Anh/ chị hiểu câu nói trên như thế nào? Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc sử dụng người tài. Anh /chị hãy trình bày  một vài cảm nhận của mình về điều ấy.

 
DÀN Ý THAM KHẢO
 
1. Giải thích: 
- Hiền tài là người tài cao và có đạo đức.
-  Nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao” tức  khẳng định hiền tài là gốc rễ cho sự lớn mạnh của quốc gia.
- Và ngược lại với luận điểm trên, Nhân Thân Trung chỉ rõ:  “nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”,  đó còn là lời cảnh báo cho mọi thời đại.
2. Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người tài
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người tài, đã có những chính sách lớn để đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài phục vụ công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước,
- Ngay từ khi mới giành được chính quyền sau Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã có sắc lệnh kêu gọi người hiền tài ra gánh vác việc nước (1945). Từ đó đến nay, nhà nước ta đã có những cải cách về giáo dục, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đều được đến trường; có chính sách đãi ngộ người tài…( Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn, Trần Đại Nghĩa, và gần đây là Ngô Bảo Châu…)
Ý 2:  Coi trọng người tài ở quan điểm “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” 
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến của Nhân Thân Trung thật sâu sắc, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển đất nước qua mọi thời đại.
-  Tuy nhiên, thực tế điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ nhân tài hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Điều đó làm cho việc trọng dụng nhân tài chưa thật tốt.
3. Bài học:
* Nhận thức:
- Điều kiện học tập trong môi trường xã hội và trong nhà trường hiện nay  cho người học có thể phát huy tài năng của mình.
- Vì thế, học tập và trau dồi tài năng để có thể đóng góp trí lực một cách tốt nhất dựng xây đất nước. Đó là trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay.
* Hành động: 
- Ra sức học tập, rèn đức luyện tài để trở thành hiền tài góp phần phát triển đất nước.
- Học thật để có năng lực thật sự, để có thể “ hóa thân cho dáng hình xứ sở” từ những việc làm thiết thực nhất.