Đơn vị kiến
thức / Kĩ năng |
Mức độ đánh
giá LỚP 11 |
|
1. Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm |
Nhận biết: -
Nhận biết được đề tài, câu chuyện, chi tiết tiêu biểu,
nhân vật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm -
Nhận biết được người kể chuyện trong truyện thơ dân
gian/ truyện thơ Nôm. -
Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm và các biện
pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. -
Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân
gian/ truyện thơ Nôm. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích/ tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vai trò của của cốt truyện, nhân
vật, chi tiết trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa của ngôn ngữ, bút pháp
nghệ thuật trong truyện
thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và
chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề), tư tưởng, thông điệp của truyện
thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. - Phân tích và lí giải được
thái độ và tư tưởng của tác giả trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. -
Phân tích được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. - Phát hiện và lí giải được các giá trị nhân văn, triết lí nhân sinh
từ truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. Vận dụng: -
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá
nhân đối với văn học và cuộc sống. -
Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm. Vận dụng cao: -
Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch
sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của truyện thơ dân gian/
truyện thơ Nôm. - So sánh được sự giống và khác nhau giữa các văn bản truyện thơ;
liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. |
|
2. Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại
|
Nhận biết: -
Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết
tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn/
tiểu thuyết hiện đại. -
Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể
chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. -
Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể
chuyện và lời của nhân vật. -
Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn/ tiểu
thuyết hiện đại. Thông hiểu: -
Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. -
Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong
tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện
ngắn/ tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. -
Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của
tác phẩm. - Phân tích và lí giải được
thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của
tác phẩm. Vận dụng: -
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá
nhân với văn học và cuộc sống. -
Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn
bản. Vận dụng cao: -
Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch
sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác
nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. |
|
3. Bi kịch |
Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, cốt truyện, nhân vật, hệ thống
nhân vật trong bi kịch. - Nhận biết được mâu thuẫn, xung đột kịch trong bi kịch. - Nhận biết lời thoại, lời chỉ dẫn sân khấu và hành động của
nhân vật bi kịch. -
Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong bi kịch. Thông hiểu: - Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của các yếu tố
như cốt truyện, xung đột (xung đột bên trong và xung đột bên ngoài), ngôn ngữ, hành động kịch và mối quan hệ
giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích, đánh giá được đặc
điểm, ý nghĩa của nhân vật bi kịch; phân tích, đánh giá được mối quan hệ giữa
các nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nêu và lí giải được chủ
đề; yếu tố “bi”, hiệu ứng thanh lọc của bi kịch. - Phân tích và lí giải được
thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản; phát hiện và lí giải được các
giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của vở kịch. Vận dụng: -
Nêu được tác động của hiệu ứng thanh lọc trong bi kịch với bản thân. -
Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong vở
kịch. Vận dụng cao: -
Đánh giá được tác động của văn bản đối với quan niệm,
cách nhìn của bản thân về văn học, cuộc sống. -
Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch
sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học kịch có cùng đề tài ở các giai đoạn
khác nhau. |
|
4. Kí, tuỳ bút, tản văn |
Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, cái tôi trữ tình, kết cấu của văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được các yếu tố tự sự và trữ tình; các yếu tố hư cấu và
phi hư cấu trong văn bản. -
Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản. Thông hiểu: - Phân tích, lí giải được ý
nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi trữ tình, giọng điệu
và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản. - Phân tích được sự kết hợp giữa cốt tự
sự và chất trữ tình; giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản. - Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người
viết thể hiện qua văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết
lí nhân sinh của văn bản. - Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản. Vận dụng: -
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc
sống hoặc văn học. -
Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong
văn bản. Vận dụng cao: -
Đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với
quan niệm của bản thân về văn học và cuộc sống. Đặt tác phẩm trong bối cảnh
sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị
của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. |
|
5. Thơ |
Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được cấu tứ, vần,
nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ. - Nhận biết được yếu tố tượng
trưng (nếu có) trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu
hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết đặc điểm của
ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí
giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Phân tích,
lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có). - Xác định
được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ. - Lí giải được
tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ. - Phát hiện và lí giải được
các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ. - Phân tích
được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ. Vận dụng: - Nêu được ý
nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những
vấn đề văn học hoặc cuộc sống. - Thể hiện
thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Vận dụng cao: - Đánh giá được
giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức
bài thơ. - Đánh giá được
ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ. - So sánh được
hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. - Mở rộng liên
tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ. |
|
6. Văn bản thông tin |
Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, thông tin chính của văn bản, các chi tiết
tiêu biểu. - Nhận biết được bố cục, sự mạch lạc, cách trình bày dữ liệu, thông
tin của văn bản Thông hiểu: - Nêu nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng
trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. - Lý giải được cách đặt nhan đề của tác giả. - Phân tích được tác dụng của
các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) trong văn bản. Vận dụng: -
Đánh giá được thái độ và quan điểm của người viết được thể hiện
trong văn bản. - Rút ra thông điệp, bài học từ nội dung văn bản Vận dụng cao: - Trình bày thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản
hay quan điểm của người viết. |
|
7. Văn bản nghị luận |
Nhận biết: - Xác định được vấn đề nghị luận của văn bản. - Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu,
độc đáo được trình bày trong văn bản. - Nhận biết các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết;
thông điệp, tư tưởng của văn bản. - Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận
đề của văn bản. - Lý giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với
nhan đề văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự
sự trong văn bản nghị luận. Vận dụng: -
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận. - Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm
của tác giả, nội dung chính của văn bản. Vận dụng
cao: Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế
(kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời
để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. |
|
8. Văn bản thông tin |
Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết,
đề tài của văn bản. - Nhận biết được thông tin, tri thức được
trình bày trong văn bản. - Nhận biết được bố cục; cách trình bày dữ
liệu, các phương tiện biểu đạt thông tin của văn bản. Thông hiểu: - Lí giải, phân tích được mối liên hệ giữa
các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin trong văn bản. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của
cách đặt nhan đề văn bản. - Chỉ ra và lí giải được mục đích, ý tưởng,
thái độ, quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản. - Giải thích được tác dụng của bố cục, các
yếu tố hình thức; cách sử dụng và trình bày dữ liệu của văn bản. Vận dụng: Thể hiện được thái độ đồng tình hay không đồng
tình với nội dung văn bản, quan niệm của người viết. Vận dụng cao: Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các
yếu tố hình thức trong văn bản; đánh giá được mức độ đáng tin cậy, tính chính
xác của thông tin, tri thức trong văn bản. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét