Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Bài viết số 1_12A5: “Có bao nhiêu người có thể thật sự không lấy “cái vẻ bề ngoài” của người khác để đánh giá đo lường một con người?”


Đề bài:
Anh/Chị hãy viết bài văn trả lời cho câu hỏi sau: “Có bao nhiêu người có thể thật sự không lấy “cái vẻ bề ngoài” của người khác để đánh giá đo lường một con người?”
(https://giaoducthoidai.vn, ngày 11/7/2018)
Bài làm:
Mở bài: Giới thiệu câu “Có bao nhiêu người có thể thật sự không lấy “cái vẻ bề ngoài” của người khác để đánh giá đo lường một con người?”
Thân bài:
-          Giải thích: Bề ngoài là tổng thể những gì thuộc về con người mà người khác có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Đánh giá, đo lường là những nhận xét, phán xét của một người về về khác. Câu hỏi trên nêu lên một thói quen khi nhận xét, đánh giá người khác thường quan sát cái bên ngoài của con người mà không xem xét, nhận thấy vẻ đẹp bên trong của họ.
-          Phân tích:
+ Bên ngoài của con người biểu hiện ở ngoại hình (xấu / đẹp, dễ nhìn / độc lạ,…), cách ăn mặc bình dân / quý phái, sang trọng; đơn giả / cầu kì;…), lời nói (nhẹ nhàng / cộc cằn, khiêm tốn / khoa trương, khoác lác; …), hành động (ân cần / qua loa, đại khái,…), thái độ, cử chỉ (thân mật / xa cách, …); kể cả những vật gắn với người như trang sức, xe cộ, nhà cửa, địa vị,…
+ Bên trong là đạo đức, phẩm hạnh (tốt / xấu), tâm hồn (cao thượng / dung tục), nhân cách (nhân hậu / độc ác), tư tưởng (kiên định / lung lay),…
+ Có người nhìn bên ngoài để nhận xét, đánh giá người khác, chẳng hạn như những người tham sang nên thường xua đuổi những người rách rưới, dơ bẩn,..; hay người chủ/người lớn thường hay nghĩ khách hàng/trẻ con là kẻ cắp khi mất tiền; hoặc như Khá “Bảnh” được giới trẻ thần tượng vì cái “phong cách” khác lạ, chứ không biết anh ta là người nghiện xì ke, ma túy và từng phạm tội,…
-          Bình luận:
+ Mối quan hệ giữa bên ngoài với bên trọng có khi thống nhất với nhau, “mọi phẩm chất của dức hạnh là ở trong hành động” (Xi-xê-rông): người có ngoại hình đẹp, đạo đức tốt, lối sống chan hòa, yêu thương người khác cũng rất nhiều trong xã hội như hoa hậu Hà Kiều Anh, Mai Phương Thúy,…;
+ Mối quan hệ giữa bên ngoài với bên trong có khi không thống nhất với nhau như người có ngoại hình không ưa nhìn nhưng sống rất đẹp như những nông dân chân lắm tay bùn mà có tấm lòng nhân ái; có người giàu có nhưng sống ích kỉ, vô tâm,…như những địa chủ phong kiến ngày xưa,…
+ Như vậy, lấy cái vẻ bên ngoài để đánh giá một con người chưa hắn là đúng, cũng không hẳn là sai, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó, chúng ta cần rút ra một bài học ý nghĩa về việc đánh giá người khác. Con người là một chỉnh thể giữa cái bề ngoài với cái bề trong, giữa lời nói với hành động, giữa phần người với phần con,… Cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện mới có thể đánh giá đúng người khác. Tuyệt đối tránh cái nhìn phiến diện, một chiều, hay nhìn hiện tượng để suy ra bản chất,…
+ Nếu đánh giá, đo lường đúng một con người thì phát huy được tấm lòng tốt, khả năng, năng lực của người đó; còn không, ngược lại sẽ làm lụi tắt tinh thần, có khi biến người tốt thành kẻ xấu,… nên cần cẩn trọng.
+ Cần phê phán những kẻ hồ đồ, nông cạn, đơn giản trong việc nhìn người, nhìn đời, nhìn sự vật hiện tượng. Hoặc phê phán những người nói một đằng làm một nẻo, sống không thật với con người của mình.
+ Trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống xung quanh em, em thấy có rất nhiều người tốt, có cách nhìn nhận một con người thấu đáo, xem xét kĩ lưỡng nhiều phương diện chứ không phải chỉ nhìn qua cái bên ngoài.
-          Liên hệ bản thân: Từ câu hỏi trên, em đã nhận ra bài học về cách sống, cách nghĩ, cách nhận xét con người. Em không quá coi trọng bên ngoài mà bỏ bê cái tâm hồn bên trong, cũng không nên quá đề cao cái phần hồn mà coi thường cái bên ngoài. Em sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân đẹp từ cái bên ngoài đến cái bên trong, sống không ngụy tạo, giả dối.
Kết bài: Câu hỏi không chỉ có tác dụng hỏi mà còn xoáy sâu vào suy nghĩ của mỗi người về cách sống, cách đối xử, cách nhận xét đánh giá những người xung quanh. Hãy rèn cho bản thân mỗi người một nhân sinh quan đúng đắn. Có như vậy cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét