Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh


Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

DÀN BÀI

I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả XQ
-  Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ “Sóng”
-  Hình tượng “sóng” bộc lộ khát vọng  tình yêu mãnh liệt, vĩnh hằng, cao thượng của trái tim người phụ nữ đang yêu.
II. Thân bài:
1. Khái quát về ý nghĩa hình tượng sóng và âm điệu nhịp điệu của bài thơ:
- Hình tượng trung tâm, nổi trội, bao trùm cả bài thơ là hình tượng “sóng”:
+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của XQ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật của bài thơ đều gắn liền với hình tượng “sóng”. Bài thơ là những con sóng tâm tình của người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển khơi mênh mông.
+ Sóng là hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của XQ. “ Em” là cái tôi trữ tình của nữ sĩ.=>“Sóng”“em” vừa hòa nhập làm một, vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng biểu hiện những trạng thái của lòng mình. Với hình tượng “sóng”, XQ đã tìm được cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.
- Hình tượng “sóng” được gợi ra trong bài thơ bằng cả âm điệu: bài thơ có một âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc sâu lắng thì thầm… Âm hưởng ấy còn được tạo nên bởi khổ thơ 5 chữ, những câu thơ liền mạch như những đợt sóng miên man, vô tận, như một tâm trạng chất chứa những khát khao.
2. Phn tích:
 a/ Những nét tương đồng giữa sóng em
  -  Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực đầy bí ẩn nghịch lí
    +  Khổ thơ mở đầu bằng một phát hiện về sóng:
“Dữ dội và dịu êm
  Ồn ào và lặng lẽ”
        Nữ sĩ phát hiện ra hai sự đối lập trong con sóng muôn đời: Dữ dội, ồn ào, mạnh mẽ và dịu êm, lặng lẽ, nhẹ nhàng.
+ XQ thấy sóng mang trong mình tâm trạng, tính cách của người phụ nữ đang yêu, có sự hài hòa của các đối cực: vừa dịu êm, lặng lẽ nhất lại vừa dữ dội, cuồng nhiệt nhất.
+  Hai câu thơ mở đầu là lời tự thú, tự bạch táo bạo mà êm đềm. Táo bạo vì nữ sĩ nhận ra sự mãnh liệt. Êm đềm vì sau những “dữ dội”, “ồn ào” tình yêu của người phụ nữ vẫn nghiêng đổ về phía cuối câu thơ để dịu dàng và sâu lắng.
- Khát vọng vươn xa muốn thoát khỏi những gì tầm thường nhỏ hẹp:
    +  Mỗi con sóng mang trong mình một khát vọng lớn. Sóng luôn khao khát  ra biển lớn ,hòa nhập vào không gian mênh mông để tự nhận thức, tự khám phá, tìm kiếm sự vô biên của tình yêu trong trái tim mình. Vì thế sóng trở nên quyết liệt, khi “không hiểu nổi mình” … “sóng tìm ra tận bể”, từ bỏ những nhỏ hẹp, chật chội để tìm đến với sự bao dung, rộng lớn.
    + Khi yêu, người phụ nữ luôn khao khát tìm hiểu bản thân mình với khát vọng được tôn trọng, được khẳng định, vươn đến những gì cao đẹp, tìm tiếng nói đồng điệu, đồng cảm  .(Có thể thấy đây là nét mới trong quan niệm về TY của XQ: thái độ tự tin chủ động thật minh bạch và quyết liệt tìm đến khung trời TY cao cả bao dung)
- Tính chất bất biến của sóng cũng là sự bất biến vĩnh hằng của TY trong trái tim người phụ nữ:
    +  Biển là hình ảnh của sự bất diệt.Hàng ngàn hàng triệu năm qua và hàng ngàn hàng triệu năm tới sóng không hề thay đổi,nó vẫn là nó
    +  Đối diện với biển, XQ liên tưởng tới sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển ngàn đời cồn cào, xáo động như tình yêu  muôn đời “vẫn thế” vẫn “bồi hồi” vỗ sóng “trong ngực trẻ”,những nhịp đập của đắm say nồng nàn chung thủy
“Ôi con sóng ngày xưa
  Và ngày sau vẫn thế
  Nỗi khát vọng tình yêu
  Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Luôn trăn trở  lí giải cội nguồn
     +  Sóng từ đối tượng cảm nhận được chuyển thành đối tượng để suy tư. Từ cái nền mênh mông của thiên nhiên “muôn trùng sóng bể”, dòng suy tư của người phụ nữ cuộn lên như con sóng khôn cùng. Những câu hỏi trở thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ về tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
  Em nghĩ về anh, em
  Em nghĩ về biển lớn
  Tự nơi nào sóng lên”
  +  Xúc cảm tình yêu là xúc cảm mạnh nhất trong trái tim con người. Vì vậy, bao đời nay tình yêu vẫn là câu hỏi lớn. XQ muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong tári tim mình
“Sóng bắt đầu từ gió
              Gió bắt đầu từ đâu
  Em cũng không biết nữa
  Khi nào ta yêu nhau”
-> Thiên nhiên bí ẩn còn có thể lí giải, nhưng không thể dùng lí trí tỉnh táo để xác định thời điểm chính xác bắt đầu một mối tình. Lời thú nhận của XQ thật hồn nhiên và chân thành, nó bộc lộ phần nữ tính mềm mại, đằm thắm trong trái tim người phụ nữ muốn sống và yêu nồng nhiệt, thiết tha.
 -   Luôn  nhớ nhung tha thiết
       +   Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ cũng chính là điểm da diết, khắc khoải nhất của tình yêu. Tâm hồn người con gái đang yêu soi vào sóng, nhờ sóng diễn tả nỗi nhớ vô tận của lòng mình:
“Con sóng dưới lòng sâu
  Con sóng trên mặt nước
  Ôi con sóng nhớ bờ
  Ngày đêm không ngủ được
  Lòng em nhớ đến anh
  Cả trong mơ còn thức”
+ Khổ thơ khác biệt (6 câu) là ẩn dụ cho chiều dài mênh mang của nỗi nhớ
+ Hai cặp hình ảnh so sánh độc đáo: Sóng vỗ bờ cả ngày lẫn đêm, em nhớ anh cả lúc thức lẫn lúc ngủ
+ NT đối lập => nỗi nhớ bao trùm cả không gian thời gian
+ Thời gian sinh hoạt còn có giới hạn, thời gian tình yêu thống trị cả tiềm thức lẫn giấc mơ. Chỉ có trái tim yêu chân thành, mãnh liệt mới khiến tình yêu chiếm lĩnh cả thời gian và không gian, cả ý thức và tiềm thức như thế.
-  Luôn thủy chung son sắt:
- Cuộc đời như đại dương mênh mông, vô cùng vô tận. Con sóng thì nhớ bò. Nhưng giữa cái mênh mang của vũ trụ, sóng mới bộc lộ đầy đủ những khát khao cháy bỏng, những đam mê nồng nhiệt mà vẫn quá đỗi dịu dàng, đằm thắm. Đất trời có bốn phương nam – bắc – tây – đông, nhưng trong vũ trụ tình yêu của người phụ nữ chỉ có một phương duy nhất “phương anh”
“Dẫu xuôi về phương bắc
  Dẫu ngược về phương nam
  Nơi nào em cũng nghĩ
  Hướng về anh một phương”
   + NT đối lập và cách nói ngược => vừa gợi không gian xa cách vừa gợi những trắc trở thử thách trong TY
   + Câu khẳng định “ hướng …….phương” => thể hiện 1 t/cảm thủy chung đủ sức mạnh vượt qua tất cả để  chiến thắng
   + Cách liên hệ so sánh cũng nhấn mạnh thêm ý thơ
b/ Khát vọng tình yêu vĩnh hằng
-  Cảm nhận về sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người:
   + Đứng trước biển, đối diện với cái mênh mông rộng lớn của thời gian và không gian XQ ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc.

  Cuộc đời tuy dài thế
  Năm tháng vẫn đi qua
  Như biển kia dẫu rộng
  Mây vẫn bay về xa”
+ XQ mượn quy luật của sóng biển, mây trời để diễn tả qui luật của đời người:
·         Biển dẫu dài rộng vẫn có bờ
·         Mây không thể ngừng trôi
·         Cuộc đời con người hữu hạn
=> Giọng thơ trầm lắng suy tư, đầy chiêm nghiệm lo âu
     Là một phụ nữ nhạy cảm và đa đoan, XQ có ý thức rất đời: cuộc sống là “dài, rộng”, là “muôn vời cách trở”và ngắn ngủi vô cùng!
-   Càng thấp thỏm, lo âu, XQ càng cháy bỏng một niềm tin tha thiết, cảm động: tình yêu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới đích, như những con sóng “con nào chẳng tới bờ” và “mây vẫn bay về xa” ,lời thơ cứ thế triền miên cùng sóng. Cuối cùng sóng hiện ra trong khát khao hạnh phúc mãnh liệt nhất: khát khao tình yêu vĩnh hằng, bất tử:
“Làm sao được tan ra
 Thành trăm con sóng nhỏ
 Giữa biển lớn tình yêu
 Để ngàn năm còn vỗ”
+ “Làm sao” : thể hiện  khát vọng cháy bỏng muốn được sống hết mình trong TY
+ Nhà thơ muốn được có mặt mãi trên cõi đời để được sống và bất tử trong tình yêu. Khát vọng hóa thân và phân thân trong sóng thật mạnh mẽ. Hai chữ “tan ra” vừa cháy bỏng nồng nhiệt, vừa thăm thẳm nỗi niềm phụ nữ_ cái thăm thẳm của hai khát vọng hòa làm một: yêu hết mình và dâng hiến hết mình. Đó cũng chính là vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.
III. Kết bài:
- “Ở XQ, tình yêu không bao giờ chỉ đơn thuần là tình yêu, nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quí của con người, tượng trưng cho niềm khao khát được hoàn thiện mình” (Lưu Khánh Thơ)
- “Sóng” là bài thơ bộc lộ đầy đủ trái tim yêu của XQ, đồng thời tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ XQ ở giai đoạn đầu. Bài thơ xinh xắn, duyên dáng; giọng thơ sôi nổi, thiết tha…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét