Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 12 _2019


TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ KIỂM TRA–BÀI VIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2019-2020
              TỔ NGỮ VĂN
MÔN: NGỮ VĂN 12



Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề







(Đề gồm 01 trang)





I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu: 

Mỗi sớm mai thức dậy,
Lũy tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.


Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài lũy tre
Đêm chuyển dần về sáng
Mầm măng đợi nắng về.
(Lũy tre, Nguyễn Công Dương,
www.thivien.net)

Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định thể thơ của bài thơ trên. 
Câu 2 (0,75 điểm).
Mạch thời gian một ngày đêm được sắp xếp như thế nào theo từng khổ thơ ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sắp xếp đó?
Câu 3 (0,75 điểm).
Chỉ ra một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao” và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm).    
Từ hình ảnh “luỹ tre”, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ về sức sống của con người Việt Nam.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau:          
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa….
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009 , tr. 111)                             _______________Hết______________

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
 KIỂM TRA–BÀI VIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2019-2020
              TỔ NGỮ VĂN
MÔN: NGỮ VĂN 12



ĐÁP ÁN – THANG ĐỂM





Đáp án có 2 trang






Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
3.0
1
 -  Thể thơ: Ngũ ngôn / năm chữ.
  * Lưu ý: Đáp án khác chấm 0 điểm.
0,50
2
- Mạch thời gian một ngày đêm được sắp xếp theo từng khổ thơ: Sớm mai (khổ 1), giữa trưa / trưa / trưa nắng (khổ 2), chiều tối / đêm (khổ 3), lúc đêm chuyển dần về sang (khổ 4).
 * Lưu ý: Nêu đúng đáp án: 0,5 điểm; nêu không đúng đáp án: 0,0 điểm.
- Hiệu quả nghệ thuật: gợi hình ảnh luỹ tre hiện lên với từng vóc dáng tâm hồn- hoá thân những trạng thái tâm hồn của người nôn dân “một nắng hai sương”.
* Lưu ý: HS nêu đúng được nội dung theo nhiều cách khác nhau vẫn được điểm tối đa.
0,50



0,25

3
- Biện pháp tu từ: so sánh (câu 1) hoặc nhân hoá (câu 2)
- Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh vừa cụ thể, vừa gần gũi giữa luỹ tre và con người (0,25đ); thể hiện nỗi tảo tần, lam lũ mà vẫn cứng cáp, khoẻ khoắn khi đứng trước một ngày mới bắt đầu của người nông dân Việt Nam (0,25đ).
0,25
0,50
4
- Kỹ năng: đảm bảo cấu trúc một đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp,…); đảm bảo về số câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- Nội dung: Từ hình ảnh lũy tre, tác giả muốn khẳng định và ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau. ..
* Lưu ý: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, miễn ca ngợi được vẻ đẹp phẩm chất con người VN trong mối tương quan với hình ảnh lũy tre, cây tre.
0,25


0,75
II
LÀM VĂN
7,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đúng nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc.
0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 
-          Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc” và đoạn trích.
0,5
-          Nội dung:
+ Qua nỗi nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, người cán bộ về xuôi thể hiện tình cảm chân thành tha thiết với đồng bào Việt Bắc.
+ Cuộc sống của con người Việc Bắc đơn sơ, bình dị, gian khổ nhưng lạc quan yêu đời hiện lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến.
-          Nghệ thuật: Đoạn thơ đậm tính dân tộc: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào tha thiết; cặp đại từ “mình – ta”, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
-          Đánh giá chung về đoạn thơ.

2,0


2,0

1,0


0,5
d. Sáng tạo:  Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: chuẩn mực, đúng ngữ pháp.
0,25



ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm
10,0
                    


-----------------------HẾT-----------------------








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét