Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Cảm nhận về đoạn thơ: “ Những đường…Núi Hồng”


Cảm nhận về đoạn thơ: “ Những đường…Núi Hồng”

DÀN Ý
I. Mở bài:
-          Giới thiệu
-           Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc
-           Giới thiệu đoạn thơ:
                                       + Khung cảnh Việt Bắc Kháng chiến thật hào hùng
                                       + Trích dẫn thơ
II.Thân bài:
I/ Giới thiệu:
- Mạch cảm xúc chung
- Vị trí đoạn trích
- Trong hồi ức của người cán bộ về xuôi, hình ảnh VB ra trận hiện ra trong khí thế hào hùng, hoành tráng là 1 h/ảnh thật kì vĩ, không thể quên
             II/ Phân tích- Chứng minh:
                  a/ 8 câu đầu: Nhớ cảnh tượng hào hùng sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu Việt Bắc
- 2 câu đầu: Mở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến  dịch”  :
                 +” Những đường Việt Bắc”: Gợi không gian vô cùng rộng lớn. từ khắp các ngã đường những cánh quân đổ về=> những ngã đường hành quân ra trận
                 + Điệp từ “ đêm đêm”=> thời gian liên tục tiếp nối: Trong rất nhiều đêm lực lượng chiến đấu được huy động đổ về khắp nơi ở những địa điểm nơi diễn ra các trận đánh lớn
                 + So sánh “ như là đất rung” + điệp âm”r” + từ láy “rầm rập” => Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời không gì ngăn cản được => Sự lớn mạnh của quân đội về lực lượng, khí thế => Dường như cả đất trời đang ào ào ra trận, khí thế vô cùng mạnh mẽ. ( so sánh” Thuật hoài”, “ Bình Ngô Đại Cáo”)
 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:
+  Đoàn quân:
    *  Từ láy : “điệp điệp trùng trùng”=> quân đội lớn mạnh, đông đảo.Những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận
     * Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là 1 tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng :
·         NT nhân hóa + hoán dụ : ánh sao theo chân đoàn quân,treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngã đường hành quân=> Thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ ( hình ảnh này gợi nhớ câu thơ “ đầu súng trăng treo” trong bài “Đồng chí” –Chính Hữu. Hai nhà thơ đã làm cho h/ảnh người lính hành quân ra trận,chiến đấu trong đêm trở nên thật đẹp )
·          Hoán dụ:  ánh sao => lá cờ => khung cảnh cờ xí rợp trời, bừng bừng sắc màu chiến thắng
·         Ẩn dụ:  ánh sao=> lí tưởng CM luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng=> niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế
+ Đoàn dân công:
* Những bó đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai … họ đến từ những miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng… quyết tâm kiên cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đảm vũ khí, thuốc men, lương thực… cho tiền tuyến
* Cách nói cường điệu “ bước chân…bay”=> vừa diễn tả lực lượng đông đảo vùa diễn tả một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường=> chiến đấu của ta là cuộc đấu tranh nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân=> dẫn đến chiến thắng ĐBP lẫy lừng thế kỷ làm chấn động cả địa cầu
* Hình ảnh thơ thật đẹp “ muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc” => xua tan những lạnh lẽo, tăm tối nơi rừng núi.
* Các phụ âm “đ”+ từ “ nát đá” =>góp phần tạo nên âm điệu  hùng tráng mạnh mẽ.
+ Các binh chủng cơ giới: xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men, lương thực, chở quân…trùng trùng ra trận => Sự lớn mạnh vượt trội của quân đội ta
* Hình ảnh “ đèn… sáng” =>như sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối=>ẩn dụ:
                                                  nghìn đêm”: Quá khứ nô lệ
                                                         “ sương dày”: Những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại
·         So sánh: “ Như ngày mai lên” => niềm tin tưởng, lạc quan=> hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước
=>Với nhịp điệu mạnh mẽ, hào hùng; âm thanh sôi nổi dồn dập, ánh sáng đỏ rực lung linh, hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ TG đã tái hiện khung cảnh hào hùng sôi động đầy khí thế của VB kháng chiến bằng cảm xúc tự hào sâu sắc
b/   4 câu cuối: Khí thế chiến thắng của chiến trường:
-  Điệp từ “ vui” => như tiếng reo mừng chiến thắng => nhắc lại nhiều lần tri đều các câu thơ như “một bản đồ vui” => cảm xúc náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước
-  Liệt kê: những địa danh ở 3 miền ,mỗi địa danh ghi lại 1 chiến công=>Không gian rộng lớn từ Nam bộ, Tây nguyên, Hòa Bình Tây Bắc, Điện Biên…
-  Từ” Trăm miền” gắn với nhip điệu thơ dồn dập tươi vui, náo nức=> cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng( Khí thế  chiến thắng như chẻ tre)
-  Những từ:” vui về”, “ vui lên”, “vui từ”=> Đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi niềm vui
-  Giọng thơ say mê , náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con người từ bắc chí nam
3/ Đánh giá:
      Đây là đoạn thơ hay và đẹp trong bài thơ, nó vang lên như 1 khúc ca thắng trận. Âm điệu thơ lục bát vốn êm ái nhịp nhàng nhưng ở đây Tố Hữu đã chọn từ, dùng điệp âm, điêp thanh, gọi tên các địa danh…nên đã tạo nên 1 giọng điệu mạnh mẽ, hùng tráng, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, đậm chất sử thi của thời đại, với cảm hứng lãng mạn bay bổng
   III/ Kết bài: Khẳng định giá trị nội  dung , nghệ thuật đoạn thơ; khẳng định vị trí  bài thơ VB trong THữu ( HS tự làm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét