Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Bình giảng: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy... (đoạn 2)

Anh /chị hãy bình giảng đọan thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.
   “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                            Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
------------------------
           Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng : làm thơ, viết văn, vẽ tranh và sọan nhạc.Dù ở thể lọai nào, ông đều có những đóng góp đáng kể.Tây Tiến là một trong những bài thơ tài hoa của ông.Bài thơ được ra đời vào cuối năm 1948 khi nhà thơ chia tay với đơn vị cũ là đòan quân Tây Tiến .Có thể nói, Tây Tiến là một nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một miền quê Tây Bắc và về người chiến sĩ Tây Tiến một thời “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Đọan thơ sau đây :
    “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                                               Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
 Có nhớ dáng người trên độc mộc
  Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
   Là một trong những đọan thơ trong Tây Tiến thể hiện cung bậc về nỗi nhớ của nhà thơ về Tây Bắc gắn với kỷ niệm khó quên về một vùng quê Châu Mộc đầy thơ mộng và sương khói.
        Thật vậy, sau cảm hứng bi tráng về cuộc hành trình đầy gian nan , vất vả nhưng cũng rất đỗi tự hào của các chiến binh Tây Tiến, bài thơ khơi gợi những kỷ niệm tha thiết yêu thương , tươi đẹp của một thời nhà thơ từng gắn bó với đòan quân Tây Tiến.Bên cạnh nét đẹp của núi rừng biên giới với vẻ e ấp của các cô gái trong xiêm áo rực rỡ của những đêm hội đuốc hoa tưng bừng là cảnh sông núi miền Tây Bắc mênh mang, mờ ảo và thơ mộng.Không gian dòng sông trong buổi chiều sương ở Châu Mộc thật lặng lẽ , hoang dại, đậm màu sắc cổ tích và huyền thoại:  
  “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                           Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
  Ở đây, hình ảnh những hoa lau phất phơ dọc theo triền núi, dọc bờ Châu Mộc như có hồn phảng phất trong gió, như quyến luyến, tiễn đưa. Câu thơ mang đậm tâm hồn của một người nghệ sĩ tài hoa Quan Dũng.
  Đặc biệt, nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ là cách thi nhân không tả mà chỉ gợi. Cái “dáng người trên độc mộc” cũng là gợi nhưng vẫn làm rõ cái dịu dàng , uyển chuyển, xinh xắn của những cô gái trên chiếc thuyền độc mộc lao nhanh trên dòng nước lũ đang chảy xiết :
                                    “Có nhớ dáng người trên độc mộc”
  Như hòa hợp vời con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nức lũ.Hoa “đong đưa” chứ không phải là “đung đưa”. “Đong đưa” la đưa qua đảo lại.Còn “đung đưa” là chao đi chao lại một cách nhẹ nhàng trong khỏang không.Đây là bút pháp vửa tả thực vừa tả tình lãng mạn : nước lũ chảy xiết làm cho những bông hoa bên mép suối đung đưa, nhưng thi nhân nhìn thành “đong đưa” như những điệu múa mềm mại của những cô gái đẹp, tài hoa, tình tứ.
     Tóm lại, bốn câu thơ thật đẹp, thật đặc sắc.Nó như một bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá tinh tế , mềm mại, sâu lắng.Từ đó nhà thơ như truyền cía sắc hồn của con người vào cảnh vật. Phải là một nhà thơ  của “Tây Tiến” mới sáng tạo được những vần thơ tài hoa đến như thế! 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét