Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Phân tích “Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi… nước biển khơi”-GDTX

Phân tích đoạn thơ Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi… con cá ngư ông móng nước biển khơi” của Nguyễn Khoa Điềm.

1. Đất Nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca hiện đại. Trường ca“Mặt đường khát vọng” đă thể hiện suy nghĩ và cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Trường ca được viết ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích sau thể hiện niềm tự hào về lịch sử lâu đời và bờ cõi mênh mông của ĐN ta:
“Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi …
…Nứơc là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi
2. Cũng như tòan chương Đất Nước, đọan trích được viết rất giản dị: lời thơ g̀n với lời nói dân dã trong cuộc sống; câu thơ tự do, có nhịp điệu nhưng không có vần, không giống 1 thể thơ nào thường gặp. Chất liệu thơ lấy từ cuộc sống quen thuộc hoặc từ nguồn văn học dân gian, nhưng ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa về ĐN mình.
ĐN qua những hình ảnh tḥt cụ thể, thân thuộc:
“Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi…
…..ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Câu thơ mở đầu rất đơn giản mà bất kì ai cũng có thể nói được. Nhưng người đọc có thể nghe xôn xao trong câu thơ là niềm tự hào mãnh liệt và lòng biết ơn mênh mông của nhà thơ. ĐN đã có từ hàng ngàn năm trước, là kết quả của bít bao thế hệ với bao nhiêu hi sinh xương máu, nứơc mắt và mồ hôi. Nhà thơ khẳng định ĐN có từ “ngày xửa ngày xưa”-từ thuở đất trời còn hồng hoang- trong những câu chuyện mẹ thường hay kể. Không biết ai là người đầu tiên ăn trầu để rồi họ đẵ tạo ra một tập tục. Nhà thơ thật sâu sắc khi nói đến việc dân mình trồng tre mà đánh giặc trong câu chuyện Thánh Gióng nhổ tre bn đường quật tan giặc Ân. Đúng là nhân dân đã lớn lên trong ý thức chủ quyền ĐN, lớn lên với sức mạnh để bảo vệ sự vẹn tòan của cõi bờ.
Bắt đầu tạo dưng, rồi lớn lên trong khỏang thời gian đằng đẵng mấy nghìn năm, ĐN đã tạo nên biết bao giá trị:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”
Hình ảnh bới tóc sau đầu là nét đẹp tự nhiên của người phụ nữ VN. Nét đẹp ấy góp phần làm nên bản sắc văn hóa dn tợc. Cùng với nét đẹp bn ngoài là vẻ đẹp bên trong:“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Cu thơ gợi nhớ tới câu hát dân gian:Tay bưng đĩa muối chấm gừng- Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Nhắc đến chuyện gừng cay muối mặn là nhắc đến sự vững bền thủy chung trong tình yêu và tình vợ chồng.
Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp:
“Cái kèo cái cột thành tên…………Đất Nước có từ ngày đó”
Cái kèo cái cột là tên gọi những bộ phận trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống VN và ơng cha ta dùng để đặt tên cho con cái mình. Đó là những tên gọi không thể viết bằng tiếng Hán mà hòan tòan VN. Nghĩa là từ xưa, ơng cha ta đã có những tên gọi riêng, mà by giờ chúng ta gọi là tiếng Việt thân yêu. Từ xưa, tở tiên ta đã biết làm nên hạt gạo để có miếng ăn hàng ngày, tạo dựng nên nền văn minh luá nước, nền văn minh sông Hồng.
Không chỉ tự hào về thời gian lâu dài, nhà thơ còn tự hào về không gian mênh mông của ĐN:
“Đất là nơi anh đến trường- Nứơc là nơi em tắm”
Một điều rất thú vị trong tiếng Việt, từ Đất và từ Nước đứng riêng thì chỉ có nghĩa là đất và nước, nhưng khi kết hợp lại thì thành tổ quốc thiêng liêng. Từ kinh nghiệm sống của mình, những người trồng luá nước đã nhận ra đất và nước là 2 yếu tố hàng đầu. Muốn làm nên ĐN, phải có Đất và Nước. Từ thuở ấu thơ, ta đến trường, chân giẫm lên mặt đất thì Đất ấy là đất của ĐN; mỗi dòng nước cho ta tắm mát thì nước ấy là Nứơc của ĐN.
ĐN hiện ra cả trong những điều tưởng chừng như hòan tòan riêng tư, như lời hẹn hò:
“ĐN là nơi ta hò hẹn - ĐN là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Nơi hò hẹn là nơi của riêng ta, nhưng nếu không có đất, thì cuộc hẹn hò biết hò hẹn ở đâu? Chiếc khăn vắt trên vai, vì nỗi nhớ thương mà rơi xuống đất, nhưng nếu không có đất, thì chiếc khăn có chỗ nào để rơi.
ĐN c̣n là giang sơn yêu quư qua làn điệu dân ca trữ tùnh:
“ Đất là nơi “con chim phượng hòang bay về hòn núi bạc” - Nứơc là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Hòn núi bạc là nơi cuối cùng của đất. “Nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi” là nơi tận cùng của biển. Đứng trên mặt đất này, nhìn khắp xung quanh, nơi nào cũng là đất và nước của ta. Hai câu thơ như được nhà thơ lấy nguyên từ câu hát ru em xứ Huế, những cảm nhận cụ thể trong những câu hát kia cũng không kém tầm cao vời vợi.
3. Đọan thơ viết rất giản dị, nhưng thật ra bên trong lớp vỏ ngôn ngữ giản dị là nội dung sâu xa, mỗi câu thơ là 1 phát hiện của nhà thơ về đất nước, có hiểu thấu đáo nội dung ấy thì mới thấy được giá trị của đọan thơ. Nhà thơ vận dụng các chất liệu văn hóa dân gian, từ ca dao, dân ca đến các truyền thuyết, từ phong tục tập quán của dân tộc qua những h́nh ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét