Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Bức tranh chiều tàn trong “Hai đứa trẻ”

Phân tích bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
-------------

    Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi.  Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc ghi lại bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người với bao cảm xúc vui buồn của con người  vào lúc chiều tàn nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.
       Trước hết là cảnh không gian, tạo vật khi chiều tàn hiện lên dưới ngòi bút : đẹp, nên thơ, bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn. được hiện lên  với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…) . Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng… Có thể nói, không gian phố huyện lúc chiều tàn hiện lên  Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo.
     2. Cảnh sống của người dân : tiêu điều, nghèo nàn, lam lũ, khổ cực,  
     - Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi…
     - Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi.., vợ chồng Bác Xẩm…
à Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện
    3 Tâm trạng của nhân vật liên : buồn, xúc động , cảm thương…
    + Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
    + Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
    + Liên thấy “động lòng thương” bọn tẻ con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót thương cho mẹ con chị Tí …
à Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
=>Bằng sự quan sát ,miêu tả tỉ mỉ, tinh tế với nhiều biến đổi tinh vi, phong phú…nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa nhuốm vào cảnh vật.
   III/ kết bài:
    - Đây là một đọan văn hay , bởi lẽ, đọan văn đã thể hiện được :
        + Tấm lòng của nhà văn  gắn bó, ân tình ; cảm thông ,thương xót. …

        + Phong cách viết văn đặc sắc của tác giả trong sự kết hợp giữa  bút pháp hiện thực- trữ tình; câu văn mềm mại, giàu chất thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét