Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Cấu trúc nghệ thuật của bài thơ “Tây Tiến”

Cấu trúc nghệ thuật của  bài thơ “Tây Tiến
              - Bài thơ được cấu trúc thành bốn đoạn:
      a. Đoạn 1: ( câu 1- câu 14): qua nỗi nhớ da diết của  tác giả, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong cuôc hành quân gian khổ trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội.
      b. Đoạn 2: ( câu 15- câu 22): những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.
      c. Đoạn 3 ( câu 23- câu 30): khắc họa chân dung người lính Tây Tiến, cảnh chiến đấu và hi sinh bi tráng của họ.
      d. Đoạn 4 ( câu 31- câu 34): gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây Bắc.
          -Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người động đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả trong đoàn quân TâyTiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động.
       - Những hình ảnh trong kí ức được gợi ra không theo một trật tự rõ ràng, có thể xáo trộn thứ tự thời gian, không gian nhưng vẫn theo một trình tự khác- đó là mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. ở đây, cảm xúc hồi tưởng đã lần lượt  tái hiện những hình ảnh như sau:
       + Khởi đầu là hình ảnh những cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa khung cảnh miền Tây hoang sơ, hùng vĩ, bí ẩn.
      + Tiếp đó, nỗi nhớ gợi về những hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ và thơ mộng. Nổi bật trong đó là những hình ảnh thiếu nữ miền Tây trong đêm lửa trại và vẻ đẹp huyền ảo trong sương chiều trên dòng nước lũ mộc châu.
     + Tiếp theo, nỗi nhớ được kết tinh lại trong sự khắc họa tập trung, cận cảnh bức chân dung người lính Tây tiến và sự hi sinh của họ. nỗi nhớ đã đi trọn mạch hồi tưởng của nhà thơ.
    + Kết thúc, tác giả gửi trọn hồn mình lên với Tây Tiến và mảnh đất miền Tây Bắc bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét