Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Phân tích: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! (doan 1)

Anh /chị hãy phân tích đọan thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
………………
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Bài làm tham khảo
       Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng : làm thơ, viết văn, vẽ tranh và sọan nhạc.Dù ở thể lọai nào, ông đều có những đóng góp đáng kể.Tây Tiến là một trong những bài thơ tài hoa của ông.Bài thơ được ra đời vào cuối năm 1948 khi nhà thơ chia tay với đơn vị cũ là đòan quân Tây Tiến .Có thể nói, Tây Tiến là một nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một miền quê Tây Bắc và về người chiến sĩ Tây Tiến một thời “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Đặc biệt là đọan thơ sau đây :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
………………
   Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
là sự thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về con đường hành quân gian khổ của những người chiến sĩ Tây Tiến.
      Tòan đọan có mười bốn câu, được viết theo thể thơ tự do. Mở đầu đọan thơ là hai câu thơ thể hiện một nỗi nhớ của Quang Dũng như bao trùm lên không gian tạo vật và con người  Tây Tiến, Tây Bắc.Đó một nỗi nhớ da diết khôn nguôi về núi rừng, về dòng sông Mã anh hùng :
                                       “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
                                         Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”
   Cách dùng cặp từ láy “chơi vơi” để diễn tả nỗi nhớ của Quang Dũng thật mới lạ,giàu sáng tạo.Bởi lẽ , thông thường ít ai lại nói như vậy.Nhưng đặt trong văn bản thơ tái hiện cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội, gợi lại những kỷ niệm ấm áp “một đi không trở lại” , nỗi nhớ thương như không bám riết vào đâu.Từ đó khái niệm “nhớ chơi vơi” tự nhiên có cơ sở và có sức sống của nó. Một nỗi nhớ không hình, không ảnh , không thể cân đong , đo đếm…nhưng lại da diết và sâu nặng đến vô cùng.Kết cấu câu cảm thán và điệp từ “nhớ có tác dụng cộng hưởng, nhấn mạnh nỗi nhớ.Lời thơ như lời mời gọi và khơi gợi biết bao hoài niệm của một thời đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại hào hùng. Để rồi từ đó, nhà thơ để cho tình cảm của mình trở về với từng kỷ niệm cụ thể.
    Trước hết là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc gắn với các địa danh xa lạ : Sai Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu …làm cho người đọc thêm cái ấn tượng xa ngái, hoang sơ .Thêm vào đó, cách phối hợp thanh bằng, thanh trắc tạo âm hưởng lạ tai, mông lung, vừa tạo cảm giác âu u, kích thích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm cho người đọc :
                                     “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                                       Heo hút cồn mây súng ngửi trời
                                       Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…”
Có thể nói : với tần số thanh trắc xuất hiện dày đặc trong các câu thơ trê, nhà thơ đã giúp cho người đọc cảm nhận một cách cụ thể về những con đường hành quân gian nan , hiểm trở, nhiều đèo nhiều dốc, gập gềnh, khúc khuỷu mà người lính Tây Tiến đã phải đi qua. Đặc biệt nghệ thuật đối ngữ, tương phản “ngàn thức lên cao >< ngàn thước xuống” càng gợi lên cảm giác hiểm trở rợn ngợp cả người về địc thế hiểm trở của một vùng đất Tây Bắc nổi tiếng là rừng thiêng , nước độc .Để rồi đi hết con đường ấy là một viễn cảnh hết sức lãng mạn với “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ như một nét vẽ về hình ảnh của những ngôi nhà sàn ở Pha Luông như đang hiện lên mờ mờ trong sương , trong những làn mưa bụi thật đẹp . Đối lập với những câu thơ tòan thanh trắc ở trên, câu thơ này tòan là thanh bằng như trải ra , như chạy dài trong trí tưởng tượng về một khung cảnh thanh bình và thơ mộng . Đó chính là sự khám phá nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của Quang Dũng.
    Trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hũng vĩ và dữ dội ấy, là hình của những người chiến sĩ Tây Tiến .Họ hiện lên thật oai phong lẫm liệt với hình ảnh “súng ngửi trời”.Một hình ảnh vừa gợi vẻ đẹp oai hùng vừa gợi  chút tinh nghịch, nên thơ. Đặc biệt, trên con đường hành quân gia khổ ấy, đã không ít những người chiến sĩ trẻ đã nằm lại :
                                          “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
                                          Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
 Ở đây, Quang Dũng không hề nói đến từ “chết”, mà chỉ nói “không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”.Cách nói này làm cho sự hy sinh của người lính bi mà không lụy ; bi mà tráng, bi mà hùng.Từ đó, sự hy sinh của người lính mang vẻ mỹ học sâu sắc.
     Đặc biệt ở cuối đọan thơ, nhà thơ bộc bạch nỗi nhớ Tây Tiến bằng hai câu :
                                        “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
                                         Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
 Hai câu thơ ngân lên như tiếng hát của một bài ca hoài niệm vừa ngọt ngào, vừa bâng khuâng, tha thiết.Hai tiếng “nhờ ôi” không những thể hiện tình cảm thủy chung mà còn là niỗi nhớ cồn cào , nhớ mênh mang như một tiếng vang bật lên từ cõi nhớ.
      Tóm lại, đây là một trong những đọan trích hay nhất của bài thơ Tây Tiến.Đọan thơ có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng -mạn. Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện các kỹ thuật tạo hình , hội họa, điện ảnh, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.Phải là một cây bút tài hoa mới có được những vần thơ nghệ thuật đến như vậy.Qua đọan thơ, Quang Dũng đã giúp ta có dịp cảm nhận được vẻ độc đáo của nùi rừng Tây Bắc, cảm nhận sâu sắc về sự gian khổ và vẻ đẹp hào hùng của đòan quân Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp .Từ đó để lại trong ta những tình cảm yêu kính và ngưỡng mộ với thế hệ cha anh đi trước.                                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét