Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật - Hai đứa trẻ

Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua bức tranh phố huyện khi chiều xuống, phố huyện lúc đêm về và phố huyện lúc tàu đến và tàu đi trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Bài làm
      Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của ông. Ở đây, nhà văn đã thật thành công khi miêu tả nội tâm nhân vật trong sự tương ứng với thế giới ngoại cảnh với bao buồn vui của bức tranh phố huyện khi chiều xuống, phố huyện lúc đêm về và phố huyện lúc có chuyến tàu đêm đi qua.
   Thật vậy, mở đầu tác phẩm là bức tranh phố huyện khi chiều xuống được hiện lên với cảnh chiều tàn bằng một lọat các  âm thanh của tiếng trống thu không ; tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào; tiếng muỗi,cùng với hình ảnh của phương Tây đỏ rực với những đám mây hồng và dãy tre làng cắt hình đen kịt trên nền trời…Có thể nói,  thiên nhiênbuổi chiều tàn hiện lên thật  đẹp, gợi buồn… như một “ bức họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi và gợi cảm .Một bức tranh quê hương bình dị mà không kém phần thơ mộng, mang cốt cách Việt Nam .
   Trên cái nền của bức tranh chiều tàn ấy, là tâm trạng của Liên  , một cô bé mới lớn được nhà văn cảm nhận rất tinh tế. Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Không những vậy, Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”. Và đặc biệt em còn  thấy “động lòng thương” bọn tẻ con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót thương cho mẹ con chị Tí … Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
      Tóm lại, bằng sự quan sát ,miêu tả tỉ mỉ, tinh tế với nhiều biến đổi tinh vi, phong phú…nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa nhuốm vào cảnh vật.
        Thế rồi, theo bước đi của thời gian, phố huyện đã  chuyển dần về đêm. Đó là một bức tranh  có một sự hòa trộn đầy dụng ý giữa ánh sáng và bóng tối : Ánh sáng trộn vào bóng tối hay ngựơc lại bóng tối trộn vào ánh sáng ( không gian phố huyện có nhiều quầng sáng, nhưng cũng có nhiều khoảng tối, đến những hòn áa trên đường vào làng cũng mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối…).  Nhưng ánh sáng thì le lói, chỉ là khe sáng, chấm sáng, hột sáng; bóng đêm thì vừa mênh mông hiu quạnh vừa dày đặc ( tối hết cả con đường ra sông, con đường vào làng, các ngõ càng  thẫm đen hơn nữa, tối đến mức cả tiếng đàn bầu của bác xẩm và tiếng trống ầcm canh của phố huyện tưởng chừng như không vang lên được). Điều này gợi một nỗi buồn đầy cảm thông, một  nhận thức – dù rất mơ hồ- về những kiếp sống chìm khuất, le lói, những thân phận như “bị bỏ quên’ nơi cái ga xép của một phố huyện buồn thiu.
     Và rồi , một trong những thời điểm để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc đó là cảnh  phố huyện lúc đoàn tàu đi qua : Ở đây như có một  sự tương phản nổi bật giữa hình ảnh đoàn tàu - chút thế giới khác mà chuyến tàu đêm mang qua phố huyện  trong chốc lát ( rồi mang đi) và hình ảnh trở về  trạng thái sống lặng lẽ, tối tăm không thay đổi nơi phố huyện. Cũng có một cảm giác xa xôi không biết của nhân vật Liên sau khi đoàn tàu đêm đi qua ở cuối truyện: “những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.,nhưng Liên không nghĩ đươc lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.- Một bên là “sự hoạt động náo nhiệt cuối cùng của đêm” và một bên là “sự im lặng mênh mông” trong đêm tối, trong giấc ngủ( và cả trong sự lãng quên?). Chuyến tàu đêm đi qua sáng rực, vui vẻ và huyên náo, đầy vẻ hấp dẫn nhưng lại chỉ thoáng qua trong giây lát ngắn ngủi rồi trả phố huyện về cuộc sống mênh mang yên lặng và đầy bóng tối. Điều đó làm nỗi buồn như càng thấm thía hơn trong lòng hai đứa trẻ.

    Tóm lại, tương ứng với mỗi cảnh là một sắc thái cảm xúc, tâm trạng. buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo của phố huyện lúc chiều muộn: buồn khắc khoải trong cảnh đợi chờ, mong ước một cái gì tốt đẹp, tươi sáng hơn cuộc sống nghèo khổ thường ngày; buồn thấm thía sâu sa về một cuộc sống quẩn quanh, không thể đổi thay và mọi cái tốt đẹp, tươi sáng chỉ là hi vọng mong manh.  Cũng tương ứng với cảnh vật, con  người trong từng thời khắc khác nhau là những tâm trạng, cảm giác, ý nghĩ khác nhau ( đọan đầu: lòng buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn; đoạn giữa: mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày, lặng theo mơ tưởng; đoạn cuối: thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ). Tất cả thể hiện niềm cảm thông sâu sắc cuả  nhà văn. Tưởng chừng tác giả đã hòa nhập vào tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật để diễn tả những gì mong manh, mơ hồ khó tả nhất của tâm hồn con người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét