Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Phân tích “Đất Nước” để làm rõ tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

Phân tích  đoạn trích “Đất Nước” (Trích Chương V – Trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm) để làm rõ tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân dân”.
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- N.K.Đ là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm tiêu biểu, làm nên tên tuổi của ông.
- Điểm đặc sắc, độc đáo của đoạn thơ “Đất Nước” trong bản trường ca này là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện và làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
II. Thân bài:
1.Khái quát: (Đề 1)
2. Phân tích:
a. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được N.K.Đ thể hiện trước hết bằng một chất liệu phù hợp: chất liệu văn hóa dân gian:
* Cả bài thơ đã được sáng tạo, tái tạo từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hóa lâu đời của người VN. Hàng loạt các câu chuyện kể, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca; hàng loạt các phong tục tập quán, các địa danh xuất hiện trong các câu thơ.
* Những chất liệu dân gian được nhào nặn bằng một cảm xúc mới, bằng ánh sáng của thời đại mới, những câu thơ vừa hiện đại vừa thấm đẫm chất dân gian truyền thống:
- Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca đã hóa thân thành các câu thơ của N.K.Đ:
+ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
+ “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
+ “ĐN là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
-> Chúng ta thấy ngay trong diện mạo của các câu thơ là câu thành ngữ: “Một nắng hai sương”, câu ca dao: “Tay nâng đĩa muối chén gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” và bài ca dao nổi tiếng: “Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất – Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai…”
- Có những câu thơ rất giản dị nhưng được nhào nặn, tái tạo từ nhiều nguồn chất liệu khác nhau: “ĐN bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
+ Câu thơ gợi lên một tập tục đã ăn sâu vào truyền thống của dân tộc (tục ăn trầu), gợi lên câu thành ngữ quen thuộc “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, gợi không gian tình nghĩa của “Sự tích trầu cau”…
+ Hình ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” còn là một biểu tượng thiêng liêng: Mỗi miếng trầu đều gánh trong nó một phần ĐN; mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay đều đã có 4000 năm tuổi. Quá khứ luôn có mặt với hiện tại, lịch sử vẫn hiện diện với hôm nay
-> ĐN được chắt chiu, gìn giữ trong cả những sự vật nhỏ bé, bình dị.
=> Văn hóa dân gian đã khơi dòng cảm hứng, chảy từ hình tượng đến từng câu chữ của đoạn trích “Đất Nước”.
b. Đất nước được cảm nhận theo chiều rộng của không gian, chiều dài thời gian và chiều sâu của lịch sử:
* Đất nước được cảm nhận theo chiều rộng của không gian :
- Đất và Nước là 2 yếu tố chỉ vật chất, 2 yếu tố khởi nguyên của thế giới, tạo thành 1 khái niệm chỉ giang sơn tổ quốc. ĐN là không gian gần gũi, gắn bó giữa anh và em, là không gian của tình yêu đôi lứa, tình yêu ĐN và tình yêu đôi lứa đã hài hòa làm một:
“ Đất là nơi anh đến trường
   Nước là nơi em tắm
   ĐN là nơi ta hò hẹn
   ĐN là nơi em  đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
- Tư duy của N.K.Đ mở rộng để bao quát sự sinh thành, trưởng thành, mở mang bờ cõi:
“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
  Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
  Thôøi gian ñaèng ñaüng
  Không gian mênh mông
  Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
  Đất là nơi Chim về
  Nước là nơi Rồng ở
  Lạc Long Quân và Âu Cơ
  Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
-> Truyền thuyết Tiên – Rồng, Lạc Long Quân – Âu Cơ là truyền thuyết về cội nguồn của người Việt. Nhắc đến truyền thuyết này, nhà thơ vừa thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc, vừa gợi được hồn sông núi một cách thiêng liêng và trang trọng.
- Song song với quá trình hình thành địa bàn cư trú của người Việt suốt mấy ngàn năm là sự sinh sôi của các địa danh. Mỗi địa danh không phải là những dòng tên vô nghĩa. Đằng sau mỗi tên đất, tên rừng, tên núi, tên sông là mỗi cuộc đời; mỗi cuộc đời là một huyền thoại… Điều đó có nghĩa chính nhân dân đã gây dựng, mở mang, gìn giữ nên đất nước này:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
                                     Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
                                     Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
 Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
* ĐN được cảm nhân theo chiều dài lịch sử và bề dày văn hóa:
- Điểm về lịch sử, N.K.Đ không nhắc đến các triều đại nổi tiếng, những anh hùng đã lưu danh. Nhà thơ thấy lịch sử 4000 năm của dân tộc là một cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của hàng ngàn thế hệ. Họ là những người vô danh, là Nhân dân đã hóa thân mình cho “dáng hình xứ sở”:
“Có biết bao người con gái, con trai
 Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
 Họ đã sống và chết
 Giản dị và bình tâm
 Không ai nhớ mặt đặt tên
 Nhưng họ đã làm ra ĐN”
- Nhân dân _ những con người “không ai nhớ mặt đặt tên” đã gìn giữ hồn Việt qua những việc cụ thể:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
 Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
 Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
 Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
 Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
 Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
 Có nội thù thì vùng lên đánh bại
 Để ĐN này là ĐN của Nhân dân
 ĐN của Nhân dân, ĐN của ca dao thần thoại”
- Sự sống của cộng đồng theo thời gian được kết tinh thành bản sắc văn hóa riêng. N.K.Đ nghiền ngẫm và khám phá bề dày văn hóa của dân tộc hết sức bất ngờ và cảm động:
+ Hình ảnh người phụ nữ VN tần tảo, đảm đang với tóc “bới sau đầu”
+ Nhà thơ không nhắc đến những công trình văn hóa hay những tác phẩm văn học nổi tiếng mà phát hiện ra trong những sự vật bình thường nhỏ bé chứa đựng văn hóa ngàn đời của đất nước: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo một nắng hai sương…
=> Bằng tấm lòng trân trọng tất ca những gì mà tổ tiên đã chắt chiu, gìn giữ, N.K.Đ đã sáng tạo những câu thơ làm rung động tâm hồn của người Việt. Đó là sản phẩm của một tư duy sắc sảo, nhưng trước hết là sản phẩm của một trái tim yêu nước thiết tha.
c. Nghệ thuật:
- Đây là đoạn thơ trữ tình – chính luận; kết hợp thành công xúc cảm và suy nghĩ, trữ tình – chính luận.
- N.K.Đ đã sử dụng rộng rãi và sáng tạo các chất liệu của văn hóa dân gian _ điều đó đã tạo ra cho đoạn thơ 1 không gian nghệ thuật đặc sắc: gợi mở 1 thế giới nghệ thuật quen thuộc, gần gũi mà bay bổng của văn hóa dân gian, kết tinh tâm hồn và trí tuệ của nhân dân.
- Hai chữ ĐN và Nhân dân được viết hoa trang trọng và diệp lại nhiều lần vang vọng khắp đoạn trích như một khúc nhạc thiêng về sự sinh thành và trường tồn của ĐN.
III. Kết bài:
- Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhà thơ đã bình dị hóa đất nước một cách bất ngờ, cảm động.

- Bên cạnh những khái niệm trừu tượng, kì vĩ về đất nước mà ta đã bắt gặp trong “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt?), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), người đọc ngỡ ngàng, cảm động nhận ra một đất nước thân thương, máu thịt trong thơ N.K.Đ – “ĐN của Nhân dân, ĐN của ca dao thần thoại”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét