Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Cảm nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” (Thanh Thảo)

Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” (Thanh Thảo)
DÀN BÀI

I. Mở bài:
- Thanh Thảo là nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Ông được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến.
- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại
-  Với niềm ngưỡng mộ và xót thương, Thanh Thảo đã khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
 - Lor-ca tên đầy đ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca (1898-1936) là một trong nhng tài năng sáng chói ca văn hc hin đi Tây Ban Nha. Được coi là thn đng vi năng khiếu thiên bm trên nhiu lĩnh vc ca ngh thut: Thơ ca, hi ho, âm nhc, sân khu...
- Lor - ca cổ vũ nhân dân đu tranh, đòi quyền sng và là người khi xướng nhng cách tân ngh thut
- Hoảng s trước nh hưởng xã hi to ln ca Lor-ca, năm 1936 bn phát xít đã bt giam và bn chết ông.
- Cái chết ca Lor - ca đã làm dấy lên mt làn sóng phn n trên thế gii. Tên tui Lor-ca t đó tr thành mt biu tượng, là ngn c tp hp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế gii chiến đu chng ch nghĩa phát xít, bo v văn hóa dân tc và văn minh nhân loi.
- Nói đến đt nước TBN là nói đến cây đàn ghi ta, cây đàn tr thành biu tượng âm nhc và tinh thn ca đt nước này. Cm hng t cây đàn ghi ta đã tác đng đến nhng câu thơ ca Thanh Tho. Nhng câu thơ t do như nhng giai điu ghi ta thánh thót trong nhng đêm thanh vng. Câu thơ quen thuc ca Lor – ca  được Thanh Tho ly làm lời đ t như chính ước vng và tâm hn Lor – ca: nếu có phi chết thì s chết trong tiếng đàn dân tc, trong nỗi nim dân tc và nim vui được làm mt người TBN
2. Phân tích:
a. Khổ 1 + 2 + 3: Hai bức trang tương phản của đất nước TBN:
- Bài thơ mở ra với những tiếng đàn ghi ta:
“Những tiếng đàn bọt nước

 Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
+ Một liên tưởng để so sánh lạ và rất gợi: tiếng ghi ta bồng bềnh như bọt nước, mong manh như bọt nước lan tỏa trong không gian.
+ Nói đến TBN thì ngoài hình ảnh cây đàn ghi ta, còn có hình ảnh của người dũng sĩ đấu bò tót với áo choàng màu đỏ gắt. Như vậy, chỉ cần có hai thứ: một cây đàn ghi ta với những giai điệu mênh mông, một chiếc áo choàng đỏ trên lưng ngựa, thế là thành một người TBN _ con người của một đất nước vừa rất nghệ sĩ, vừa rất quả cảm.
- Câu thơ không có từ ngữ mà chỉ có âm thanh:
“li – la – li – la – li – la”
+ Câu thơ như chỉ để ghi lại tiếng đàn.
+ Không cần từ ngữ bởi tự thân những tiếng ấy đã mô phỏng đúng một dáng điệu, một phong thái, một tâm hồn: li – la – li – la – li – la… -> vô tư, tự do, phóng khoáng…
- Hình ảnh Lor – ca:
“ đi lang thang về miền đơn độc
  với vầng trăng chuyếnh choáng
  trên yên ngựa mỏi mòn”
+ Buồn và cô đơn
+ Người và cảnh tương đồng: con người thì lang thang, không gian thì đơn độc, vầng trăng thì chuyếnh choáng, yên ngựa thì mỏi mòn.
- Những dòng thơ tiếp theo như vỡ òa:
“Tây Ban Nha
  hát nghêu ngao
  bỗng kinh hoàng
  áo choàng bê bết đỏ”
+ Từ TBN “hát nghêu ngao” đến TBN “bỗng kinh hoàng” là một sự đổ vỡ ghê gớm.
+ Từ hình ảnh áo choàng đỏ gắt của người đấu sĩ đến “áo choàng bê bết đỏ” là một đổi thay bàng hoàng. Đất nước TBN của nhân dân TBN, của những dũng sĩ và nghệ sĩ đã bị thay thế bởi đất nước TBN phát xít của tên độc tài Phrăng – cô.
- Đất nước chìm trong bi thảm:
“Lor – ca bị điệu về bãi bắn
  Chàng đi như người mộng du”
+ Chàng trai đơn độc đối mặt với cái chết.
+ “như người mộng du” -> Lor – ca không hiểu, không tin những gì đang diễn ra trên đất nước mình và cũng không quan tâm đến bãi bắn đang chờ chàng phía trước.
- Cùng với cái chết của Lor – ca, mọi thứ đẹp đẽ của TBN cũng sụp đổ:
“Tiếng ghi ta nâu
  bầu trời cô gái ấy
  tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
  tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
  tiếng ghi ta ròng ròng
  máu chảy”
+ Từ tiếng đàn nâu của cô gái da nâu, tiếng đàn ghi ta lá xanh của cuộc sống TBN, đến tiếng ghi ta tròn bọt nước… tất cả nay chỉ còn một tiếng ghi ta duy nhất “tiếng ghi ta ròng ròng…máu chảy”, tiếng ghi ta từ cái chết của Lor – ca, tiếng ghi ta của TBN đau thương.
+ Câu thơ của Thanh Thảo gãy ra làm hai, tiếng đàn vỡ ra làm hai, cuộc sống cũng như bị chém đứt làm hai mảnh _ như tiếng ghi ta – ròng ròng – máu chảy…
b. Tiếng đàn bất diệt của Lor – ca:
- Khổ thơ thứ tư như một lời khẳng định dứt khoát một chân lí trường cửu:
“không ai chôn cất tiếng đàn
  tiếng đàn như cỏ mọc hoang
  giọt nước mắt vầng trăng
  long lanh trong đáy giếng”
+ Nhịp điệu chậm rãi, đều đặn, chắc chắn
+ Chân lí tự nhiên: người ta có thể chôn một con người, nhưng “không ai chôn cất tiếng đàn”, tiếng đàn và tâm hồn Lor – ca sống mãi.
+ Những điều so sánh với tiếng đàn cũng chính là chân lí tự nhiên của sự sống: cỏ hoang cứ mọc mãi, xanh mãi không ngừng, vầng trăng soi vào đáy giếng long lanh như giọt nước mắt…
- Khẳng định tiếng đàn Lor – ca bất diệt, Thanh Thảo như nhìn thấy Lor – ca:
“đường chỉ tay đã đứt
  dòng sông rộng vô cùng
  Lor – ca bơi sang ngang
  trên chiếc ghi ta màu bạc”
+ Hình ảnh tưởng tượng mới lạ.
+ Hình ảnh thể hiện niềm tin vào sự bất tử của Lor – ca. Lor – ca vẫn sống mãi trong tâm trí người đời, sống cho đến tận hôm nay, như một con người đã đi vào huyền thoại.
 - Lor – ca đã vượt lên trên sức mạnh của cái chết để trường tồn:
“chàng ném lá bùa cô gái Di – gan
  vào xoáy nước
  chàng ném trái tim mình
  vào lặng yên bất chợt”
+ Lá bùa của cô gái Di – gan làm nghề bói toán tặng cho chàng để chàng tránh mọi hiểm nguy, thoát khỏi cái chết -> Ném lá bùa vào xoáy nước: Lor – ca đã vượt lên nỗi sợ hãi cái chết thường tình…
+ Ném trái tim mình vào lặng im -> Lor – ca đã đi vào cõi tình yêu vĩnh hằng.
+ Hình ảnh cuối cùng của Lor – ca vừa như một nghệ sĩ, vừa như một thánh nhân.
- Bài thơ kết thúc bằng âm điệu ghi ta: “li – la – li – la – li – la” -> Mãi mãi tiếng đàn ghi ta vẫn còn, cái tốt đẹp của cuộc đời có thể khuất lấp chứ không mất đi, Lor – ca bất tử.
III. Kết bài:
- Là một nhà thơ xuất thân là một người lính từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Thanh Thảo đã yêu mến, kính phục Lor – ca trong cả hai tư cách: nhà thơ và người chiến sĩ.

- Âm điệu bài thơ như những tiếng đàn, vừa bay bổng vừa đau thương, chuyển tải được tiếng đồng vọng của những tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét