Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

câu hỏi giáo khoa-HK1

KIẾN THỨC CƠ BẢN HK1 – NGỮ VĂN 12

BÀI NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SANG TRONG VĂN NGHỆ CUA DÂN TỘC

Câu 1: Trình bày vài nét về tiểu sử sự nghiệp của  tác giả Phạm Văn Đồng?
- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất năm 2001. Quê Quảng Ngãi
- Quá trình tham gia cách mạng:
+ Tham gia cách mạng từ năm 1925
+ Năm 1929 bị bắt đày ra Côn Đảo
+ Năm 1936 ra tù tiếp tục hoạt động
+ Tham gia chính phủ lâm thời năm 1945
- Sau đó giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ; Tiếng Việt một công cụ cực kì lợi hại trong công cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá (1979)…
* Kết luận: Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) không chỉ là một cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX.

Câu 2: Hoàn cảnh, mục đích sáng tác văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của Phạm Văn Đồng?
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963 
- Mục đích:
+ Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiển sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá và tư tưởng- NĐC
+ Khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên.
+ Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời
+ Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, thương nòi của dân tộc.

Câu 3: Nhận xét về bố cục, nội dung từng phần trong văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”của Phạm Văn Đồng?
- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
- Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.:
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu-một chiến sĩ yêu nước, tron đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ sử dụng văn chương làm điều phi nghĩa. + Thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu tranh chống ngoại xâm bằng hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương trung đại: hình tượng người nông dân.
+ Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng  rãi trong dân gian”.
- Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.

Câu 4: Nghệ thuật, Ý nghĩa văn bản văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”của Phạm Văn Đồng?
- Nghệ thuật:
            - Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm..
            - Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.
            - Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
            - Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa,…
-  Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.

BÀI TÂY TIẾN
Caâu 1:  Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập 1947, chiến đấu trên địa bàn rừng núi rộng lớn và hiểm trở (miền tây Bắc Bộ VN và vùng thượng Lào).
- Sinh hoạt của các chiến sĩ vô cùng thiếu thốn gian khổ, đặc biệt bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.Tuy vậy, họ vẫn lạc quan và chiến đấu dũng cảm.
-  Phần đông chiến sĩ của Tây Tiến  là học sinh, thanh niên Hà nội. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó.
- Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, vì nhớ đơn vị cũ, một ngày ở làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ) nhà thơ viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến”. Bài thơ trích trong tập thơ “Mây đầu ô”.

Caâu 2: Nghệ thuật, Ý nghĩa văn bản của bài “Taây Tieán”?
- Nghệ thuật:
            + Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
            + Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…
            + Kết hợp chất hợp và chất họa.
- Ý nghĩa văn bản : Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.

BÀI ĐẤT NƯỚC
Câu 1.  Hoaøn caûnh saùng taùc “Mặt đường khát vọng” và vị trí đoạn trích “Ñaát nöôùc” của Nguyeãn Khoa Ñieàm?
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được NKĐ viết 1971 ở chiến khu Trị - Thiên, nói về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam về đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.
- Đoạn trích Đất nước là phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng : “Đất nước của nhân dân”.

Câu 2. Chaát lieäu daân gian trong  “Ñaát nöôùc” của Nguyeãn Khoa Ñieàm?
- Chất liệu dân gian:
+ Văn hoá: tục ăn trầu, là cách búi tóc sau gáy của người phụ nữ VN, là cách đặt tên con cái từ những vật dụng hàng ngày,…
+ Văn học DG: cổ tích Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng, Laïc Long Quaân vaø Aâu Cô, thành ngữ (một nắng hai sương), ca dao daân ca moïi mieàn ñaát nöôùc (Caâu “Cha meï thöông nhau baèng göøng cay muoái maën” laáy töø caâu ca dao “Tay böng cheùn muoái ñóa göøng – Göøng cay muoái maën xin ñöøng queân nhau”)…..
- NKĐ sử dụng tài tình và hiệu quả chất liệu văn học, văn hóa dân gian khi không trích dẫn nguyên văn mà chỉ dẫn ra, gợi ra một vài từ ngữ và hình ảnh tiêu biểu vừa  thể hiện một đất nước dung dị, gần gũi đời thường vừa gợi dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày và chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc. 

Câu 3: tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua những phương diện nào?
Ba chiều cảm nhận về đất nước.
            + Từ không gian địa lí;
            + Từ thời gian lịch sử;
            + Từ bản sắc văn hóa.
Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước
.
Câu 4: Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
- Nghệ thuật:
            +Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
            + Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
            + Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
- Ý nghĩa văn bản: Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng  yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.

BÀI SÓNG
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác, đề tài và chủ đề bài thơ Sóng?
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết tại Biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967.
- Đề tài và chủ đề:
        + Đề tài: tình yêu.        
+ Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.

Câu 2: Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
a) Nội dung:
- Phần 1: Sóng  và em – những nét tương đồng:
            + Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí.
            + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
            + Đầy bí ẩn..
            + Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt.
 - Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc.
            + Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.
b) Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp theo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
- Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
c) Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

BÀI ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA

 Câu 1:  Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo, tác phẩm Đàn ghi-ta của Lor-ca ?
a) Tác giả:
 - Thanh Thảo tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh 1946.Quên Quảng Ngãi.
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, dất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
b) Tác phẩm:
- Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập thơ Khối vuông ru-bich (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.
-  Lor-ca (1898-1936): Nhà thơ thiên tài của TBN, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.

Câu 2:  Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đàn ghi-ta của Lor-ca ?
a) Nội dung:
- Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn…Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm.
- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn-linh hồn của người nghệ sĩ-vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau…Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này.
b) Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
 c) Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

BÀI NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Câu 1.  Hoaøn caûnh saùng taùc “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” – Nguyeãn Tuaân?
- Tuøy buùt “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” trích trong tuøy buùt “Soâng Ñaø” (XB 1960)
- Ñaây laø keát quaû nhöõng chuyeán ñi thöùc teá Taây Baéc, vöøa thoûa maõn thuù phieâu laõng vöøa ñeå tìm kieám veû ñeïp thieân nhieân vaø chaát vaøng möôøi- “thöù vaøng ñaõ ñöôïc thöû löûa” ôû taâm hoàn nhöõng con ngöôøi lao ñoäng vaø chieán ñaáu vuøng Taây Baéc.

Câu 2. Hình ảnh sông Đà trong trùy bút “Người lái đò sông Đà” được miêu tả như thế nào? (Chú ý học trong tập)
            Sông Đà có hai tính cách trái ngược:
- Hung bạo, dữ dằn:
+ Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu;
+ cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè;
+ những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào;
+ những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò;…
- Trữ tình và thơ mộng:
+ Dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều; 
+ nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đạp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú, tràn trề nhựa sống;…
Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, NT đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

Câu 3. Hình ảnh người lái đò?(Chú ý học trong tập)
- Là vị chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc(sóng, nước, đá, gió…). Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy bờm sóng vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trung vi vây bủa….) thuần phục dòng sông. Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.
- Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: Sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.
=> Hình ảnh ông lái đò cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới: nhưng con người đáng trân trọng, ngợi ca, khong thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời  mà là những người lao động bình thường-chất vàng mười của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn mốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

Câu 4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
a) Nghệ thuật:
            - Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
            - Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
            - Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…
 b) Ý nghĩa văn bản: Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết the của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.


BÀI AI DÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Câu 1.  Tác giả Hoaøng Phuû Ngoïc Töôøng?
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh 1937 tại Huế, quê tỉnh Quảng Trị, từng tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Sài Gòn và đại học Huế.
- HPNT là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực;
- Chuyên về bút ký, là một trong mấy nhà văn viết ký hay nhất của văn học ta hiện nay (Nguyên Ngọc);
- Sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Tp: Ai ñaõ ñaët teân cho doøng soâng?, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,...

Câu 2. Thủy trình của Hương giang ?
- Ở nơi khởi nguồn:  Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già,cô gái di-gan phóng khoáng và man dại,  người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
- Đến ngoại vi TP Huế: Sông Hương như  người  gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến dánh thức. Thủy trình của SH khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
- Đến giữa TP Huế: SH như tìm được chính mình vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…
- Trước khi từ biệt Huế: SH giống như người tình dịu dàng và chung thủy. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa…

Câu 3. Dòng sông của lịch sử và thi ca
+ Trong lịch sử, SH mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
+ Trong đời thường, SH mang vẻ đẹp giản dị của  một người con gái dịu dàng của đất nước.
+ Sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
  
Câu 4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
a) Nghệ thuật:
            - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa;
            - Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
            - Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.
b) Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

Câu 5. Cách đặt tiêu đề và kết thúc văn bản bằng câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường có ý nghĩa gì?
- Thu hút sự chú ý đối với người đọc, muốn tìm hiểu khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương.
- Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên và quê hương xứ Huế.
- Giúp người đọc hiểu về nét đẹp của dòng sông: Sông Hương nghĩa là sông thơm
- Sự trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã khai phá miền đất này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét