Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

“Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong Tây Tiến của Quang Dũng”

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bậc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”.Hãy chứng minh nhận định trên.

          Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lĩnh vực nhưng ông đạt được sự thành công nhất ở thơ ca. Thơ ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, nghệ thuật diễn tả hồn nhiên, bình dị, chân thật.Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng.Nỗi bật trong bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
      Trước hết, là cảm hứng lãng mạn của bài thơ thể hịên ở cái tôi tràn đầy tình cảm, xúc cảm. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, thủ pháp cường điệu và phóng đại, đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và tuyệt mĩ.Thiên nhiên miền tây Bắc bộ vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người miền Tây  tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng.Chất lãng mạn được thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sãn sàng xả thân hi sinh tất cả cho lý tưởng dân tộc.
     Bức chân dung người lính Tây Tiến được dệt nên bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tay Bắc với tư thế đẹp, hùng dũng, với nỗi nhớ chơi vơi, heo hút cồn mây súng ngửi trời.Không những vậy,bút pháp lãng mạn còn thể hịên qua âm thanh ghê rợn của thác gầm thét, cop trêu người nhàăm tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng dữ dội, rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp : 
                             “Nhớ ôi Tây Tiến…thơm nếp xôi”.
      Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan : bừng lên hội đuốc hoa với cái nhìn ngơ ngác lẫn cái e ấp tình tứ. Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế( người đi châu mộc…hoa đong đưa). Cảnh như được phủ lên màn sương huyền thọai, da diết hồn của ngàn lau…giống như một bức họa cổ.Hùng vĩ với thơ mộng là cái nhìn riêng của chất thơ lãng mạn Quang Dũng.
        Cùng với cảm hứng lãng mạn là tinh thần bi tráng của bài thơ. Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu,âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng .Người chiến sĩ Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất dù  mất mát, đau buồn .Trên cái nền thiên nhiên tráng lệ, người lính xuất hiện với tâm vóc bi tráng khác thường : không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng qua biên giới…  Các câu tiếp theo nói về sự hi sinh phi thường (rải rác...về đất).
     Hai khổ thơ tạo hình dữ dội, nói lên cái gian khổ tột cùng lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng.Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hòanh tráng. Từ Hán việt  được sử dụng, tạo âm hưởng bi hùng. Câu thơ “Sộng Mã gầm lên khúc độc hành” giống khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ thật dữ dội, bi tráng giữa không gian bát ngát. Tinh thần bi trang do đâu mà có? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân…Đó là cái bi, là hiện thực khốc liêt của cụôc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Đó là nhờ cái “tráng” rất khỏe của thi sĩ đã át đựơc, thắng được cái bi. “Cái tráng” này là của Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng, “môt ra đi là không trở về” như hình mẫu những anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp, lại được luồng gió yêu nước thời đại anh hùng rực lửa lúc bấy giờ thổi vào, nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là ‘bài thơ này đã đựơc khí phách của một thời đại ùa vào, chắp cánh” để cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của bài thơ.
     Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên chất sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, tráng lệ đựơc tác giả hướng hồn thơ ngưỡng vọng vào cả một thế hệ anh hùng - những người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
      Tóm lại, Tây Tiến là bài thơ hay về người lính. Bài thơ góp tiếng nói độc đáo cùng những bài thơ kháng chiến viết về người lính cuả Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi….làm thành mảng đặc sắc trong thơ ca thờ kì kháng chiến chống Pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét