Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Phân tích: ‘Tây Tiến đòan binh không mọc tóc(đoạn 3)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
‘Tây Tiến đòan binh không mọc tóc
………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

       Tây Tiến là bài thơ độc đáo của ngườI nghệ sĩ tài hoa Quang Dũng được sáng tác năm 1948, sau khi chuyển đến công tác ở đơn vị khác. Bài thơ đựơc viết theo thể hành rắn rỏi, chi có 34 câu nhưng câu nào cũng hay, chẳng có chữ nào thừa. Bài thơ là sự hồi tưởng những kỉ niệm trong kháng chiến của những người lính trẻ hầu hết xuất thân từ Hà Nội, tái hiện khung cảnh núi rừng hoang dã đến những tình cảm thắm thiết của hậu phương lúc dừng quân. Đặc biệt khổ thơ thứ ba trong bài thơ  đă khắc họa sinh động hình ảnh người lính Tây Tiến:
                                       Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                                                             ………….
                                         Sông mã gầm lên khúc độc hành.
       Thật vậy, mở đầu đọan thơ là hình ảnh người lính Tây Tiến hiện ra với dáng vẻ khác thường :
                                          Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                                           Quân xanh màu lá dữ oai hùm
       Đó là người lính “không mọc tóc” và” xanh màu lá”.Chỉ hai chi tiết thôi nhưng tác giả đã tái hiện hình ảnh người lính với hiện thực khốc liêt của bệnh tật. Rừng sâu, nước độc đã tàn phá ngoại hình những chàng trai trẻ đất Hà Thành. Bệnh sốt rét rừng đã khiến cho tóc rụng trọc, da xanh. Nhưng với sức sống của tuổi thanh niên, ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã nắm bắt hiện thực cuôc chiến, tô đậm và phóng đại, hiện lên dáng vẻ người lính đẹp lạ thường. Cũng là bệnh sốt rét rừng ấy nhưng với ngòi bút hiện thực, người lính cùng thời của Chính Hữu có vẻ tiều tụy quá “ anh vớI tôi biết từng cơn ớn lanh, sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” .Còn người lính Tây Tiến thì phủ nhận hiện thực đó. Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da “xanh màu lá” không phải vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núi rừng đó thôi ! Người lính không hề ở trong tư thế  bị động mà trái lại chủ động hiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm”.
   Bên trong ngoại hình ấy là tâm hồn rất mộng mơ:
                               Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                               Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
   Ôm giấc mộng giết giặc cứu nưóc, những chàng trai ấy bỏ lại sau lưng quê hương với biết bao kỉ niệm êm đềm, có người ngoảnh mặc ngăn dòng nứơc mắt, bỏ mặc gia đình với những bóng dáng yêu thương.Họ dấn thân ra biên ải với giấc mộng giết giặc bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc, khát vọng lập chiến công: “ Gửi mộng qua biên giới” với ánh mắt hờn căm, nảy lửa nhìn xuyên không gian như muốn thiêu đốt quân thù: “mắt trừng”. Nhưng đôi mắt ấy chợt dịu lại khi mơ về người con gái thanh lịch Hà thành đã một lần đi qua trong nỗi nhớ của anh :
                                       “ Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm”.
   Cách nhớ không giống Hồng Nguyên  với“ Những người vợ trẻ, mòn chân bên gối gạo canh khuya”( Nhớ). Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến không cụ thể “dáng kiều thơm”.Đó không hẳn là người vợ, người yêu, cũng không hẳn là cô láng giềng ; có thể chỉ là một bóng hồng bất chợt đi qua trong những ngày còn ở  Hà Nội mà thôi.
       Nỗi nhớ của Quang Dũng rất đáng trân trọng vì trong những người lính trẻ thời ấy, mộng và mơ như hòa quyện trong nhau, trong tình yêu đất nước “gửi mộng qua biên giới”có tình cảm riêng tư của mỗi cá  nhân “mơ hà nội dáng kiều thơm”. Câu thơ gợi nhớ đến người lính đánh Pháp năm nào của Nguyễn Đình Thi cũng có cùng cảm xúc “ Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”( Đất nước). Chính tình cảm riêng tư ấy đã chắp cánh cho tình yêu nước của anh. Chính sự hài hòa của mộng và  mơ đã tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ lập nên chiến công hiển hách.
      Hai câu thơ tiếp theo, Quang Dũng đã bộc lộ được ý chí hào hùng của người lính Tây Tiến:
                                                   Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                                 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
   rải rác là thưa thớt, viễn xứ là nơi xa. Quang Dũng không tránh né hiện thực.Nhà thơ tái hiện một không gian lạnh giá, heo hút với hình ảnh trọng tâm òa những nấm mồ hoang của những người con xa xứ ngoài biên ải.
Những hình ảnh nghiệt ngã như thử thách những chàng trai đang phải đối mặt hằng ngày; cái chết không nhiều: “rải rác” nhưng trên vạn nẻo đường hành quân, người lính đi đâu cũng thấy vài ba nấm mồ thấp lè tè qua mưa gió, thời gian của những người lính trẻ xa nhà đã vĩnh viễn nằm lại ngoài biên cương. Các anh cũng chỉ là con người, còn quá trẻ, lòng ham sống sao không khỏi chạnh lòng khi không khỏi nghĩ đến một ngày nào đó mình cũng không về, ...mẹ già, chị yếu, em thơ....còn bao nhiêu hệ lụy của cuôc đời ràng buộc. Có lẽ các anh đã không nén đựơc tiếng thở dài ! Nhưng trót làm trai thời loạn làm sao có thể đặt tình nhà lên trên nợ nước? “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Anh rũ bỏ tất cả, chân lại tiếp tục cùng đồng đội ra chiến trường nhắm thẳng đầu thù để tiêu diệt không hề tiếc nuối “đời xanh”
         Có thể nói, cuộc chiến khốc liêt cùng lam sơn chướng khí đã bào mòn sức khỏe của người trai trẻ đồng bằng, cái gì đến cuối cùng cũng đã đến! Anh vĩnh viễn nằm xuống giữa núi rừng heo hút. Cái chết đã đến, có thể do súng đạn cũng có tểh do bệnh tật thiếu thuốc men “ áo bào thay chiếu anh về đất”. “anh về đất” là biện pháp nói giảm, nói tránh để chỉ cái chết của người lính, không có cách hiểu thứ hai.Nhưng “áo bào thay chiếu anh về đất” là vấn đề có ý kiến không đồng nhất, ( lời thuật chuyện của Trần Lê Văn  kể rằng : ngày ấy mỗi lần người lính ra trận thường đựơc đồng bào địa phương tặng cho chiếc chiếu, sống để đắp , chết bó thây. Và thực tế  đã được nhiều người vận dụng cho rằng : khi nằm xuống người lính chiến không có được cái hòm, chí có chiếc chiếu liệm thân anh mà thôi! Nhưng căn cứ trên câu thơ “áo bào thay chiếu’ thì khi chết người lính không có cả chiếc chiếu để chôn thân, chiếc áo mặc lúc sống là chiếc quan tài che kín thân anh ! hãy nghe Quang Dũng nói “ ngay cả khi nằm xuống, người tử sĩ không có cả manh chiếu liệm. Nói áo bào thay chiếu là cách nói của người lính chúng tôi, kiểu nói ước lệ.Câu thơ trên đây để an ủi những đồng chí của mình ngã xuống giữa rừng.” Như thế đã rõ những người lính chúng ta đã dâng hiến đời mình cho dân tộc đẹp đến chừng nào. Khi vĩnh viễn giã từ cụôc sống, không có một tiếng khóc của người thân.Đồng đội cố nén dòng lệ phân li để giữ vững tinh thần, chỉ có dòng sông Mã thay lời nước non đang gầm lên tiễn đưa người con ưu tú của dân tộc về với đất mẹ. Khúc điều văn bi tráng của sông Mã đã nâng hình ảnh người lính lên tầm vóc núi sông, ngang tầm với trời đất.

      Tóm lại, trong số những bài thơ viết về người lính năm 1948 như Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu.....thì Tây Tiến của Quang Dũng nói nhiều đến sự hi sinh.Tác gỉa không ngần ngại nói đến cái chết của người lính ở chiến trường, ở rừng sâu nước độc, ở biên giới Tây Bắc, cái chết vì súng đạn, cái chết vì bệnh tật, thiếu thốn....nhưng đoạn thơ và cả bài thơ vẫn không hề gây cảm giac bi lụy. Chỉ có 8 câu nhưng Quang Dũng đã dựng lên đươc một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến hào hoa, dũng cảm. Nhà thơ đã tái hiện được hiện thực bi hùng trong niềm cảm hứng lãng mạn dạt dào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét